Ác mộng năm Rồng của các bà mẹ Hồng Kông
Sinh con năm Rồng là một giấc mơ có thật với nhiều người Trung Quốc vốn quan niệm rằng con rồng là con vật thần linh mạnh mẽ và thịnh vượng. Nhưng với một số bà mẹ Hồng Kông, đó là một cơn ác mộng.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc đại lục đang đổ xô tới Hồng Kông sinh con mỗi năm.
Hàng nghìn phụ nữ mang thai từ Trung Quốc đại lục thường tới Hồng Kông để sinh con hàng năm, gây ra tình trạng thiếu giường bệnh tại các khoa sản và đẩy chi phí tăng lên.
Vấn đề đó được dự đoán sẽ trầm trọng thêm vào năm con Rồng vì sự bùng nổ trẻ sơ sinh.
“Chúng tôi không có kế hoạch sinh con vào năm Rồng”, Michele Lee, bà mẹ Hồng Kông 38 tuổi, người sẽ sinh đứa con thứ 2, một bé gái, vào tháng 4 tới, cho biết.
“Ban đầu chúng tôi rất phấn khởi nhưng không lâu sau đó niềm vui đã biến thành nỗi lo liệu chúng tôi có thể tìm được chỗ trong bệnh viện hay không”, cô Lee nói thêm.
Các phụ nữ Hồng Kông gần đây đã xuống đường để phản đối tình trạng các bà mẹ từ Trung Quốc đại lục đổ xô tới đặc khu hành chính để sinh con.
Con cái của các phụ nữ từ đại lục chào đời tại Hồng Kông được quyền cư trú vĩnh viễn ở đây và tiếp cận với hệ thống giáo dục tốt hơn so với ở đại lục, đồng thời tránh được chính sách một con của Trung Quốc đối với các gia đình muốn có con thứ hai.
Lee cho hay cô đã cố gắng đặt giường tại một bệnh viện sản ngay sau khi biết mình mang thai nhưng đã quá muộn.
“Tôi không thể đặt được chỗ tại bệnh viện tư mà tôi thích để sinh con dù chúng tôi sẵn sàng trả tiền và cả tôi và chồng đều là người Hồng Kông”, Lee nói.
“Một số bạn bè còn đùa tôi rằng tôi nên bắt đầu đăng ký nhận chỗ cho đứa con năm Rồng vào trường mẫu giáo đi là vừa – cứ như thể một cuộc chiến vì các bệnh viện, vì các trường học. Tôi phải tự nhắc nhở mình rằng hãy bình tĩnh”.
Video đang HOT
Hơn 1.000 người, trong có các bà mẹ mang thai Hồng Kông, xuống đường hồi tháng 10/2011 phản đối làn sóng phụ nữ đại lục tới đặc khu hành chính sinh con.
Các bà mẹ đại lục chiếm 38.043 trong tổng số 80.131 ca sinh đẻ tại Hồng Kông vào năm ngoái. Trong năm con Rồng 2000, tỷ lệ trẻ sơ sinh chào đời tăng 5,6% so với năm trước đó, theo số liệu chính thức.
Để đề phòng tình trạng bùng nổ trẻ sơ sinh, chính quyền tại Hồng Kông đã thắt chặt các quy định nhập cảnh, đẩy mạnh kiểm soát biên giới và không nhận đặt chỗ bệnh viện từ các bà mẹ đại lục.
Các phụ nữ đại lục được cho là thường che giấu bụng bầu trong các bộ quần áo rộng thùng thình để vào Hồng Kông, hoặc thuê các căn hộ ở Hồng Kông ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ để tránh bị nghi ngờ.
Một số phụ nữ đại lục thậm chí chọn kế hoạch đợi đến phút chót để nhập viện khẩn cấp tại Hồng Kông. Giới chức bệnh viện cho hay các trường hợp sinh đẻ nhập viện khẩn cấp đã tăng gấp 3 lần trong năm ngoái.
“Vấn đề phức tạp hơn nhiều những gì chúng ta tương tượng”, Cheung Tak Hong, trưởng khoa sản tại bệnh viện Prince of Wales ở Hồng Kông, một bệnh viện công gần đại lục, nói.
“Hệ thống y tế không thể bắt kịp. Việc tăng nhân lực và các cơ sở y tế cũng không đáp ứng nổi nhu cầu từ Trung Quốc. Có quá nhiều phụ nữ mang thai từ Trung Quốc tới Hồng Kông sinh con”, bác sĩ Cheung nói.
Bác sĩ Cheung cho hay các phụ nữ đại lục đã đặt mạng sống của chính họ và những đứa trẻ vào sự rủi ro.
