ADB tài trợ 186 triệu USD xây dựng nhà máy điện Mặt Trời
Nhà máy điện Mặt Trời tại Phú Yên là dự án lớn nhất tại Việt Nam và là một trong những dự án lớn nhất ở Đông Nam Á sẽ giúp giảm phát thải 123.000 tấn khí cacbon dioxin mỗi năm.
Ngày 9/10, Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB) và Công ty Cổ phần TTP Phú Yên đã ký kết khoản vay trị giá 186 triệu USD để xây dựng và vận hành nhà máy điện Mặt Trời có công suất 257 MW tại Hòa Hội, tỉnh Phú Yên. Đây là khoản vay được chứng nhận xanh đầu tiên của Việt Nam.
Công ty cổ phần Phú Yên thuộc sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn B.Grimm Power và Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN).
Khoản tài trợ này bao gồm khoản vay trị giá 27,9 triệu USD từ nguồn vốn của ADB; một khoản vay hợp vốn (khoản vay loại B) trị giá 148 triệu từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại với ADB là bên cho vay chính thức và một khoản vay trị giá 9,3 triệu USD từ nguồn vốn của Quỹ cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân Leading Asia (LEAP).
Khoản vay loại B này là khoản vay đầu tiên ở châu Á và Thái Bình Dương được chứng nhận xanh bởi tổ chức Sáng kiến Trái phiếu khí hậu và là một trong những khoản vay loại B lớn nhất từng được huy động ở Việt Nam.
Các ngân hàng thương mại tham gia bao gồm Ngân hàng Bangkok, Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng Kiatnakin, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Standard Chartered. Các khoản vay xanh được sử dụng để tài trợ cho những dự án mới hoặc đang được thực hiện giúp mang lại lợi ích cho môi trường hoặc khí hậu.
Ông Jackie B. Surtani, Trưởng ban tài chính cơ sở hạ tầng khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương thuộc Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB nhận định: “ADB cam kết hỗ trợ B. Grim, một trong những khách hàng quan trọng nhất của chúng tôi trong khu vực, trong việc mở rộng hoạt động lâu dài sang Việt Nam cũng như các hoạt động quan trọng của B. Grim trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Dự án này sẽ hỗ trợ sự gia tăng nhanh chóng công suất điện Mặt Trời ở Việt Nam, thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng cacbon thấp của đất nước và chúng tôi hy vọng rằng dự án này sẽ tạo đà cho nguồn tài trợ lớn hơn nữa từ các ngân hàng thương mại cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.”
Video đang HOT
Đây là dự án nhà máy điện Mặt Trời đang vận hành lớn nhất tại Việt Nam, là một trong những dự án lớn nhất ở Đông Nam Á và sẽ giúp giảm phát thải 123.000 tấn khí cacbon dioxin mỗi năm. Nhà máy điện này đáp ứng trực tiếp nhu cầu điện năng của các thành phố Quảng Ngãi và Nha Trang cùng các khu vực lân cận, tại nơi đang nổi lên như là một trong những trung tâm du lịch then chốt của Việt Nam.
Bà Preeyanart Soontornwat, Chủ tịch B.Grimm Power chia sẻ: “Giao dịch này sẽ hỗ trợ việc phát triển năng lượng xanh và bền vững ở Việt Nam và giúp thúc đẩy thị trường vốn vay xanh ở Đông Nam Á. Dự án này là minh chứng tiếp theo cho việc áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất của B.Grimm và giao dịch xanh mang tính biểu tượng này là bằng chứng cho thấy sự chú trọng của chúng tôi tới kinh doanh bền vững.”
Ông Đặng Trung Kiên, Chủ tịch Tập đoàn Trường Thành Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Trường Thành Việt Nam rất tự hào được là đối tác trong nước của dự án phát triển, xây dựng và vận hành nhà máy điện Mặt Trời tại xã Hòa Hội, tỉnh Phú Yên. Trường Thành Việt Nam đã hợp tác tốt đẹp với B.Grimm ngay từ ngày đầu tiên nhằm đạt được chứng chỉ vận hành thương mại cho nhà máy trong một khoảng thời gian ngắn, để tham gia góp phần vào các mục tiêu an ninh năng lượng của Việt Nam. Chúng tôi rất vui khi thấy dự án vận hành rất tốt và đánh giá cao quan hệ đối tác và sự hỗ trợ từ ADB và các bên cho vay thương mại tham gia dự án, khoản vay này là dấu mốc tài trợ quan trọng này trong thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam.”
