ACV đạt lợi nhuận khủng trong 9 tháng đầu năm
Báo cáo mới nhất của Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận gộp của ACV đạt 6.051 tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ).
ACV đạt mức lãi khủng nhờ doanh thu từ cảng hàng không
Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ
Lý giải mức lãi khủng này, phía ACV đánh giá, đầu tiên phải kể đến việc phí dịch vụ sân bay được điều chỉnh tăng từ tháng 10/2017.
Ngoài ra, ACV đã siết chặt các chi phí khấu hao giảm 10% so với cùng kỳ xuống còn 2.880 tỷ đồng do trong giai đoạn từ ngày 30/9/2017 đến ngày 30/9/2018 một số tài sản cố định có nguyên giá là 2.655 tỷ đồng đã khấu hao hết.
ACV cũng hạch toán lợi nhuận tài chính thuần nhờ lỗ tỷ giá giảm. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận tài chính thuần là 630 tỷ đồng (tăng 189% so với cùng kỳ) nhờ lỗ tỷ giá giảm 35% so với cùng kỳ còn 327 tỷ đồng.
Lý giải về nguyên nhân này, ACV cho biết, đến cuối quý 2/2018, nợ thuần bằng đồng Yên Nhật (JPY) là 72,11 tỷ JPY (tăng 0,5% so với cùng kỳ).
Video đang HOT
Trong 9 tháng đầu năm 2018, đồng JPY đã tăng 3,4% so với đồng VND trong khi trong 9 tháng đầu năm 2017, tỷ giá JPY /VND tăng 2%. Như vậy, ACV đạt lãi tiền gửi tăng 33% so với cùng kỳ lên 1.005 tỷ đồng nhờ lượng tiền gửi bình quân tăng 19% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, ACV cũng công bố hàng loạt các doanh thu khác đều tăng cao so với cùng kỳ như: doanh thu dịch vụ hành khách tăng 14% so với cùng kỳ lên 6.852 tỷ đồng; Doanh thu từ phí an ninh sân bay đạt 985 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ; Phí dịch vụ phi hàng không tăng 18% so với cùng kỳ và đạt 1.386 tỷ đồng; Doanh thu bán lẻ tăng 2% so với cùng kỳ lên 1.014 tỷ đồng…
Lượng khách qua cảng hàng không vẫn tăng “hai con số”
Trong 9 tháng đầu năm 2018, các sân bay của ACV đã cung cấp dịch vụ cho 79 triệu lượt hành khách (tăng 12% so với cùng kỳ).
Trong đó, số lượt khách nội địa tăng 7% so với cùng kỳ đạt 52 triệu lượt trong khi đó, số lượt khách quốc tế tăng 22% so với cùng kỳ đạt 27 triệu lượt.
Theo thống kê của ACV, số lượt khách quốc tế tăng chủ yếu nhờ số lượng khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc tăng mạnh.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam bằng đường không tăng 17% so với cùng kỳ đạt 9,4 triệu khách. Trong đó, khách du lịch Trung Quốc tăng 43% so với cùng kỳ lên 3,8 triệu khách và khách Hàn Quốc tăng 30% so với cùng kỳ đạt 2,6 triệu khách.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, chỉ tính doanh thu dịch vụ cất hạ cánh đã tăng 19% so với cùng kỳ đạt 1.820 tỷ đồng. Ngoài ra, còn
Gỡ “nút thắt”cho thuê tài sản khu bay
Một trong những “nút thắt” cần tháo gỡ của ACV hiện nay mà trong báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2017 chỉ rõ, phải đẩy nhanh quá trình đàm phán cho thuê hoạt động đối với các tài sản trong khu bay.
Nếu không thực hiện sớm, ACV sẽ không thể niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán (HSX). Hơn nữa, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cũng yêu cầu ACV khấu trừ doanh thu và lợi nhuận từ các tài sản trong khu bay ra khỏi BCTC cho đến khi hoàn tất các đàm phán liên quan và thay vào đó sẽ ghi nhận là các khoản ngoại bảng.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, các tài sản trong khu bay gồm khá nhiều tài sản khác nhau được sử dụng trong một phần diện tích cảng hàng không dùng cho máy bay cất, hạ cánh và lăn, (trừ phần sân đỗ máy bay như đường băng, đường lăn, thiết bị chiếu sáng, thiết bị định vị). Hiện các điều khoản thuê đang chờ nhà nước chấp thuận.
Hiện tài sản khu bay đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của ACV thông qua doanh thu từ phí dịch vụ cất hạ cánh trong khi chi phí đi kèm gồm chi phí nhân công, chi phí thuê, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí khấu hao, chi phí điện nước và chi phí thuê ngoài.
Mới đây, ACV và Bộ Giao thông đã lựa chọn phương án để trình Thủ tướng về việc quản lý khu bay. Theo đó, các tài sản khu bay sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước, và Nhà nước sẽ giao ACV quản lý tài sản này.
Khi đó ACV sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ lợi nhuận thu được cũng như chi phí phát sinh liên quan (gồm chi phí và đầu tư cho hoạt động). Quyết toán thu chi đối với các tài sản trong khu bay giữa ACV và Nhà nước sẽ được thực hiện định kỳ.
“Như vậy, theo phương án này, toàn bộ lợi nhuận và chi phí hoạt động cho các tài sản khu bay sẽ được hạch toán trên Báo cáo kết quả kinh doanh của ACV. Trong đó, ACV sẽ tài trợ vốn đầu tư cho các tài sản khu bay, số tiền này sẽ được ghi nhận là chi phí trả trước dài hạn và định kỳ phân bổ vào chi phí hoạt động của ACV”, lãnh đạo ACV cho biết.
Đinh Tịnh
Theo vietnamfinance.vn
Mở 'room' tối đa 100% cho nhà đầu tư ngoại của Sabeco
Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã CK: SAB) vừa ban hành nghị quyết thông qua việc không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco.
Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu tối đa 100% vốn, thay cho tỷ lệ trần 49% trước đó. Trong cơ cấu cổ đông của Sabeco hiện Bộ Công Thương đang thay mặt Nhà nước nắm giữ 36% vốn điều lệ, Vietnam Beverage nắm 53,59% và các cổ đông khác nắm giữ 10,41%.
Theo báo cáo tài chính quý III cho niên độ 2017 - 2018 của Tập đoàn Thaibev, Sabeco đã đóng góp 28.855 triệu baht (khoảng 20.326 tỷ đồng) doanh thu và 3.350 triệu baht, (khoảng 2.360 tỷ đồng) lợi nhuận ròng.
Hoàng Minh
Theo baodauthau.vn
Hành trình từ đại gia nghìn tỷ đến 'vũng lầy' của 'ông trùm BOT' Tasco Thời đỉnh điểm cao của "ông trùm BOT" Tasco đạt được vào năm 2016 với mức cổ phiếu từng giao dịch là 12.000 đồng/cổ phiếu. Năm 2017, 2018, cổ phiếu của Tasco lao dốc khá nhanh mất tới gần 60% giá trị trên thị trường chứng khoán. Bức tranh kinh doanh dần "ảm đạm" Tasco đã công bố báo cáo tài chính quý...