ACB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 27.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho ACB tăng vốn điều lệ thêm hơn 5.400 tỷ đồng từ mức hiện tại lên 27.019 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết mức tăng này tương đương hơn 25% so với số vốn hiện nay của ngân hàng là 21.615 tỷ đồng. Hình thức tăng vốn được chấp thuận là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Đây là kế hoạch đã được ban lãnh đạo ACB trình và được các cổ đông thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra tháng 4 vừa qua.
Theo kế hoạch, ACB sẽ phát hành thêm hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương đương giá trị phát hành theo mệnh giá đạt trên 5.400 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành sẽ được lấy từ lợi nhuận để lại sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận các năm trước tính đến cuối năm 2020.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể dùng để chia cổ tức của ACB lên tới 7.819 tỷ đồng.
Bãn lãnh đạo ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm mục đích đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đáp ứng các nhu cầu vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ.
Video đang HOT
Ngoài ra, nguồn vốn tăng thêm cũng sẽ được sử dụng để cải tạo, đầu tư mới các dự án chiến lược giai đoạn 2019-2024.
Cùng với kế hoạch tăng vốn này, ACB ước tính tổng tài sản cả năm nay sẽ tăng khoảng 10%, đạt gần 490.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu tiền gửi khách hàng và tín dụng dự kiến đều tăng 9% so với năm 2020 và tỷ lệ nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ.
Với các chỉ tiêu này, ACB kỳ vọng thu về khoản lợi nhuận trước thuế 10.602 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020 và là lần đầu tiên vượt mốc chục nghìn tỷ.
ACB cũng dự kiến duy trì mức chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu trong năm 2021.
Theo báo cáo tài chính quý I năm nay, ngân hàng này đã thu về 3.104 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ACB đã hoàn thành 29% kế hoạch lợi nhuận sau 1/4 năm tài chính 2021.
Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 449.500 tỷ đồng, tăng 1,1% so với đầu năm. Trong khi chỉ tiêu dư nợ cho vay khách hàng tăng 4,1%, đạt trên 324.300 tỷ đồng, thì tiền gửi khách hàng lại giảm 0,3%, hiện ở mức 352.200 tỷ.
Diễn biến giá cổ phiếu ACB từ đầu năm đến nay. Nguồn: Tradingview.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đến cuối quý I ở mức 0,92%, tăng so với mức 0,6% hồi cuối năm 2020.
Trên thị trường chứng khoán, dù vẫn duy trì được xu hướng tăng giá cao hơn thị trường chung nhưng so với hầu hết cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết, đà tăng của cổ phiếu ACB tương đối khiêm tốn.
Trong khi nhiều cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức tăng ba chữ số trong một năm trở lại đây thì con số này bên phía ACB mới chưa đạt 30%. Hiện mỗi cổ phiếu ACB được giao dịch với giá 36.450 đồng (cuối ngày 14/5), trong khi giá một năm trước đã là trên 28.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu tính từ đầu năm đến nay, thị giá ACB cũng mới tăng khoảng 27%, cao gấp đôi đà tăng của VN-Index nhưng lại thấp hơn nhiều lần so với các cổ phiếu ngân hàng khác như VPBank (95%); VIB (89%); LienVietPostBank (85%); SHB (83%); Sacombank (50%); hay Techcombank (47%)…
ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng hơn 10%
Ngày 6/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2021 với mục tiêu lãi trước thuế tăng hơn 10% so với năm 2020.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Trong năm 2021, ACB dự kiến tổng tài sản tăng 10%, tiền gửi khách hàng tăng 9%, tín dụng tăng 9,5% và tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 2%.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2020, ACB dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông ACB thông qua phương án phát hành thêm hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại để chia tính đến 31/12/2020.
Nếu phát hành thành công, ACB sẽ nâng tổng mức vốn điều lệ dự kiến lên 27.019 tỷ đồng, từ mức hiện tại gần 21.616 tỷ đồng.
Theo hội đồng quản trị ACB, việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư các dự án chiến lược trong năm 2019 - 2024.
Sau khi tăng vốn, Dragon Financial Holdings Limited vẫn là cổ đông lớn của ACB với tỷ lệ sở hữu 6,92%. Hiện, room ngoại tại ACB đã được lấp đầy ở mức tối đa 30% theo quy định.
Theo ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB, trong năm 2021, ACB tiếp tục thực thi chiến lược hoạt động giai đoạn 2019-2024 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, có tăng trưởng tổng thu nhập ở mức cao, đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng và có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ 20%/năm trở lên; đồng thời, ACB sẽ tập trung cho các phân đoạn mục tiêu ở khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; cũng như phát triển có chọn lọc khách hàng doanh nghiệp lớn.
Để thích nghi với giai đoạn phát triển mới, lãnh đạo ACB cho biết, sẽ tập trung đầu tư công nghệ, thay đổi phương thức hoạt động để theo kịp nhu cầu và hành vi khách hàng; đầu tư nguồn nhân lực cả bên trong và bên ngoài...
Kết thúc quý I/2021, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.105 tỷ đồng, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, ACB đã thực hiện được 29,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trước đó, năm 2020 cũng là một năm khá thành công của ngân hàng này về mặt tăng trưởng tài sản và giá trị đem lại cho cổ đông. Tổng tài sản của ACB đạt 445.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; vốn huy động 353.000 tỷ đồng, tăng 14,6%; dư nợ tín dụng 311.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng ổn định ở mức 0,59%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 của ACB đạt 9.596 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2019 và hoàn thành 126% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 1,86%, cao hơn mức 1,69% của năm 2019./.
ACB chủ động phân loại nợ của một DN lớn, dự mất 2 năm để xử lý xong Theo SSI, ACB đã chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai. SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 của ACB đạt 11.800 tỉ đồng, cao hơn 10% so với kế hoạch của ngân hàng. Trong báo cáo cập nhật mới nhất về Ngân hàng TMCP Á Châu...