ADB cam kết đạt tới một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực./.
Đầu tư 3.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2 nhà máy điện Mặt Trời ở An Giang
Nhà máy điện Mặt Trời Sao Mai có tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng với tổng công suất phát điện 210 MWp, xây dựng trên diện tích 275ha, được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 2 của Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai với công suất 106MWp được triển khai xây dựng cạnh giai đoạn 1 của nhà máy đã hoàn thành đưa vào hoạt động vào đầu tháng 7/2020. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
Ngày 15/9, tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức khởi động xây dựng giai đoạn 2 của Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai có công suất 106 MWp, vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
Đây là một trong những công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI.
Dự án Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai do Tập đoàn Sao Mai làm chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào điều chỉnh Quy hoạch điện VII; Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
Dự án cũng được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3511/QĐ-UBND ngày 23/11/2017.
Nhà máy điện Mặt Trời Sao Mai có tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, với tổng công suất phát điện 210 MWp, xây dựng trên diện tích 275ha, được chia làm 2 giai đoạn.
Trước đó, sau 4 tháng tăng tốc thi công, đầu tháng 7/2019, giai đoạn 1 Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai có kinh phí đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, công suất 104 MWp, xây dựng trên diện tích 120ha đi vào hoạt động.
Dự án được nhà thầu Sterling Wilson - tập đoàn hàng đầu Ấn Độ về công nghệ năng lượng tái tạo - chịu trách nhiệm thực hiện và Công ty Tư vấn III, Bộ Công Thương thiết kế.
Ông Trương Vĩnh Thành, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai, cho biết giai đoạn 1 của nhà máy đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực về kinh tế-xã hội và giải quyết việc làm cho huyện biên giới Tịnh Biên của tỉnh An Giang.
Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, cùng với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13 ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát điện Mặt Trời tại Việt Nam, Tập đoàn Sao Mai đã triển khai đầu tư giai đoạn 2 của nhà máy.
Trong giai đoạn 2, phía chủ đầu tư sẽ tiến hành lắp đặt hơn 300.000 tấm pin năng lượng Mặt Trời trên trụ đỡ cao 1,8 mét, sử dụng 38 Inverter và 60.000 trụ đỡ kết nối với hơn 1 triệu m cáp. Phía chủ đầu tư phấn đấu hoàn thành phát điện thương mại giai đoạn 2 dự án trước ngày 31/12/2020.
Phát biểu tại lễ khởi động, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang nhấn mạnh với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam đã tận dụng nguồn năng lượng sạch, vô hạn của Mặt Trời, trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.
Với bức xạ năng lượng Mặt Trời nằm trong khoảng từ 4,7-5,1 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trung bình năm ở mức tương đối cao, khoảng 2.400 giờ, An Giang đang là địa phương rất có tiềm năng phát triển các dự án điện năng lượng Mặt Trời.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang khẳng định dự án Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai là một trong những dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang.
Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành và huyện Tịnh Biên thường xuyên theo dõi, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã thành lập Tổ công tác để vận động, đối thoại với hàng trăm hộ dân nhường quyền sử dụng đất của mình cho dự án được triển khai đúng tiến độ.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh An Giang cho các tập thể, cá nhân của huyện Tịnh Biên có thành tích trong công tác hỗ trợ triển khai giai đoạn 2 của dự án. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
Ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai sẽ là niềm cảm hứng cho các doanh nghiệp trong nước tiếp tục nghiên cứu, tham gia đầu tư, đánh thức tiềm năng điện năng lượng Mặt Trời trên địa bàn tỉnh An Giang.
Đặc biệt, giai đoạn 2 dự án hoàn thành sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh An Giang nói chung và huyện Tịnh Biên nói riêng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cũng đề nghị phía chủ đầu tư dự án tạo điều kiện cho người dân trong vùng dự án nói riêng và người dân hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn nói chung có việc làm ổn định, nhằm góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn dự án triển khai./.
Hai nhà máy điện mặt trời 1.500 tỷ đồng tại Bà Rịa Vũng Tàu sắp được vận hành Hai dự án nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 và hồ Tầm Bó có tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trong tháng 8/2020. Cuối tháng 11/2019, tại xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty TNHH Đầu tư năng lượng tự nhiên DTD và...