ADB dự báo tăng trưởng Đông Nam Á giảm 2,7%, riêng Việt Nam tăng trưởng 4,1%
Theo dự báo mới nhất từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nước Đông Nam Á đều tăng trưởng âm trong khi Việt Nam tăng trưởng dương 4,1% trong năm nay.Theo dự báo mới nhất từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nước Đông Nam Á đều tăng trưởng âm trong khi Việt Nam tăng trưởng dương 4,1% trong năm nay.
Thái Lan có mức tăng trưởng âm 6,5% trong năm nay
Trong bản bổ sung định kỳ cho ấn phẩm kinh tế thường niên hàng đầu của mình, báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020 được công bố hồi tháng 4, ADB dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm 2020 là 0,1%.
Con số này giảm so với mức dự báo 2,2% trong tháng 4, và sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất của khu vực kể từ năm 1961. Tăng trưởng trong năm 2020 được dự kiến đạt 6,2%, như dự báo trong tháng 4. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn các mức đã được dự báo và nằm dưới các xu hướng trước khủng hoảng.
Không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông, Trung Quốc; Hàn Quốc; Xing-ga-po; và Đài Loan, Trung Quốc, Châu Á đang phát triển được dự báo tăng trưởng 0,4% trong năm nay và 6,6% trong năm 2021.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: “Các nền kinh tế ở Châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục cảm nhận tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 trong năm nay, ngay cả khi các biện pháp phong tỏa dần được nới lỏng và những hoạt động kinh tế chọn lọc được bắt đầu lại trong một kịch bản “bình thường mới”.
Video đang HOT
Mặc dù chúng tôi nhận thấy triển vọng tăng trưởng cao hơn cho khu vực trong năm 2021, song điều này chủ yếu là do các mức tăng trưởng yếu kém trong năm nay, và đây sẽ không phải là sự phục hồi theo hình chữ V.
Các chính phủ cần tiến hành những biện pháp chính sách để giảm tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và bảo đảm không xuất hiện những làn sóng bùng phát mới”.
Riêng Việt Nam có mức tăng trưởng dương 4,1%
Triển vọng này vẫn có nguy cơ suy giảm. Đại dịch COVID-19 có thể chứng kiến nhiều làn sóng bùng phát trong giai đoạn sắp tới và các cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công không thể bị loại trừ.
Cũng có nguy cơ về sự leo thang mới trong căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
Hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á được dự báo giảm 2,7% trong năm nay trước khi tăng lên 5,2% trong năm 2021.
Mức tăng trưởng giảm được dự báo ở các nền kinh tế then chốt do những biện pháp ngăn chặn gây ảnh hưởng tới cầu nội địa và đầu tư, bao gồm In-đô-nê-xia (-1,0%), Phi-líp-pin (-3,8%), và Thái Lan (-6,5%). Việt Nam được dự báo đạt mức tăng trưởng 4,1% trong năm 2020.
Mặc dù con số này thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của ADB, song đây vẫn là mức tăng trưởng nhanh nhất được kỳ vọng tại Đông Nam Á.
Tăng trưởng kinh tế của ASEAN có thể đạt 8% vào năm 2021
Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales cho rằng Việt Nam sẽ ít bị tác động nhất so với các nước khác trong ASEAN, mặc dù cũng không miễn nhiễm với sự suy giảm mạnh các dòng chảy thương mại.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Theo báo cáo của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể đạt 8% trong năm 2021, sau khi rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2020.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Thái Lan sẽ là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á, do nguồn thu từ du lịch và đi lại chiếm 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Trong khi đó, Việt Nam sẽ ít bị tác động nhất so với các nước khác trong ASEAN, mặc dù cũng không miễn nhiễm với sự suy giảm mạnh các dòng chảy thương mại.
Báo cáo nhận định ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đối với các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ giảm bớt trong nửa cuối năm 2020, khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và thương mại toàn cầu phục hồi.
Ngoài ra, các gói kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ của các nước trên toàn khu vực cũng sẽ giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ đến giữa năm 2021, GDP toàn cầu mới có thể trở lại mức trước khủng hoảng.
Đại dịch COVID-19 có thể khiến nền kinh tế toàn cầu giảm 4,7%, gấp đôi so với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và là cuộc suy thoái toàn cầu lớn nhất trong lịch sử hậu Chiến tranh thế giới thứ hai./.
Vì sao Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến xuất hiện tại ĐHĐCĐ ITA sau gần thập kỷ vắng bóng? Sau nhiều năm "ở ẩn", Chủ tịch Hội đồng quản trị ITA - bà Đặng Thị Hoàng Yến xuất hiện và trả lời chất vấn trực tiếp với cổ đông, đồng thời vạch ra kế hoạch cho năm 2020. Chủ tịch HĐQT Đặng Thị Hoàng Yến bất ngờ xuất hiện tại Đại hội đồng cổ đông thường niên CTCP Đầu tư và Công...