ACB đạt 6.411 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng
ACB vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp 24 lần cùng kỳ, nhưng lãi trước thuế quý này đạt 2.592 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, ACB đạt 6.411 tỷ đồng trước thuế.
Trong quý 3/2020 thu nhập lãi thuần ACB tăng 20% so với cùng kỳ, đạt 3,635 tỷ đồng, trong khi lãi thuần từ dịch vụ lại giảm nhẹ 5%, chỉ còn gần 492 tỷ đồng.
Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối quý này của ACB tăng 36%. Lũy kế 9 tháng đầu năm kinh doanh ngoại hối của ACB tăng gần 68%, đạt 488 tỷ đồng.
Đáng chú ý, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư gấp 3 lần trong quý này và lũy kế 9 tháng đầu năm nay đạt 700 tỷ đồng so với cùng kỳ chỉ lãi 3,6 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác tăng 33%.
Chi phí hoạt động trong quý 3/2020 của ACB chỉ ở mức 1.732 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý 3/2020, ACB trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đến 162 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ.
Video đang HOT
Lũy kế, chi phí dự phòng của ACB 9 tháng đầu năm nay của ACB ở mức 694 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,8% so với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh do ngân hàng có nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất hệ thống.
Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 vẫn tăng 34% so với cùng kỳ, đạt gần 2.592 tỷ đồng và 2.075 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của ACB tăng 15% so với cùng kỳ, đạt hơn 6.411 tỷ đồng và hơn 5.133 tỷ đồng.
Kế hoạch lợi nhuận ACB đưa ra cho cả năm nay là 7.636 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020. Như vậy sau 9 tháng, ACB đã thực hiện được 84% kế hoạch cả năm.
Tính đến thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản của ACB tăng 9% so với đầu năm, đạt hơn 418,748 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay khách hàng tăng 10,7% đạt 297.385 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 9% đạt 334.729 tỷ đồng.
Đến hết 30/9, ACB ghi nhận gần 2.480 tỷ đồng nợ xấu, tăng 71% so với đầu năm nay. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 3,5 lần lên 831 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 75% lên 543 tỷ đồng; nợ nhóm 5 tăng 22% lên 1.105 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ACB vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở hàng thấp nhất hệ thống, chỉ ở mức 0,84%.
Ngày 14/10 vừa qua, Sở GDCK TP.HCM (HOSE) vừa có công văn thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu ACB.
Theo đó, với vốn điều lệ hơn 21.615 tỷ đồng, ACB sẽ đăng ký niêm yết hơn 2.161,5 triệu cổ phiếu. Tổ chức tư vấn đăng ký niêm yết là ACBS. N
Trước đó, ACB đã lên kế hoạch là sau khi hoàn tất đợt chia cổ tức, tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, ACB sẽ tiến hành chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE. Đầu tháng 8/2020 vừa qua, ACB đã thông qua phương án chuyển niêm yết từ HNX sang HOSE.
Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB cho rằng, việc chuyển sàn có thể giúp làm tăng giá giá trị thị trường cổ phiếu và đem lại lợi ích cho các cổ đông hơn nữa chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán và thường được các quỹ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư.
Và ngày 5/10 mới đây, ACB đã chính thức giao dịch gần 499 triệu cổ phiếu phát hành bổ sung để trả cổ tức, qua đó nâng tổng khối chứng chứng khoán niêm yết lên như hiện nay
Sau 9 tháng, Bac A Bank đã thực hiện được 75% kế hoạch
Sau 9 tháng, BAB đã thực hiện được 75% kế hoạch 700 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - Mã: BAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2020.
Tính riêng trong quý 3, hoạt động chính của BAB sụt giảm so với cùng kỳ khi thu nhập lãi thuần giảm 2%, chỉ còn hơn 478 tỷ đồng. Lãi thuần từ dịch vụ lại tăng 29%, lên mức gần 15 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lãi hơn 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 4 tỷ đồng.
Trong khi hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng lãi 79% so với cùng kỳ thì lãi từ hoạt động khác giảm đến 77%.
Kỳ này, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BAB giảm đến 44%, chỉ còn gần 16 tỷ đồng và được hoàn nhập gần 82 triệu đồng. Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 giảm 20% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 169 tỷ đồng và gần 136 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của BAB giảm 19% so với cùng kỳ, đạt hơn 522 tỷ đồng và hơn 418 tỷ đồng.
Nợ xấu của Bac A Bank tăng 19% lên 597 tỷ đồng, tỉ lệ nợ xấu tăng từ 0,69% lên 0,82% vẫn nằm ở mức thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng.
Số dư trái phiếu VAMC của ngân hàng vẫn duy trì ở mức 473 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng rủi ro 464 tỉ đồng, tăng hơn 24%.
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của Ngân hàng tăng nhẹ 4% so với đầu năm, lên mức gần 112,042 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi và cho vay các TCTD khác giảm 22% (9,825 tỷ đồng), chứng khoán kinh doanh gấp 2 lần (6,782 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng nhẹ 1% (73,903 tỷ đồng).
Về nguồn vốn, tiền gửi và vay các TCTD khác giảm mạnh 67% (4,787 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá tăng 39% (8.532 tỷ đồng), tiền gửi của khách hàng tăng 14% (86,904 tỷ đồng).
Lãi trước thuế quý I SHB tăng gần 5%, không trích lập dự phòng rủi ro Mảng tín dụng của SHB vẫn tăng trưởng tốt giữa mùa dịch đạt lãi thuần 1.684 tỷ đồng. Ngân hàng tăng cho vay khách hàng 6,4% trong quý I, trong khi tiền gửi khách hàng tăng 1,27%. Nợ xấu tăng từ 1,91% lên 2,17% cuối tháng 3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) công bố thu nhập lãi thuần...