Activision lao đao vì vụ kiện nửa tỷ USD
Vụ tranh chấp quyền lợi giữa Activision và Infinity Ward vẫn chưa có chiều hướng lắng xuống. Mới đây, nội bộ của studio này đã cho biết rằng số người rời bỏ Infinity Ward vẫn tiếp tục tăng lên. Hiện tại, số nhân lực trong đội ngũ này chỉ còn bằng một nửa trước kia. Các chuyên gia phân tích cho rằng có lẽ Activision sẽ phải đóng cửa Infinity Ward để bình ổn tình hình hiện tại.
Nếu dằng dứ lâu dài, họ sẽ tiếp tục mất thêm nhiều nhân viên tài năng khác. Tuy nhiên, việc này sẽ chỉ xảy ra sau khi bản map pack tiếp theo của Modern Warfare 2 được ra mắt. Phiên bản Stimulus Package đã đem về một khoản lợi nhuận khổng lồ cho Activison. Thế nên, không đời nào họ chịu bỏ qua món hời này trước khi không còn tận dụng được Infinity Ward.
Rất có khả năng rằng những thành viên còn đang bám trụ lại studio này sẽ được sát nhập cùng với các đội ngũ khác của Activison và các dự án Call of Duty sau này sẽ được tiếp quản bởi môt đơn vị mới. Mặc dù vậy, hãng game lớn này vẫn còn đang phải tranh chấp quyền sở hữu thương hiệu Modern Warfare với hai sếp cũ của Infinity Ward.
Đồng thời, họ cũng sẽ phải trả toàn bộ số tiền thưởng khổng lồ trong những năm qua cho các nhân viên của studio này trước khi đóng cửa nó. Tuy nhiên, liệu ông lớn này có chịu “nhả tiền” một cách sòng phẳng hay không thì vẫn chưa thể nói trước. Bên cạnh đó, Activision cũng đang phải đối mặt với một mối lo khác ghê gớm hơn.
Trong khi vụ kiện với Vince Zampella và Jason West vẫn chưa được dàn xếp ổn thỏa thì một nhóm 38 nhân viên đã và đang làm ở Infinity Ward đã cùng đâm đơn kiện hãng này và yêu cầu một khoản bồi thường tối đa lên tới tận… nửa tỷ USD (Theo thông tin của CVG). Trước đây, hai sếp cũ của Infinity Ward mới yêu cầu Activision bồi thường 36 triệu USD và đòi quyền sở hữu thương hiệu Modern Warfare.
Trong đơn kiện của nhóm nhân viên này, họ cáo buộc Activison vì đã vi phạm hợp đồng, không trả tiền bản quyền và còn ràng buộc, bắt các nhân viên của Infinity Ward phải tiếp tục thực hiện Modern Warfare 3. Các khoản tiền mà Activision phải trả cho các nhân viên này theo đúng như đã hứa trong hợp đồng và cả tiền bồi thường cộng dồn lên tới 500 triệu USD.
Khoản tiền khổng lồ đó bao gồm tiền bản quyền từ lợi nhuận của Modern Warfare mà Activision vẫn còn nợ họ từ đầu năm 2009 đến hết quý I năm 2010, nhiều khoản tiền thưởng khác từ hoạt động của studio trong việc phát triển công nghệ. Cùng với đó là phần trăm doanh thu của những sản phẩm chuẩn bị ra đời trong tương lai như Modern Warfare 3 và phí bồi thường thiệt hại.
Mới đây, CEO kiêm chủ tịch mảng phát hành của tập đoàn này là ông Mike Griffith, một trong những bậc lão làng của ngành công nghiệp game đã vừa từ chức khỏi hai vị trí hiện tại của mình. Từ giờ trở đi, ông sẽ đảm trách vai trò của phó chủ tịch hội đồng quản trị của Activison-Blizzard trong vòng 12 tháng tới.
Video đang HOT
Có vẻ như năm nay không phải là một năm tốt đẹp với Activision.
Theo gamek
Những kiểu game thủ khó ưa nhất trên đấu trường trực tuyến
Không thiếu kẻ tham gia chơi game chỉ để chọc phá người khác và điều này càng "tiện lợi" khi nạn nhân chẳng thể làm gì.
Khi đang cùng người khác chơi Modern Warfare 2 hay Counter-Strike online, chắc hẳn không ít lần bạn bắt gặp những hành động không đẹp xuất hiện tại thế giới ảo này. Không chỉ vậy, có những dạng game thủ đã được xếp vào dạng "khó ưa" và tốt nhất là nên tránh xa:
Game thủ trẻ con
Đây là dạng những game thủ "miệng còn hôi sữa" nhưng luôn tự coi đã trưởng thành trong thế giới ảo. Chắc chắn có không ít lần bạn gặp một cao thủ hành hiệp trên giang hồ, level cao ngất trời, nói một câu khiến nhiều người run sợ. Thậm chí đại hiệp này còn lên tiếng dạy bảo người khác. Nhưng đằng sau sự hào nhoáng đó chỉ là hình ảnh của những chú bé đang còn tuổi teen.
