ACB còn 400 tỷ đồng tiền gửi quá hạn tại Ngân hàng Xây dựng
Tính đến 30/6, ACB còn 252 tỷ đồng tiền gửi tại GPBank và 400 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn tại VNCB. Cả hai ngân hàng này đã bị mua lại với giá 0 đồng.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2016 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thì tính đến ngày 30/6, ACB còn 1.846 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng khác.
Trong đó có 252 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GPBank (ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng vào 7/7/2015) và 400 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB (ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng vào 31/1/2015).
Xử lý khoản tiền gửi vào 2 ngân hàng bị mua 0 đồng
Với khoản tiền 252 tỷ đồng tại GPBank (cuối năm 2015 là 772 tỷ đồng), tại ngày 31/3/2014, ACB đã ký thỏa thuận gia hạn khoản tiền gửi thêm 24 tháng đến ngày 4/9/2016 sắp tới.
Nhằm giải quyết khoản tiền gửi trên, cuối năm 2015 ACB đã gửi công văn đến Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét chấp thuận cho đơn vị này chuyển nhượng các trái phiếu và bất động sản do GPBank nắm giữ để cấn trừ khoản tiền gửi nà. Đồng thời nhà băng sẽ miễn giảm toàn bộ lãi phải thu phát sinh từ khoản tiền gửi. Đề nghị trên đã được NHNN phê duyệt vào ngày 29/12/2015.
Vào ngày 7/4/2016, ACB đã nhận chuyển nhượng các trái phiếu với mệnh giá 500 tỷ đồng do một công ty cổ phần trong nước phát hành để cấn trừ 520 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại GPBank.
Đối với số dư 252 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn còn lại tại GPBank, ACB đang trong quá trình thực hiện các thủ tục nhận chuyển nhượng bất động sản do GPBank nắm giữ để cấn trừ nợ.
Khoản tiền gửi 400 tỷ đồng có kỳ hạn tại Ngân hàng Xây dựng đã quá hạn, được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tổng số tiền trích lập dự phòng cho khoản tiền gửi này tại thời điểm 30/6/2016 là 165,6 tỷ đồng (cuối năm 2015 là 176 tỷ đồng).
Cuối năm 2015, ACB cũng đã gửi Công văn đến NHNN đề nghị xem xét cho ACB điều chỉnh kỳ hạn thu hồi khoản tiền gửi này và lãi liên quan. NHNN đã ban hành Công văn phê duyệt đề nghị này. Theo đó, khoản tiền gửi này sẽ được thu hồi hàng năm theo lộ trình đã được phê duyệt đến ngày 30/9/2020.
Video đang HOT
ACB tiếp tục xử lý khoản tiền gửi tại GPBank, CB bank và 6 công ty liên quan tới Bầu Kiên
Khoản phải thu và lãi phải thu lớn
ACB có khoản phải thu lên tới 4.912 tỷ đồng, trong đó có khoản phải thu từ 3 công ty trong nhóm 6 công ty liên quan tới bầu Kiên là 652 tỷ đồng, dự phòng trích lập 354 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng cũng có khoản lãi/phí phải thu 2.416 tỷ đồng.
Liên quan tới các khoản nợ của nhóm 6 công ty liên quan tới bầu Kiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phê duyệt đề nghị của ACB vào cuối năm 2015 với việc phân loại nợ vào nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), điều chỉnh kế hoạch thu hồi nợ và trích lập dự phòng.
Theo đó, lộ trình thu hồi nợ hàng năm từ năm 2015 đến hết 2018 lần lượt là 814 tỷ đồng, 2.200 tỷ đồng, 1.816 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng.
Kinh doanh khả quan
Trong 6 tháng đầu năm, ACB 828 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 13% và bằng 55% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 663 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2015.
Tỷ lệ nợ xấu của ACB giảm từ 1,31% tại thời điểm đầu năm xuống còn 1,24% tính đến cuối tháng 6/2016. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn hơn 1.338 tỷ đồng, tăng 26% so với thời điểm đầu năm.
Tính đến ngày 30/6/2016, ACB có tổng tài sản 221.825 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2015, vốn điều lệ đạt 9.376 tỷ đồng và có 349 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.
Theo_Zing News
Chôn chất thải lạ ở Đà Nẵng: Không liên quan tới Formosa?
Công ty phủ nhận nhập chất thải nguy hại từ các tỉnh phía bắc hay từ Formosa như thông tin dư luận đồn thổi.
12 ngày có kết quả
Chiều ngày 16/8, trao đổi với báo Đất Việt Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng Lê Quang Nam cho biết Sở đã bàn giao hồ sơ, hình ảnh hiện trường việc Công ty dịch vụ môi trường Ánh Dương (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) chôn lấp chất thải nghi độc hại tới Công an thành phố.
Rác thải được chôn lấp của Cty Ánh Dương. Ảnh: LĐ
Theo lời giải thích của Bà Nguyễn Đặng Mỹ Uyên (Giám đốc công ty Ánh Dương), số chất thải trên là 9,6 tấn, công ty bà thu gom từ bùn đất dưới hồ lắng bể xử lý nước thải của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội tại KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu.
