ADB hỗ trợ Việt Nam 2,5 triệu USD khắc phục hậu quả thiên tai
Ngày 9-11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2,5 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi các đợt lũ lụt gần đây ở miền Trung.
Ảnh minh họa.
Khoản viện trợ không hoàn lại này được tài trợ từ Quỹ Ứng phó thảm họa châu Á – Thái Bình Dương, được thiết lập để hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên tai nặng nề.
Trong phát biểu của mình, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries đánh giá Chính phủ Việt Nam đã ứng phó nhanh chóng trước tình hình khẩn cấp do thiên tai; đồng thời bày tỏ tin tưởng khoản viện trợ không hoàn lại của ADB sẽ giúp tăng cường hành động ứng phó rộng rãi hơn của chính phủ để cung cấp sự hỗ trợ kịp thời cho những người cần được hỗ trợ nhất, đặc biệt là những người vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Video đang HOT
Song song với đó, ADB cũng phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển khác để hỗ trợ những nỗ lực cứu trợ thảm họa của chính phủ, bao gồm đánh giá tác động của thiên tai và nhu cầu hỗ trợ ở các tỉnh miền Trung. Những hỗ trợ này nhằm mục tiêu bảo đảm rằng người dân sống trong các vùng bị thiên tai được tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản, cũng như các nguồn lực để tái thiết đời sống và sinh kế của họ.
Đánh giá công nghệ y tế cần được ứng dụng hoạch định chính sách y tế
Trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm, quỹ bảo hiểm y tế phải bao phủ ngày càng nhiều dịch vụ y tế thì đánh giá công nghệ y tế cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, chính sách bảo hiểm y tế.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Văn Nam.
Đây là phát biểu của GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội thảo Đánh giá công nghê y tê tại Việt Nam năm 2020: Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào sử dụng trong nghiên cứu đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam do Bộ Y tế phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam tổ chức ngày 13/10, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế nói chung và đánh giá kinh tế dược nói riêng đã và đang được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT).
Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ quan trong của hệ thống y tế là "Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế".
Để thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, Bộ Y tế đã thực hiện một số các hoạt động trọng tâm như: Xây dựng và ban hành tiêu chí yêu cầu về bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Nam.
Bên cạnh đó, triển khai xây dựng mạng lưới đánh giá kinh tế dược nhằm kết nối giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh với chuyên gia kinh tế y tế đến từ các viện, trường, hội, trung tâm nghiên cứu, các công ty dược phẩm...
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, trong quá trình xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT, lần đầu tiên, Bộ Y tế đã chính thức ban hành bộ nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục.
Trong đó, yêu cầu bắt buộc các đơn vị phải cung cấp báo cáo đánh giá tác động ngân sách và khuyến khích cung cấp bằng chứng chứng minh về chi phí - hiệu quả của thuốc đối với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào danh mục. Nhờ đó, đã lựa chọn được thuốc thực sự cần thiết cho nhu cầu điều trị, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT.
Thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng chính sách BHYT sẽ không chỉ mang tính khuyến khích mà sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với các thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đề xuất bổ sung mới vào danh mục.
Còn theo TS. Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để phát triển hệ thống đánh giá công nghệ y tế thì điều không thể thiếu là việc xây dựng các dữ liệu đầu vào sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách BHYT.
Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều phù hợp giai đoạn mới Trong giai đoạn 2021-2025, chuẩn hộ nghèo dự kiến là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng từ 1,5 triệu đông trở xuống với khu vực nông thôn và từ 2 triệu đông trở xuống với khu vực thành thị. Đồng thời, hộ nghèo cũng sẽ có mức thiếu hụt ba chỉ số đo lường mức độ thiếu...