AFC Vietnam Fund: Chứng khoán Việt Nam nằm trong những thị trường “rủi ro cao – phần thưởng lớn”
Các thị trường cận biên châu Á tiếp tục đà tăng kể từ tháng 3/2020 cho tới nay, bất chấp khối ngoại bán ròng. Môi trường lãi suất và định giá tài sản ở mức thấp tiếp tục tạo sức hút tại thị trường cận biên châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong tháng 8, NAV (giá trị tài sản ròng) của quỹ ngoại AFC Vietnam Fund tăng 8,6%. Nhờ vậy, hiệu suất đầu tư kể từ đầu năm tới nay chỉ còn âm 0,8%, mức tích cực nhất so với các quỹ AFC tại Iraq, Uzbekistan và quỹ AFC Asia Frontier Fund.
AFC Vietnam Fund đang tăng trưởng cao hơn chỉ số VN-Index (đường màu xanh)
Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng tỏ sức mạnh bền vững hơn sau khi Chính phủ thành công trong việc kiểm soát đợt lây nhiễm Covid-19 thứ hai trong tháng 7. Dù còn một số địa phương tiến hành các biện pháp giãn cách, số lượng ca lấy nhiễm cộng đồng đã dần về 0.
Sự lạc quan về nền kinh tế chung đã phần nào hỗ trợ chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt 10,4% và 16,1% trong tháng 8, với nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa hồi phục tích cực.
Video đang HOT
AFC nhận định, Việt Nam đang nằm trong những thị trường “rủi ro cao – phần thưởng lớn” hấp dẫn nhất thế giới.
Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều quốc gia trên toàn cầu, khi các động lực tăng trưởng như xuất khẩu hồi phục. Chính phủ Việt Nam xem việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư công như một trong những giải pháp chính thúc đẩy kinh tế phát triển trong thế giới hậu đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, Việt Nam dự định sẽ chi khoảng 27 tỷ USD cho các gói hỗ trợ kinh tế, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc Bắc – Nam, Sân bay Long Thành, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng năm 2019 (màu xanh) và 2020 (màu nâu)
Dòng tiền lỏng dồi dào trên toàn cầu thúc đẩy giới đầu tư tìm tới các thị trường giàu tiềm năng tăng trưởng. Trong khi đó, thị trường Việt Nam vẫn đang được định giá thấp so với nhiều thị trường khác, nhất là khi sở hữu các yếu tố như nội tệ ổn định so với USD, tăng trưởng GDP 2020 dương, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) chảy mạnh vào nhiều lĩnh vực.
PE các thị trường Việt Nam (đường màu xanh dương), Mỹ (đỏ), Trung Quốc (cam), Thái Lan (vàng) và châu Âu (xanh lá)
VFMVSF hút gần 400 tỷ đồng trong tháng 6, dự kiến hút cả ngàn tỷ trong tháng 8
Các quỹ có pháp nhân ngoại liên tục mua vào lượng rất lớn chứng chỉ quỹ VFMVSF trong tháng 6 và tiếp tục đăng ký mua vào 160 triệu chứng chỉ quỹ này trong tháng 8.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn báo cáo bất thường của Quỹ VFMVSF do Công ty Quản lý quỹ VFM quản lý cho biết, sau khi thông báo đăng ký mua vào đầu tháng 6/2020, trong khoảng thời gian từ 16 - 25/6/2020, 2 quỹ có pháp nhân là quỹ ngoại gồm Vietnam DC25 Ltd. và Hanoi Investment Holdings Limited (HIHL) đã mua vào mua lần lượt là 32,5 và 24,5 triệu chứng chỉ quỹ VFMVSF, tương đương gần 410 tỷ đồng tại NAV ngày 2 và ngày 9/6.
Chưa dừng ở đó, quỹ HIHL tiếp tục đăng ký mua vào 160 triệu chứng chỉ quỹ VFMVSF vào ngày 30/7, tương đương gần 1.090 tỷ đồng tại NAV ngày 28/7. Thời gian thực hiện mua dự kiến là từ ngày 4/8 tới ngày 3/9.
Theo báo cáo của VFM, mặc dù huy động được 387 tỷ đồng trong tháng 6, quỹ này vẫn chưa thực hiện giải ngân hết vào cổ phiếu khi mà tỷ trọng tiền gửi ngân hàng vẫn trên 51% tổng tài sản tại ngày 30/6.
Hai quỹ Vietnam DC25 Ltd. và quỹ HIHL đều có pháp nhân là quỹ ngoại. Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, trong bối cảnh thế giới có nhiều điều bất ổn và dịch bệnh trên thế giới chưa được kiểm soát hoàn toàn, việc quỹ VFMVSF thu hút được dòng tiền khá lớn bên ngoài cho thấy sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là một điểm tích cực trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ hai bùng phát ở Đà Nẵng so với việc bán ròng liên tục của khối ngoại trong giai đoạn dịch đợt 1.
Nhiều ý kiến kỳ vọng, với việc chưa giải ngân hết số tiền thu về từ đợt 2 quỹ trên mua chứng chỉ quỹ trong tháng 6 và dự kiến sẽ có thêm cả ngàn tỷ đồng rót thêm vào quỹ này. Theo đăng ký mua vào của quỹ HIHL, thì quỹ VFMVSF có khả năng cao sẽ giải ngân để mua vào trong tháng 8, dù quỹ không bắt buộc phải giải ngân hết số tiền mặt tại quỹ.
Quỹ VFMVSF do VFM quản lý, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo Giấy phép số 91/GCN-UBCK vào ngày 29/12/2017. Quỹ không giới hạn về thời gian hoạt động.
Mục tiêu đầu tư của Quỹ VFMVSF là tìm kiếm sự tăng trưởng về vốn và thu nhập từ cổ tức trong dài hạn. Quỹ sẽ đầu tư chủ yếu vào cổ phần của các công ty hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có nền tảng cơ bản tốt và kỳ vọng tăng trưởng bền vững.
Đã có trên 34.800 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán Trong tháng 8, đã có 296 nhà đầu tư nước ngoài gồm 16 tổ chức và 280 cá nhân được cấp mã số giao dịch chứng khoán, tăng 80 mã số giao dịch so với tháng trước. Lũy kế tính đến 31/8/2020, đã 34.807 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt...