Acid uric: Chỉ số cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh gút
Bệnh gút thường gặp ở nam giới và ngày càng trở nên phổ biến do đời sống và nhu cầu ăn uống ngày càng được nâng cao. Điều đáng lưu ý là dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm với các bệnh khớp khác dẫn đến chẩn đoán nhầm và điều trị không đúng.
Acid uric tăng cao: Nguyên nhân chính gây bệnh gút
Có thể nói, chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào.
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu…
Thông thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp axit uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải axit uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.
Ban đầu, nồng độ acid uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là “tăng acid uric máu”, chưa phải gút. Tuy nhiên, khi lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.
Khi có tăng acid uric máu, chúng ta nên bắt đầu cảnh giác với bệnh gút và nên quan tâm hơn đến chỉ số này kể cả khi chưa xuất hiện cơn gút cấp.
Nên đi kiểm tra acid uric 2 – 3 tháng/lần
Nên đi kiểm tra acid uric 2 – 3 tháng/lần
Khi bạn đã bị mắc bệnh gút hoặc bắt đầu điều trị bệnh gút thì phải thường xuyên đến bác sỹ để kiểm tra chỉ số acid uric thường từ 2-3 tháng một lần và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.
Chỉ số acid uric phải là một con số chính xác không phải là một kết quả định tính như cao, bình thường, hay thấp. Bởi vì mỗi mức chỉ số acid uric mô tả tình trạng bệnh của bệnh nhân gút đang ở mức độ nguy hiểm nào. Tuy nhiên mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều dùng những loại máy của riêng mình và cho kết quả ở những đơn vị đo lường khác nhau khiến cho các bệnh nhân khó hiểu trong quá trình theo dõi tiến triển của bệnh.
Video đang HOT
Bệnh nhân có thể dựa vào chỉ số acid uric để xác định mức độ diễn biến của bệnh gút:
mg/dl
µmol/l
mmol/l
Lưu ý
Tốt: Ở mức độ này sẽ không cho hình thành các tinh thể urat và giải phóng các tinh thể urat lắng đọng ở khớp
6-7
350-400
0,35- 0,4
Cảnh báo: Xuất hiện một vài biểu hiện như tê, ngứa và đỏ da, hoặc các triệu chứng thông thường của bệnh gút
>7
>400
> 0,4
Tình trạng xấu: Các tinh thể urat hình thành nhiều hơn, các tinh thể urat lắng đọng không được giải phóng tạo nên các cục tophy (tophi). Tình trạng ngày càng xấu.
Chúng ta nên duy trì chỉ số axit uric ở mức dưới 6mg/dl để tránh những diễn biến theo chiều hướng xấu của bệnh gút bằng cách trong quá trình điều trị, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, bệnh nhân gút cần chú ý cả việc ăn kiêng và tăng cường chức năng của thận để duy trì lượng acid uric trong ngưỡng cho phép. Đây là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút.
Một hướng điều trị đang được nhiều bệnh nhân áp dụng là tăng cường chức năng thải độc của thận bằng các thảo dược vì hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng dài ngày của các sản phẩm này.
Ngoài ra, để góp phần hỗ trợ tính cực trong quá trình kiểm soát diễn biến của bệnh gút, người bệnh cần chú ý tăng cường vận động, giảm cân nếu có hiện tượng thừa cân, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…
Hoàng Tiên Đan nguồn gốc thảo dược giúp khôi phục lại khả năng đào thải acid uric của thận, giúp làm giảm acid uric trong máu ở bệnh nhân gút. Hoàng Tiên Đan giúp bệnh nhân gút vơi đi nỗi lo về căn bệnh gây nhiều đau đớn này. Sử dụng Hoàng Tiên Đan càng ngày giúp kiểm soát và duy trì chỉ số acid uric trong máu ở ngưỡng an toàn, phòng cơn gút cấp. Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút.
Mọi thông tin về bệnh gút xin gọi tới số 04.3995.3167 / 0976.957.908 hoặc tham khảo tại
website: www.benhgout.vn
T.N
Theo Dân trí
Cảnh báo bệnh gút tấn công người trẻ
Không còn là "bệnh của nhà giàu", chỉ có ở những người sau tuổi 30, giờ đây bệnh gút hiển hiện cả ở những người nông dân nghèo khó và đang tấn công ở cả người trẻ khi mới 16 tuổi.
