Ách tắc cục bộ hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai
Lượng hàng hóa nhập khẩu về tương đối lớn khiến bãi hàng và việc bốc xếp bị quá tải, cùng với việc thông quan cần trải qua kiếm soát chống dịch bệnh là những lý do dẫn đến tình trạng ách tắc cục bộ.
Tất cả các xe nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Kim Thành đều được phun thuốc khử trùng trong khoang lái và tổng thành xe. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Trong một số ngày qua, tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã xảy ra việc ách tắc cục bộ hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan qua biên giới gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Tìm hiểu về việc này được biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu.
Tại khu vực cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành, tỉnh Lào Cai đã quyết định chọn bãi tập kết hàng của Công ty Logistics Việt Trung nằm trong khu vực cửa khẩu có đủ các điều kiện về phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế làm nơi trung chuyển hàng nhập khẩu.
Do vậy, tất cả các xe hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam, kể cả hàng nông sản đều được đưa về bãi hàng của Công ty Logistics Việt Trung làm thủ tục kiểm hóa, sang tải trước khi được đưa vào nội địa.
Hoạt động trên đã được tỉnh Lào Cai triển khai từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, tại nhiều thời điểm lượng hàng nhập khẩu về lớn đã dẫn tới bãi hàng của Công ty Logistics Việt Trung có dấu hiệu quá tải cả về năng lực bốc xếp, khu vực tập kết hàng.
Ngoài ra, việc thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế cũng làm mất thêm nhiều thời gian để hàng hóa có thể “thông quan” nhanh. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hàng hóa bị ách tắc cục bộ tại khu vực cửa khẩu Lào Cai.
Video đang HOT
Trao đổi về việc này, ông Hà Đức Thuận, Phó trưởng ban Quản Lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai, cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tại cửa khẩu cùng với việc duy trì các hoạt động xuất nhấp khẩu phải đảm bảo thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch COVD-19.
Tại sân nhà liên ngành của khu vực cửa khẩu chỉ xếp tối đa 50 lượt phương tiện chở hàng xuất khẩu, sau khi thông quan xong xe đi được sẽ tiếp tục cho hàng vào.
Các lái xe người Trung Quốc phải vào khu vực cánh ly riêng đến khi hàng hóa được chuyển tải mới điều khiển phương tiện trở lại biên giới.
Trong thời gian qua, do lượng hàng hóa nhập khẩu về tương đối lớn nên tại Công ty Logistics Việt Trung có sự quá tải, đặc biệt là về năng lực bốc xếp. Mỗi xe hàng được bố trí 9 người bốc xếp sang tải hàng hóa nhưng do đang là thời điểm có dịch nên lực lượng làm công việc này cũng ít hơn trước.
Kho hàng, bến bãi của Công ty Logistics Việt Trung do có dịch đã phải gánh phần việc của nhiều kho hàng, bến bãi khác ngoài khu vực cửa khẩu so với trước thời điểm có dịch nên dẫn tới ách tắc hàng hóa cục bộ và gây một số khó khăn, bức xúc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Trước thực tế trên, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã họp với các ngành liên quan, trao đổi với doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai lựa chọn một vài bến bãi trong khu gần cửa khẩu làm địa điểm cách ly và thủ tục sang tải hàng hóa.
Nếu được tỉnh Lào Cai chấp thuận, có thêm một số điểm sang tải hàng hóa thì năng lực thông quan sẽ được cải thiện tốt hơn và giải tỏa ách tắc cục bộ như hiện tại.
Tuy nhiên, từ ngày 1/4, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội, không tụ tập trên 2 người thì trong thời gian tới sẽ chưa thể giải quyết ngay được vì mỗi xe hàng thay vì 9 người bốc xếp sẽ chỉ còn 2 người nên thời gian chuyển tải hàng hóa sẽ lâu hơn./.
Hồng Ninh
Sớm cân bằng cung cầu thịt lợn
Để bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong nước, đồng thời giúp mặt hàng này "hạ nhiệt" sau một thời gian dài "neo" ở mức cao, các địa phương đang tập trung tái đàn, tăng đàn. Bên cạnh đó, giải pháp nhập khẩu thịt lợn cũng đang được chú trọng triển khai.
