ADB: Thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng lành mạnh
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng lành mạnh trong quý I/2020 và đạt 57,6 tỷ USD vào cuối tháng 3, tăng tới 9,5% so với quý trước.
Đại dịch Covid-19 kìm hãm các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, do áp dụng các biện pháp khống chế dịch bệnh khiến tâm lý đầu tư tại khu vực và toàn cầu xuống thấp.
Trái phiếu chính phủ là lực đẩy chính cho tăng trưởng thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam trong quý I/2020.
Điều này chủ yếu là nhờ tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm trái phiếu chính phủ với mức tăng 10,5% trong quý I/2020 so với quý trước đó, đạt 53,3 tỷ USD và chiếm 92,6% toàn thị trường trái phiếu quốc gia, theo báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố.
Video đang HOT
Trái lại, trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam trong quý I/2020 lại giảm 1,7% so với quý trước đó khi chỉ đạt 4,2 tỷ USD vào cuối tháng 3 do không ghi nhận hoạt động phát hành trái phiếu mới.
Nhìn rộng ra khu vực Đông Á mới nổi, đại dịch Covid-19 tiếp tục kìm hãm các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực này, do áp dụng các biện pháp khống chế dịch bệnh khiến tâm lý đầu tư tại khu vực và toàn cầu xuống thấp. Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Theo ông Yasuyuki Sawada, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, các chính phủ và ngân hàng trung ương trong khu vực Đông Á mới nổi đã tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt để giảm thiểu tác động của Covid-19 thông qua các gói kích thích tài chính và nới lỏng chính sách tiền tệ.
“Nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để củng cố sức mạnh của các nền kinh tế và thị trường tài chính khu vực. Trong khi tâm lý đầu tư chung vẫn còn thấp, có những dấu hiệu phục hồi tại một số nền kinh tế khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng một cách chiến lược”, ông Sawada nói thêm.
Xét trong giai đoạn ngày 28/2 – 29/5, lợi suất trái phiếu chính phủ có xu hướng đi xuống tại hầu hết các thị trường trong khu vực Đông Á mới nổi, trong khi các thị trường vốn cổ phần ở khu vực này đều bị thua lỗ và các đồng nội tệ bị mất giá so với đồng đô la Mỹ.
Chênh lệch tín dụng gia tăng ở hầu hết các thị trường của khu vực do các nhà đầu tư e ngại rủi ro và tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại phần lớn các thị trường chứng khoán bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi cũng sụt giảm.
Rủi ro đối với triển vọng toàn cầu mang tính tiêu cực nhiều hơn, chủ yếu là bất ổn từ đại dịch Covid-19 trong bối cảnh các hoạt động kinh tế ở mức cầm chừng kéo dài và lo ngại làn sóng Covid-19 mới. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, sự biến động tài chính do các dòng vốn bị rút khỏi những thị trường mới nổi cũng là những rủi ro đáng kể.
Tổng giá trị trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 16.300 tỷ USD tính đến cuối tháng 3, tăng 4,2% so với tháng 12/2019 và tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng quý I/2020, lượng trái phiếu phát hành của khu vực Đông Á mới nổi đạt 1.700 tỷ USD, tăng 19,7% so với quý IV/2019.
Đến cuối tháng 3/2020, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã tăng lên bằng 87,8% GDP của khu vực. Trong đó, giá trị trái phiếu chính phủ đang lưu hành tại khu vực tăng lên 9.900 tỷ USD tính đến cuối tháng 3, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.400 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường trái phiếu lớn nhất tại Đông Á mới nổi, chiếm 76,6% tổng lượng trái phiếu tính đến hết quý I/2020.
ĐHCĐ SHS: 5 tháng lãi trước thuế 210 tỷ đồng, hoàn thành 65% kế hoạch năm
SHS đặt kế hoạch tổng doanh thu 2020 đạt 1.120 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,4% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt 320 tỷ đồng, tăng 2,6% cùng kỳ năm trước, cổ tức dự kiến 10% bằng tiền.
Chiều nay, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
Dự báo tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán năm 2020 có thuận lợi nhưng cũng còn nhiều thách thức, SHS đặt mục tiêu phát triển trở thành một trong những công ty môi giới hàng đầu Việt Nam, phấn đầu nằm trong top 3 về thị phần môi giới. SHS sẽ đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm thu nhập cố định, mở rộng kênh phân phối trái phiếu.
SHS đặt kế hoạch tổng doanh thu 2020 đạt 1.120 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,4% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt 320 tỷ đồng, tăng 2,6% cùng kỳ năm trước, cổ tức dự kiến 10% bằng tiền. Năm 2019 công ty thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 12%.
Theo ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS, chưa bao giờ thị trường tập trung nguồn tiền nhàn rỗi vào TTCK Việt Nam nhiều đến vậy, việc kiểm soát dịch bệnh rất tốt đã giúp toàn bộ nền kinh tế vận hành bình thường.
Ông Tiến cho biết 5 tháng đầu năm SHS đạt 570 tỷ đồng doanh thu, tương đương 47% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế 210 tỷ, 65% kế hoạch, có nhiều thuận lợi và sức ép, trong cơ cấu đầu tư của SHS có cổ phiếu SHB đã đem lại lợi nhuận rất lớn cho SHS. Kinh doanh sản phẩm cố định đem lại nhiều kết quả khả quan, mảng tư vấn trái phiếu có doanh thu đóng góp lớn cho quý 2 và quý 3. Hoạt động môi giới thị phần trên sàn HOSE đã đạt trên 3%, tăng trưởng trở lại. 6 tháng cuối năm mảng đầu tư khó mang lại lợi nhuận khi nhận định thị trường sẽ đi vào vùng tích luỹ, tuy nhiên mảng đầu tư đang đi sâu vào mảng trái phiếu. Ông Tiến khẳng định nếu thị trường thuận lợi SHS không chỉ cán đích lợi nhuận mà có thể "có nhiều niềm vui hơn nữa".
DN có vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng mới được IPO UBCKNN vừa tổ chức hội nghị phổ biến Luật CK số 54/2019/QH14 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021. Một trong những quy định của Luật CK mới được giới đầu tư quan tâm là các sửa đổi về điều kiện chào bán CK lần đầu ra công chúng (IPO). Theo đó, nâng điều kiện về vốn điều lệ đã góp...