Cách đây hai tháng, Nguyễn Văn Hải A., 16 tuổi ở quận Phú Nhuận (TP HCM) phải nghỉ học một tuần vì mắt cá nhân của A. bị sưng lên kèm theo những cơn đau dữ dội. Đến Viện Gút TPHCM xét nghiệm, A. được các bác sĩ chẩn đoán bị gút do axit uric trong máu quá cao.
Bị tình trạng tương tự, anh Nguyễn Quang H., 20 tuổi ở quận 1 (TP HCM), cho biết cách đây một tháng thấy ngón chân cái đau nhẹ, sau đó cơn đau kéo lên ở cổ chân rồi đến đầu gối và xuất hiện đau ở ngón tay. "Đi khám, các bác sĩ cho biết đã bị gút"- H. chia sẻ.
Tại phòng khám của viện này trong những ngày qua, nhiều bệnh nhân đến thăm khám khi tuổi đời mới chỉ 18 và 20 tuổi.
Theo GS-BS Hoàng Khải Lập - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh gút thuộc Viện Gút TPHCM, trong hai năm trở lại đây bệnh nhân mắc căn bệnh này đến điều trị khi tuổi còn khá trẻ, nhiều người mới tuổi 16.
Tự điều trị không đúng chỉ định của thầy thuốc, nhiều bệnh nhân mắc gút bệnh càng nặng hơn.
"Trong số hơn 20.000 bệnh nhân gút đến khám và điều trị tại viện, thì 96% bệnh nhân là nam giới. Có đến 38% bệnh nhân ở lứa tuổi dưới 40. 75% bệnh nhân gút vẫn còn đang ở độ tuổi lao động 18-55 tuổi" - bác sĩ Lập cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thu - Giám đốc Viện Gút cho biết, trong số bệnh nhân đến khám có hơn 60% bệnh nhân đã chuyển thành gút mãn tính.
Bệnh nhân đủ thành phần từ nhà giàu đến những người nghèo khó, thậm chí cả lao động chân tay như thợ hồ, chạy xe ôm. Do phát hiện bệnh muộn, chủ quan, nên 32% bệnh nhân đã bị suy thận, trong đó có nhiều bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Trên 80% bệnh nhân bị rối loạn mỡ trong máu. Còn theo GS Hoàng Khải Lập, khi đến điều trị, rất nhiều bệnh nhân đã chuyển sang tiểu đường, bệnh mạch vành, viêm loét dạ dày, tá tràng do dùng thuốc chống viêm giảm đau kéo dài.
Theo bác sĩ Hồng Thu nguyên nhân gây bệnh gút được xác định là nồng độ axit uric trong máu cao.
Khi mắc bệnh, đặc biệt đã bị gút mạn tính thì tình trạng bệnh rất nặng nề. Hầu hết các khớp biến dạng, vận động rất khó khăn, các khớp đau nhiều vì viêm cấp khớp, chất lượng sống bị giảm sút, kéo theo chi phí tốn kém.
Ngoài ra, mắc gút nặng bệnh nhân phải điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn khớp, suy thận, viêm tụy.
Theo các chuyên gia ở Viện Gút, nhiều nghiên cứu chỉ ra những người mắc bệnh gút có nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành, tử vong cao gấp nhiều lần so bình thường.
Bác sĩ Hoàng Khải Lập cho biết, đã có hàng nghìn bệnh nhân mang gút mạn tính một phần do bệnh diễn tiến âm thầm nên không biết, phần khác là bệnh nhân tự điều trị, tự dùng thuốc, thực phẩm chức năng không có chỉ định và bỏ cuộc điều trị giữa chừng.
"Rất nhiều bệnh nhân tự mua thuốc uống, không kiểm soát được chế độ dinh dưỡng, thậm chí bệnh nhân còn lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc có Dexamethason khiến bệnh nặng hơn"- bác sĩ Lập nói.
Theo tiền phong
Suy thận, suy gan do bệnh gút biến chứng Hơn 60% bệnh nhân gút khi nhập viện đã chuyển sang giai đoạn mãn tính kèm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Bệnh nhân gút mãn tính khi biến chứng nặng thường có rất nhiều u cục tophi ở bàn tay, bàn chân, khuỷu tay gây biến dạng khớp....