Chế biến thực phẩm sạch tại Công ty CP thực phẩm Song Đạt, huyện Thanh Trì. Ảnh: Thanh Hải
Đã nhập khẩu khoảng 27.000 tấn
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, 1.500 tấn thịt lợn của Tập đoàn Miratorg (Liên bang Nga) vừa cập cảng Việt Nam. Hiện, các đơn vị liên quan đã làm xong thủ tục kiểm dịch, chuẩn bị thông quan. Bên cạnh đó, gần 2.000 tấn thịt lợn của tập đoàn này cũng đã được chuyển xuống tàu để nhập về Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài tập đoàn trên, đại diện Cục Thú y cho biết, đơn vị cũng đang đề nghị hai DN khác của Liên bang Nga khẩn trương hoàn thiện thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, dự kiến tăng trưởng đàn nái là 0,5%/tháng (6%/năm). Đến cuối năm 2020, tổng đàn nái cả nước có thể đạt khoảng 2,9 triệu con. Khả năng sản xuất bình quân 18 lợn con cai sữa/nái/năm; tỷ lệ lợn nuôi sống đến xuất chuồng là 90% và trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân 86kg/con. Đây là yếu tố quan trọng đối với mục tiêu phục hồi tổng đàn lợn trong giai đoạn tới.
Cùng với những lô hà-ng mới cập cảng Việt Nam từ Liên bang Nga, từ đầu năm 2020 đến nay, các DN trong nước đã nhập khẩu khoảng 25.500 tấn thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Canada 29,35%, Đức 19,43%, Ba Lan 11,83%, Brazil 9,98%, Hoa Kỳ 5,53%.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, việc đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn được xem là một trong hai giải pháp quan trọng để giảm áp lực nguồn cung trong nước, giúp mặt hàng này dần "hạ nhiệt" khi đã "neo" ở mức cao trong một thời gian dài.
"Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị các bộ ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo cơ quan trực thuộc tích cực hỗ trợ tối đa cho các DN tìm kiếm nguồn hàng chất lượng với giá cả hợp lý tại các nước xuất khẩu; đồng thời, xem xét chính sách giảm thuế để thúc đẩy nhập khẩu mặt hàng thịt lợn..." - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin thêm.
Đầu tháng 7, lượng thịt lợn sẽ tăng mạnh
Bên cạnh đẩy mạnh nhập khẩu, Bộ NN&PTNT đã tập trung chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, DN và người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn lợn. Đây cũng là một trong những giải pháp được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại cuộc họp mới đây với các bộ ngành nhằm bình ổn giá cả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong nước về lâu dài.
Thực tế, việc tái đàn, tăng đàn đã được nhiều địa phương thực hiện từ tháng 7/2019, khi dịch tả lợn châu Phi bắt đầu có chiều hướng giảm. Đến nay, 63/63 tỉnh, TP trên cả nước đang thực hiện tương đối hiệu quả công tác này. Trong đó, 11 địa phương đã phát triển được tổng đàn lợn cao hơn so với trước thời điểm dịch tả châu Phi bùng phát hồi tháng 2/2019.
Thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy, tổng đàn lợn cả nước sau thời gian đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn hiện đạt khoảng 24 triệu con (tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019). Đáng chú ý, vào đầu năm 2020, tổng đàn lợn nái sinh sản đã đạt 2,62 triệu con (không bao gồm 110.000 con lợn giống ông bà, cụ kỵ).
Mặc dù vậy, việc tái đàn lợn cần ít nhất 5 - 7 tháng, do đó, từ tháng 1/2020 mới có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn. Bộ NN&PTNT cho rằng, nếu có thể kiểm soát tốt được dịch bệnh, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 có thể đạt khoảng 3,9 triệu tấn (tăng 18,4% so với năm 2019 và tăng 2,1% so với năm 2018).
Căn cứ số liệu của Tổng cục Thống kê, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước trung bình trong năm 2018 (trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát) là khoảng 920.000 tấn (chưa tính lượng thịt lợn xuất khẩu), Bộ NN&PTNT nhận định: Đến cuối tháng 6, đầu tháng 7/2020, Việt Nam có khả năng cân bằng được cung cầu thịt lợn trong nước.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa có đơn hàng mới trong quý II và III Phần lớn doanh nghiệp thủy sản chưa có đơn hàng mới trong quý II và III. Một số doanh nghiệp có đơn mới nhưng không nhiều.Nguồn nguyên liệu cũng bị suy giảm khoảng 50% và khó có khả năng phục hồi sớm.Một số đơn vị vẫn giữ nguyên số lượng lao động, phân chia lại lịch làm việc cho phù hợp.Doanh nghiệp thủy...