ADB cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, Việt Nam đạt 6%
Hôm 11.4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nhóm nước đang phát triển châu Á năm 2024 đạt 4,9%, tức nhỉnh hơn số liệu trước đó, nhưng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó.
Khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc khiến kinh tế trì trệ. Ảnh REUTERS
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển từ 4,8% hồi tháng 12.2023 lên 4,9% trong báo cáo mới nhất.
Sự cải thiện này diễn ra nhờ vào xu hướng tăng cầu nội địa tích cực ở nhiều nền kinh tế khu vực bù đắp được tình trạng trì trệ ở Trung Quốc đến từ khủng hoảng bất động sản.
Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng số 1 thế giới
“Tăng trưởng và khu vực đang phát triển của châu Á vẫn duy trì được sự mạnh mẽ trong năm nay, bất chấp những bất ổn đến từ môi trường bên ngoài”, Reuters hôm 11.4 dẫn lời nhà kinh tế trưởng ADB Albert Park.
Tuy nhiên, ngân hàng trụ sở Manila (Philippines) cũng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó, chẳng hạn căng thẳng địa chính trị đang gia tăng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và kích thích lạm phát tăng cao.
ADB cho hay dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực trong năm 2024 cũng yếu hơn mức 5% của năm 2023. Dự báo cho năm 2025 là 4,9%.
Ngân hàng cũng dự báo tăng trưởng ở Trung Quốc đạt 4,8% năm 2024, cao hơn ước tính 4,5% trong báo cáo tháng 12.2023 nhưng chậm hơn 5,2% trong năm 2023.
Theo ADB, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướng trì trệ trong năm sau, với tỷ lệ tăng trưởng dự báo là 4,5%, do thị trường bất động sản tiếp tục khủng hoảng và nhu cầu tiêu dùng yếu đi.
Về phần Việt Nam, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 là 6%, trong khi năm 2025 sẽ khởi sắc hơn với 6,2%.
Tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ với thương mại toàn cầu
Dữ liệu từ Xeneta cho thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không từ Việt Nam - trung tâm sản xuất hàng may mặc - đến Bắc Âu đã tăng lên trong ba tuần qua.
Khói bốc lên từ tàu chở dầu MV Merlin Luanda của Anh bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua Vịnh Aden trên biển Arab, ngày 27/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc tấn công của Houhti vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ đã gây gián đoạn một trong những tuyến thương mại quan trọng nhất thế giới trong nhiều tuần và hãng vận tải Maersk cảnh báo rằng tình trạng này có thể kéo dài tới một năm.
Theo kênh CNN ngày 20/3, tình trạng chậm trễ và chi phí tăng thêm mà các công ty vận tải phải chịu đã làm dấy lên lo ngại rằng người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi đợt tăng giá mới.
Richard Meade, tổng biên tập ấn phẩm vận tải biển Lloyds List, nói với CNN rằng đã có "một cuộc di cư" của các tàu container lớn từ Biển Đỏ và Kênh Suez liền kề. Những con tàu chuyên chở mọi thứ từ máy bay đến điện thoại di động từ các nhà sản xuất ở châu Á đến khách hàng ở châu Âu đã chuyển qua những tuyến đường dài hơn để tránh khu vực này.
Cuộc "di cư" đó là một vấn đề lớn: Kênh đào Suez, nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải, chiếm 10-15% lượng hàng hóa thương mại thế giới, bao gồm xuất khẩu dầu và 30% khối lượng vận chuyển container toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói với CNN rằng tác động tổng thể đến chi phí vận chuyển và chuỗi cung ứng ít nghiêm trọng hơn nhiều so với đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện tại đã gây ra một số hậu quả, ví dụ khiến công ty Tesla phải tạm dừng một số hoạt động sản xuất vì chậm giao phụ tùng ô tô đến Đức, trong khi "gã khổng lồ" nội thất Thụy Điển IKEA cảnh báo về khả năng thiếu sản phẩm.
Giám đốc điều hành công ty dịch vụ chuỗi cung ứng và hậu cần tích hợp Maersk Vincent Clerc nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi chưa thấy một giải pháp hay một tình huống mà chúng tôi có thể thấy rằng cộng đồng quốc tế có thể cung cấp một lối đi an toàn. Vì vậy tôi nghĩ điều này sẽ tiếp diễn trong vài tháng nữa".
Peter Sand, nhà phân tích tại Xeneta (một công ty dữ liệu vận tải hàng không và đường biển), ước tính khoảng 90% năng lực vận chuyển tàu container thông thường đi qua Biển Đỏ và Kênh Suez đã được chuyển sang tuyến vòng qua miền Nam châu Phi.
Ông cho biết, khoảng 1/4 số tàu chở hàng vận chuyển số lượng lớn hàng như ngũ cốc hoặc xi măng, và 1/4 số tàu chở dầu hoặc khí tự nhiên, đã thực hiện hành trình chuyển hướng tương tự quanh Mũi Hảo Vọng của Nam Phi. Điều đó đã tăng thêm hai tuần cho hành trình từ Đông sang Tây đối với tàu container và 18 ngày đối với tàu chở hàng và tàu chở dầu.
Theo ông Sand nói: "Chúng tôi thấy các công ty thời trang và những nhà bán hàng may mặc ở châu Âu quyết định vận chuyển một số hàng hóa bằng đường hàng không, thay vì vận chuyển bằng đường biển, điều này khiến chi phí leo thang, đắt hơn từ 10 đến 20 lần".
Dữ liệu từ Xeneta cho thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không từ Việt Nam, trung tâm sản xuất hàng may mặc, đến Bắc Âu đã tăng lên trong ba tuần qua. Việc kéo dài tuyến đường vận chuyển đường biển cũng làm tăng chi phí nhiên liệu và bảo hiểm, cũng như phí thuê tàu.
Chuyên gia Sand ước tính rằng các hãng vận tải phải trả thêm 1 triệu USD cho mỗi tàu để thực hiện chuyến đi khứ hồi quanh cực nam châu Phi, phần lớn trong số đó là do chi phí nhiên liệu cao hơn.
Chi phí vận chuyển toàn cầu cho mỗi một container 40 feet tiêu chuẩn là ở mức hơn 3.780 USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Đối với một container cùng cỡ đi từ Thượng Hải ở Trung Quốc đến Rotterdam ở Hà Lan, chi phí đã tăng 158% so với một năm trước, ở mức 4.426 USD.
Lai lịch gia tộc Hong Kong có thể mua lại resort casino lớn nhất Việt Nam Forbes cho biết, tính tới ngày 22/2, giá trị tài sản của gia tộc Cheng đạt 28,9 tỷ USD (khoảng 684.207 tỷ đồng). Gia tộc giàu thứ 3 Hong Kong Mới đây, Straits Times đưa tin gia tộc tỷ phú người Hong Kong (Trung Quốc) Cheng đã nắm quyền kiểm soát khu nghỉ dưỡng casino Hoiana Resort & Golf tại tỉnh Quảng Nam,...