Game thủ giả gái
Trong bất cứ trường hợp nào, phái yếu luôn luôn cần được bảo vệ và che chở. Game online cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, rất nhiều game thủ nam giới đã lợi dụng thế mạnh này của phái đẹp để nhập vai vào những nhân vật nữ giới nhằm làm quen và trục lợi từ những cao thủ "mày râu" thực thụ.
Game thủ hay văng tục
Trong khi chơi game, thật khó để kiềm chế không phun ra các ngôn từ bậy bạ. Nhưng lạm dụng quá mức việc này sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu, đặc biệt là trong các game có tính ganh đua cao như DotA.
Game thủ có suy nghĩ phân biệt đẳng cấp
Vấn đề bè phái hay thái độ phân biệt đẳng cấp luôn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhiều game thủ tự kiêu về việc mình có level cao hoặc sở hữu những khẩu súng "xịn" nên luôn tỏ ý khinh thường những game thủ bình thường khác. Thái độ này luôn luôn dẫn đến sự ức chế cho những người đã từng tiếp xúc với dạng game thủ này.
Game thủ gian lận
Hack luôn luôn là một vấn nạn của ngành công nghiệp game nói chung và game online nói riêng. Hack trong game online là hình thức mà một người chơi sử dụng các công cụ bên ngoài nhằm chiếm một số lợi thế nhất định so với những người chơi khác như: nhìn xuyên tường, bắn không giật, luôn thực hiện được những pha headshot...
Hiển nhiên, dạng game thủ này luôn luôn bị lên án và gạch tên khỏi trò chơi hoặc cộng đồng đó nhưng cũng có những tựa game đã bị các game thủ gian lận làm hỏng mà điển hình là Modern Warfare 2.
Game thủ bận rộn
Tính chất "bận rộn" của dạng game thủ này không phải để ám chỉ về công việc hoặc sinh hoạt thường ngày. Đây là dạng game thủ luôn luôn bắt người chơi khác phải chờ đợi với vô vàn lý do như đi uống nước, nghe điện thoại, mất mạng... Thật tệ nếu phải trở thành đồng đội của những game thủ kiểu này trong các game đồng đội.
Game thủ thích lãnh đạo
Là dạng game thủ không bao giờ chịu kém người khác và lúc nào cũng muốn đứng trên bạn bè hoặc đồng đội. Bất kể kỹ năng tốt hay không, level cao hay thấp, những game thủ thuộc dạng này luôn luôn tự phong cho mình vị trí lãnh đạo trong các trận đấu và cho mình đặc quyền được ra hiệu cho người này người khác phải làm việc này việc khác rồi la hét. Chẳng ai ưa gì những game thủ dạng này và chỉ muốn làm cho chúng im miệng càng nhanh càng tốt.
Game thủ thích chọc phá người khác
Đây là dạng game thủ theo kiểu "nhàn cư vi bất thiện". Họ thừa thời gian đến nỗi đi quậy phá và gây mọi rắc rối cho những người chơi khác. Ví như: chuyên đi theo bắn đồng đội hay ném lựu đạn một cách vu vơ giữa lúc người khác đang đọ súng.
Game thủ bị hoang tưởng
Những game thủ thuộc dạng này thường đặt tiêu chí "cẩn tắc vô áy náy" lên hàng đầu. Đối với họ, thế giới ảo không có người tốt và luôn luôn tràn ngập cạm bẫy. Bất kể người nào tốt với họ đều phải có một mục đích gì đó. Kết quả là những game thủ dạng này thường cô độc và hầu như không có bằng hữu trong game.
Game thủ cuồng tín
Đây là dạng game thủ bị nghiện và dính chặt với một trò chơi nào đó. Trong thâm tâm những game thủ này, những game họ đang chơi mới là số một, là tuyệt đỉnh và không có gì hấp dẫn bằng. Gặp những game thủ dạng này tốt nhất là nên tránh xa vì họ quá bảo thủ và cuồng tín.
Theo Gamek
Muốn bán nhiều đĩa, hãy làm game dễ chơi Trong hoàn cạnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, giới game thủ hardcore không còn là ưu tiên của các nhà phát triển game nữa. Sự thành công vượt ngoài tưởng tượng của Modern Warfare 2 là điều không thể chối cãi. Infinity Ward đã làm rất tốt công việc của mình khi thu hút tới 25 triệu người chơi game trên...