AFF Cup 2020: Giải pháp đặc biệt cho tình huống đặc biệt
Đấy là thông điệp của chủ tịch FIFA Infantino, khi phải hoãn giải vô địch thế giới các CLB vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và vì dồn lịch thi đấu quá dày. Các giải đấu lớn còn vậy, huống hồ là AFF Cup.
Thông điệp trên được người đứng đầu Liên đoàn bóng đá thế giới khi giải thích cho quyết định buộc phải hoãn FIFA Club World Cup 2021, giải đấu theo phiên bản mới được tổ chức lần đầu tiên, với sự tham dự của 24 đội, rất được FIFA kỳ vọng cả về chuyên môn lẫn tài chính.
Nhưng FIFA rốt cuộc vẫn phải hoãn, bất chấp hợp đồng đã ký với nhà tài trợ. Thậm chí, thông báo trên trang chủ của FIFA còn cho biết, giải đấu này chưa biết sẽ lùi đến lúc nào? – Đến cuối năm 2021, hay năm 2022 hoặc 2023?
Mặc dù chịu nhiều thiệt hại, kể cả về kinh tế, mất uy tín với nhà tài trợ, nhưng Liên đoàn bóng đá thế giới không thể làm khác, vì FIFA Club World Cup nếu cố tổ chức, sẽ đụng Euro 2021 và Copa America 2021.
Hai giải đấu nói trên buộc phải dời từ năm 2020 sang năm 2021 vì dịch Covid-19, dẫn đến giải vô địch thế giới các CLB phải hoãn vô thời hạn, vì tránh sự chồng chéo, có thể vắt kiệt sức giới cầu thủ chuyên nghiệp.
Càng thiếu linh động với thời điểm diễn ra AFF Cup 2020, nếu lịch thi đấu vào cuối năm quá dày, thì càng dễ làm khổ giới cầu thủ
Euro và Copa America mà còn lùi thời gian tổ chức, FIFA Club World Cup còn phải hoãn, chờ thời điểm thích hợp mới diễn ra, huống hồ gì là… AFF Cup.
Dĩ nhiên AFF Cup là giải đấu đỉnh cao nhất ở Đông Nam Á, là nơi thu hút khán giả, cũng như cọ xát vừa sức nhất đối với các đội bóng trong khu vực, cần được duy trì.
Video đang HOT
Nhưng đấy là trong hoàn cảnh bình thường, còn hiện tại, dịch Covid-19 đặt làng cầu thế giới vào hoàn cảnh không bình thường, cần có những giải pháp khéo léo, để vừa có thể duy trì đời sống bóng đá, nhưng cũng phải vừa tính đến sức khoẻ của giới cầu thủ nói riêng và giới bóng đá nói chung.
“Tình thế đặc biệt thì cần phải có giải pháp đặc biệt” – như phát biểu của chủ tịch FIFA Gianni Infantino.
AFF Cup 2020 chắc chắn sẽ diễn ra trong bối cảnh không hề giống với chính giải đấu này các năm trước. Bởi, năm nay, lịch thi đấu bóng đá châu Á vào cuối năm khả năng sẽ dày đặc.
Euro 2020 và Copa America 2020 còn bị lùi thời gian tổ chức, FIFA Club World Cup 2021 còn phải hoãn vì trùng lịch thi đấu nhiều giải quốc tế, huống hồ là… AFF Cup
Loạt trận vòng loại World Cup 2022 – khu vực châu Á, theo lịch cũ diễn ra trong tháng 3 và tháng 6, có thể được lùi lại đến sau tháng 10 cho đến cuối năm. 2 cúp bóng đá châu Á gồm AFC Champions League và AFC Cup (nơi có 2 đại diện của bóng đá Việt Nam là CLB TPHCM và Than Quảng Ninh đang thi đấu, đồng đều nhiều hy vọng tiến xa), phải lùi lại.
Chưa kể các giải vô địch quốc nội của nhiều nước cũng buộc phải lùi, khả năng là đến tận cuối năm, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lịch thi đấu của AFF Cup 2020 vì thế rất dễ “đụng” lịch thi đấu của nhiều giải quốc tế lớn như vòng loại World Cup, các cúp châu Á và cả những giải vô địch quốc gia ở châu lục.
Chính vì thế, việc quá cứng nhắc buộc giải vô địch Đông Nam Á diễn ra theo đúng kế hoạch, mà thiếu quan tâm đến chuyển động của bóng đá quốc tế xung quanh, khả năng sẽ dẫn đến sự quá tải cho giới cầu thủ.
Đành rằng AFF Cup, như đã nói là đỉnh cao với các đội Đông Nam Á, là sân chơi vừa tầm nhất cho các đội tuyển trong khu vực cọ xát. Nhưng tiêu chí lớn hơn của AFF Cup (hay của SEA Games nữa) là tạo môi trường để bóng đá Đông Nam Á nâng cao trình độ, tiếp cận với châu lục và thế giới.