9,6 tấn bùn này đều có giấy chứng nhận nằm trong giới hạn cho phép, không vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
Bà Uyên thừa nhận rằng công ty bà đã sai khi đã chôn lấp số chất thải này vì trên thực tế công ty không được phép chôn lấp khi xử lý số chất thải trên.
Bà Uyên cũng khẳng định rằng không có chuyện bà nhập chất thải nguy hại từ các tỉnh phía bắc hay từ Formosa như thông tin dư luận đồn thổi.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời chính thức kết luận chất thải được chôn xuống đất là chất thải gì? Có độc hại hay không? được vận chuyển từ đâu về?
Hiện các cơ quan chức năng Thành phố, chính quyền địa phương đã vào cuộc kiểm tra hiện trường, lập biên bản đình chỉ hành vi chôn lấp chất thải của Công ty Ánh Dương.
Đồng thời, cơ quan chức năng lấy mẫu chất thải để giám định. Trong khi bà Uyên chỉ thừa nhận 9,6 tấn chất thải thì cơ quan chức năng lại đang ước tính, tổng khối lượng chất thải ban đầu Công ty Ánh Dương chôn lấp khoảng trên 30 tấn.
Ngoài ra, đối với những bao tải đất thải được chất thành đống, lực lượng chức năng yêu cầu Công ty Ánh Dương phủ bạt che kín, giữ nguyên hiện trường, chờ cơ quan chức năng xử lý.
Nhiều tờ báo đưa tin sáng 16/8, Đại tá Trần Mưu, Phó giám đốc Công an TP. Đà Nẵng đã đến hiện trường Công ty Ánh Dương để kiểm tra.
Đại tá Trần Thanh Nhơn, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an TP. Đà Nẵng cho biết: "Kết quả ban đầu kiểm tra hồ sơ, Công ty Ánh Dương có giấy phép xử lý chất thải khu công nghiệp. Chúng tôi kiểm tra hiện trường thấy khuôn viên chôn lấp có nhiều thành phần, trong đó có bùn đất, bao nhựa, sắt vụn... Việc nhận chôn lấp trong khuôn viên công ty là sai quy định, còn vi phạm tới đâu, chất độc hại này là gì thì phải chờ 12 ngày sau khi có kết quả kiểm nghiệm của 3 mẫu trên mới rõ".
Trước thông tin này, người dân tại bãi rác Khánh Sơn mong muốn được lấy các mẫu chất thải chôn lập tại Cty Ánh Dương để xét nghiệm độc lập.
Trèo tường bắt quả tang
Vụ việc được người dân khối phố Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng phát hiện, theo dõi và báo với cơ quan chức năng.
Để có được những thông tin xác thực, người dân địa phương đã phải thay phiên nhau trèo vào khuôn viên Cty Ánh Dương để ghi lại những hình ảnh Cty này chôn lấp chất thải.
"Sau khi xe vào Cty Ánh Dương sẽ được nhóm công nhân đang đợi sẵn thay phiên nhau vác từng bao chất thải đổ dồn thành một đống lớn, cuối ngày Cty này sẽ chôn trực tiếp xuống lòng đất" - một người dân trèo tường vào kể lại.
Bà Th. , người dân địa phương cho biết, khu vực Cty Ánh Dương chôn chất thải nằm sát chân núi, lại được bao bọc bởi tường cao trên 1,5m nên người ngoài rất khó phát hiện.
"Chúng tôi cả đời làm việc tại bãi rác Khánh Sơn nên hiểu hơn ai hết các chất thải độc hại trong rác thải. Nếu như các loại rác sinh hoạt thì chắc chắn có mùi hôi thối, thế nhưng những chất thải được Cty Ánh Dương chôn dưới đất hoàn toàn không có mùi gì. Điều này càng làm chúng tôi tin các chất thải này có nguy cơ độc hại lớn" - bà Th. cho biết.
Theo quan sát, khu vực chôn chất thải nghi độc hại rộng chừng 500 m2. Nhiều hố đào sâu khoảng 4 m, được phủ bạt kín. Trong khuôn viên công ty Ánh Dương có nhiều bao tải nằm rải rác. Một người dân ở hiện trường cho biết, trước đây những chất thải này rất dẻo, phơi nắng một thời gian thì đông đặc lại thành khối màu đỏ.
Theo_Báo Đất Việt
Tập đoàn Hoa Sen xây dựng trung tâm thương mại tại Bình Định Ngày 10/8, Tập đoàn Hoa Sen đã chính thức công bố dự án Hoa Sen Tower là Trung tâm Thương mại Dịch vụ Khách sạn và Căn hộ cao cấp tại tỉnh Bình Định và tổ chức lễ Công bố thi tuyển thiết kế kiến trúc cho dự án này. Lễ Công bố thi tuyển thiết kế kiến trúc cho dự án Hoa...