“Họ không đặt chỗ trước, chúng tôi cũng không có hồ sơ của họ. Chúng tôi không biết rõ về họ và đột nhiên họ đến đây rồi sinh con. Điều đó gây ra nhiều áp lực đối với đội ngũ nhân viên của chúng tôi”, ông Cheung nói.
“Tôi không có quan điểm tiêu cực gì về họ vì nhiều năm trước người Hồng Kông cũng làm vậy”, ông Cheung nói thêm, liên hệ tới số phụ nữ Hồng Kông ra nước ngoài sinh con trước khi đặc khu hành chính này được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
“Chúng tôi hi vọng mang lại cho đứa trẻ tương lai tốt hơn, cơ hội tốt hơn. Vì thế tôi hiểu tại sao phụ nữ đại lục lại tới Hồng Kông. Vì thế tôi không nói điều đó là sai trai, chỉ là chúng tôi không thể bắt kịp với sự gia tăng này”, bác sĩ nói.
Các bệnh viện công tại Hồng Kông đã chứng kiến tỷ lệ đặt phòng sinh đẻ tăng 15% trong năm nay và tổng số ca sinh đẻ tại tất cả các bệnh viện dự kiến sẽ vượt quá con số 100.000 trong năm con Rồng, ông Cheung dự đoán.
Theo Dân Trí
Quan niệm ngu ngốc xúi gã con rể sợ bệnh vảy nến sát hại mẹ vợ
Chỉ vì nỗi khiếp đảm căn bệnh vẩy nến khó chữa trị của mẹ vợ mà gã con rể ngu dại đã chà đạp lên đạo hiếu làm người, làm con, hắn đã đang tay sát hại mẹ vợ...
Thụ án tại Trại giam Quyết Tiến (Tổng cục VIII, Bộ Công an) có lẽ không phạm nhân nào có hoàn cảnh trớ trêu như Lý Văn Tư (40 tuổi, ngụ xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Phía sau tội ác tày trời của đối tượng, người ta vừa giận vừa thương gã phạm nhân có trình độ học vấn thấp và quan niệm ngu muội.
Quan niệm ngu ngốc xúi gã con rể sợ bệnh vảy nến sát hại mẹ vợ bệnh tật
Rể bần hàn gặp mẹ vợ chanh chua
Nước mắt ngắn dài, phạm nhân Tư ấm ức kể, nhà hắn thuộc diện nghèo khó nhất xóm, cuộc sống gia đình với 3 đứa con đang tuổi ăn học, lại thêm bố mẹ già khiến vợ chồng Tư thêm khốn khổ vì tiền bạc. Tư thì không có nghề gì khác ngoài việc quanh năm ruộng nương rồi đến vụ lại đi chặt mía thuê cho những người làng bên, công sá chẳng bõ bèn gì. Thế nên, gượng gắng không được, hai đứa con lớn phải bỏ học giữa chừng đi làm thuê phụ giúp gia đình. Vợ Tư bỏ xứ chen chân vào làm công nhân trong một xí nghiệp may sớm tối không thấy mặt trời, chi tiêu ăn ở đã mất phần lớn số lương còn dành dụm gửi về không nhiều.
Sau đoạn than nghèo kể khổ, đến lượt Tư đổi giọng trách cứ: "Chỉ tại nhà ngoại mà tôi mới ra nông nỗi này. Nếu bà mẹ vợ không bị bệnh vẩy nến quái gở ấy thì đâu có ra nhẽ".
Mẹ vợ Tư là bà Trần Thị T (53 tuổi, ngụ xã Hoáng Lâu, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc) vốn nổi tiếng là chanh chua nhất làng. Thế nên bà T cũng sớm đoạn tuyệt tình duyên, bỏ chồng ở vậy nuôi con khi vợ Tư mới bi bô biết nói. Tư là người gần đó, thương vợ từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm, lại thêm tính nết chịu thương chịu khó nên đã ngỏ lời kết duyên chứ "để có mẹ vợ như bà T thì có các vàng tôi cũng chẳng muốn". Sau khi kết hôn, Tư có bàn với vợ đón mẹ vợ về ở cùng để tiện chăm nom bà lúc tuổi già, cũng là thể hiện đạo nghĩa làm con cho trọn vẹn. Nhưng như được thể, bà T chẳng giữ thể diện cho con gái, con rể mà cứ dăm bữa nửa tháng lại lời ra tiếng vào với bà thông gia. Không bao lâu sau, bà lão bỏ con cháu lại nhà để ra Hà Nội làm người giúp việc. Bà mẹ vợ chanh chua đi làm, nhiều lúc con cái có nhớ nhung nhưng "đúng là có thoải mái hơn khi không còn cảnh suốt ngày chao chát cãi nhau như mổ bò".