Đằng này, giải thế giới sát bên cạnh (vòng loại World Cup hẳn hoi), các cúp châu Á (bình thường kết thúc vào tầm tháng 11 hàng năm, nay chắc chắn bị lùi đến sau mốc thời gian đó) đến hồi cao trào, mà làng cầu khu vực, trong đó có bóng đá Việt Nam chỉ chăm chăm lo AFF Cup 2020 diễn ra đúng thời điểm, để tranh thành tích trong khu vực, thì e rằng đi ngược với xu thế toàn cầu, đi ngược với tiêu chí cao nhất mà từ đó giải đấu ra đời.
Vả lại, bản thân AFF Cup cũng không phải chưa có tiền lệ lùi thời điểm tổ chức, ví dụ như năm 2006 giải đấu trùng với thời gian diễn ra Asian Games tại Qatar, nên các đội bóng Đông Nam Á chuyển sang tranh tài vào đầu năm 2007.
Hoặc giả, chuyện Thái Lan tỏ ý muốn dùng lứa U23 dự AFF Cup 2020, nếu giải không đổi lịch, cũng là một giải pháp, bởi có thể vào cuối năm, các tuyển thủ quốc gia Thái Lan tất bật với vòng loại World Cup và cúp châu Á, không còn thời gian trống để đá AFF Cup.
“Tình thế đặc biệt thì cần có giải pháp đặc biệt” mà!
Kim Điền (Dantri.com.vn)
Sốc: HLV bóng đá đầu tiên tử vong vì virus Corona tại Tây Ban Nha
Theo tin từ Tây Ban Nha, đất nước này vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì dính Covid-19 liên quan tới bóng đá.
Theo báo chí Tây Ban Nha (Marca) đưa tin đất nước này vừa ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên liên quan đến bóng đá. Đó là ca bệnh của Francisco Garcia (21 tuổi), từng là cầu thủ của Atletico Portada Alta, một CLB thuộc Malaga và hiện đang là HLV trẻ của đội bóng này. Theo các bác sĩ điều trị cho biết, Garcia còn mắc thêm cả bệnh máu trắng, kết hợp với việc bị nhiễm virus corona đã cướp đi mạng sống của HLV trẻ tuổi.
CLB Atletico Portada Alta xác nhận về trường hợp của HLV Francisco Garcia trên truyền thông
CLB Atletico Portada Alta cũng xác nhận tin dữ này trên trang chủ. "Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và người thân của HLV Francisco Garcia, người đã bất ngờ ra đi mãi mãi vào hôm 16/3. Đó là điều cực kỳ đáng tiếc".
Chủ tịch của Portada Alta phát biểu trước báo giới: "Francisco là một chàng trai tuyệt vời và hứa hẹn trở thành một HLV giỏi. Chúng tôi đều rất sốc khi nhận tin vào tối qua (giờ địa phương).
Bệnh viện thông báo rằng tình trạng của cậu ấy đã có phần ổn định lúc 7h tối nhưng sau đó chỉ một tiếng, tôi lại được thông báo một tin hoàn toàn khác. Virus Corona kết hợp cùng căn bệnh hiểm nghèo khiến cậu ấy không thể trụ nổi. Tôi không thể tin chuyện này lại xảy ra".
Theo tờ Express của Anh thì Francisco Garcia là trường hợp trẻ nhất tử vong vì mắc virus Corona tại Malaga tính cho tới thời điểm hiện tại. Thành phố thuộc vùng phía nam Tây Ban Nha đang là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này với 180 ca nhiễm bệnh trong đó có 5 trường hợp tử vong.
Tính cho tới 23h00 (giờ Việt Nam) ngày 16/3, Tây Ban Nha đã có tổng cộng 9.428 ca nhiễm bệnh trong đó có tới 335 trường hợp tử vong. Theo Worldometers, tính riêng những trường hợp mới bị phát hiện nhiễm bệnh, Tây Ban Nha chính là nước có số lượng ca nhiễm mới nhiều nhất thế giới (1.440 ca), không kể Italia do chưa cung cấp dữ liệu.
Theo Marca, Ezequiel Garay (Valencia) và Jonathas (Elche) đang là hai cầu thủ chuyên nghiệp thi đấu tại Tây Ban Nha nhiễm virus Corona. Toàn bộ nhân viên của cả hai đội bóng này đều đang bị cách ly để theo dõi.
Ngọc Lâm (Khampha.vn)
Cầu thủ chuyên nghiệp ở Đức dương tính với Covid-19 Hậu vệ đang thi đấu tại giải hạng Hai Đức, Timo Hubers là cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên ở Đức có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Bệnh viêm phổi cấp do virus corona (Covid-19) đang "tấn công" thế giới bóng đá. Không chỉ các trận đấu bị hoãn hay đá trong tình trạng sân không khán giả, đến lượt...