ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển
Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB) ngày 20/9 đã hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển, khi cho rằng khu vực này đang đối mặt với ngày càng nhiều nguy cơ từ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và tình trạng lãi suất cao trên toàn thế giới.
Cảng hàng hóa ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Khu vực châu Á đang phát triển chỉ 46 nền kinh tế thành viên mới nổi của ADB, trải dài từ Kazakhstan ở Trung Á đến Quần đảo Cook ở Thái Bình Dương.
ADB dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này sẽ tăng 4,7%, giảm nhẹ so với mức dự báo 4,8% được ngân hàng này đưa ra hồi tháng Tư, nhưng cao hơn mức tăng 4,3% ghi nhận năm ngoái.
Video đang HOT
Trong bản cập nhật dự báo mới nhất cho năm nay và năm sau, ADB nhận định các nguy cơ đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực này đang gia tăng. Trong đó, theo ADB, sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể “kéo tụt tăng trưởng của khu vực”.
Bên cạnh đó, châu Á đang phát triển còn đối mặt với nhiều thách thức khác, bao gồm tình trạng lãi suất cao, và những mối đe dọa đối với an ninh lương thực từ hiện tượng thời tiết El Nino và các quy định hạn chế xuất khẩu của nhiều nước.
ADB dự đoán lạm phát của khu vực sẽ giảm từ 4,4% trong năm ngoái xuống 3,6%. Ngân hàng này đã hạ mức lạm phát ước tính của Trung Quốc từ 2,2% xuống 0,7% trong năm nay.
ADB nhận định hoạt động tiêu dùng yếu, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và nhu cầu thấp đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã cản trở đà phục hồi của nước này.
Các số liệu chính thức trước đó cho thấy Trung Quốc đã lần đầu tiên trong hơn hai năm qua rơi vào giảm phát trong tháng Bảy, khi giá tiêu dùng giảm 0,3%. Nhưng đà tăng giá đã phục hồi nhanh chóng vào tháng kế tiếp.
ADB hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế châu Á
Ngày 14/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á do tác động của tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc, nhu cầu của thế giới chậm lại và cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Cảng hàng hóa ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2022 là 4,2%, thấp hơn so với mức dự báo 4,3% đưa ra hồi tháng 9. Thể chế tài chính có trụ sở ở Philippines cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 từ 4,9% xuống 4,6% do "triển vọng ảm đạm".
ADB nhận định các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục phục hồi nhưng sẽ "mất một số động lực". Nguyên nhân chính là do tác động của các đợt phong tỏa phòng dịch COVID-19 ở Trung Quốc, xung đột ở Ukraine cũng như nhu cầu của các nền kinh tế phát triển đối với hàng hóa chế tạo chậm lại. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như rủi ro địa chính trị và biến đổi khí hậu.
Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác tăng có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương thắt chặt lãi suất hơn nữa trong khi xung đột ở Ukraine có thể làm gia tăng lạm phát.
Với tác động của các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 và thị trường bất động sản không ổn định, Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á, được dự báo sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay và 4,3% năm 2023, giảm so với các mức dự báo lần lượt là 3,3% và 4,5% mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 9.
Theo ADB, ở khía cạnh tích cực, khu vực châu Á tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay và năm 2023 so với các khu vực khác của thế giới và chịu tác động ít nhất của việc lạm phát tăng.
ADB đã điều chỉnh giảm dự báo lạm phát ở châu Á xuống 4,4% từ mức 4,5% trong báo cáo hồi tháng 9, nhưng nâng dự báo cho năm 2023 từ 4% lên 4,2%.
Chuyên gia ADB: Tiêu dùng dè dặt kìm hãm đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc Theo ông Albert Park, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thái độ thận trọng của người tiêu dùng Trung Quốc là một yếu tố đang kìm hãm đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 10/7/2023. Ảnh:...