Tàn đời vì dầu gội đầu rởm
Nguồn gốc của tội ác tày trời trong nhà Tư lại đến từ... dầu gội đầu rởm. Cách đây vài năm, trong một lần về thăm cháu, bà ngoại chỉ vào mái tóc tả tơi, lấm tấm vảy trắng mà than phiền "ở Hà Nội tao gội phải dầu gội đầu rởm nên bị dị ứng ngứa ngáy nhiều ngày, nay đã bôi đủ thứ thuốc mà chẳng đỡ". Biết vậy mà gã con rể chẳng bận tâm chuyện đầu tóc mẹ vợ làm gì. Nhưng vài tháng sau, điện thoại hàng xóm đổ chuông báo người đầu dây bên kia là bà mẹ vợ gọi điện về hỏi thăm. Qua điện thoại bà lão thông báo ngắn gọn thế này: "Những vệt mốc ở đầu mẹ đã loang ra cả chân tay. Chủ nhà ở Hà Nội đã đưa đi khám chữa nhưng không khỏi, suốt ngày mẹ ngứa ngáy gãi bần bật, không làm được việc nên họ cho thôi việc rồi". Sau đó, Tư còn láng máng nghe đâu bà lại đi xin việc dăm ba chỗ khác nhưng cũng vài bữa nửa tháng người ta lại cho nghỉ vì căn bệnh ngứa ngáy, lúc nào cũng sồn sột gãi như khỉ.
Và đến đầu năm 2010 thì sự việc trở nên nghiêm trọng thật, những đốm trắng đã lan ra khắp người bà T không còn khoảng trống. Suốt ngày đêm bà lão chỉ ngồi một chỗ, chân tay gãi sột soạt, miệng thì rền rĩ không ngơi. Dù không ưa mẹ vợ nhưng phận làm con phải tròn đạo hiếu, Tư phải bỏ công bỏ việc đưa mẹ vợ đi khám chữa bệnh khắp nơi. Ở Hà Nội, Tư được bác sĩ tư vấn bệnh tình của mẹ vợ có thể chữa khỏi nhưng nhất thiết phải nằm viện điều trị và sẽ tốn kém một khoản không nhỏ, đến hàng chục triệu đồng. Nghe vậy, Tư vừa mừng, vừa tủi vì không biết bấu víu vào đâu để lo tiền chạy chữa thuốc thang cho mẹ. Hắn bàn với mẹ vợ xin về nhà điều trị ngoại trú, sẽ mua thuốc và đi kiểm tra theo khả năng kinh tế gia đình, tới đâu hay tới đó. Và để vẫn tiện chữa trị mà tiết kiệm chi phí ăn ở so với Hà Nội, Tư bàn với mẹ vợ xin ở nhờ nhà em gái bà ở thành phố Vĩnh Yên để đi xuống Hà Nội chữa bệnh được gần và thuận lợi hơn.
Ám ảnh căn bệnh vảy nến
Tuy nhiên, sau một năm đằng đẵng ăn chực nằm chờ ở nhà em gái, bệnh tình của bà T không hề thuyên giảm mà mỗi chốc lại trầm trọng hơn. Theo như lời Tư miêu tả, những đốm trắng xuất hiện khắp mình mẩy, ngồi đâu là bà gãi đấy, những vẩy trắng bay tứ tung trong nhà, ngứa đến nỗi bà gãi tứa cả máu mà không biết đau, rồi vón cục lại thâm sì sì khiến ai tới gần cũng sởn da gà.
Rồi cực chẳng đã, em gái bà cũng đến ngày không chịu nổi phát hoảng với căn bệnh kỳ quái của chị gái nên bí mật gọi điện cho Tư thông báo tình hình và bàn bạc sẽ thuê phòng trọ cho mẹ vợ Tư ở để cách ly và tiện chữa bệnh. Nghe điện của dì, Tư liền thu xếp công việc một mạch đi tới Vĩnh Yên. Theo như lời Tư tường thuật: "Trên đường đi tôi đã đắn đo rất nhiều, bệnh tình của mẹ như vậy ngày một, ngày hai đi thuê trọ còn được, mà nếu chủ nhà biết được thì chắc họ cũng phát sợ mà tống khứ đi thôi. Tôi lại nhớ đến chuyện có bữa đi bốc thuốc ở một thầy lang gần nhà, nghe chuyện của mẹ vợ tôi ông ấy bảo nhất quyết chữa được. Tôi phân vân nhưng nghĩ bổn phận làm con không thể đẩy mẹ ra đường ở nên quyết tâm đưa bà về nhà ở cùng.
Tới nhà dì, sau khi gói ghém vật dụng cần thiết cho mẹ vợ, trong lúc chuẩn bị ra về, Tư được bà dì níu lại thậm thụt mách nhỏ: "Bệnh này nguy hiểm lắm đấy, chỉ cần một cái vẩy mà rơi vào chân lông người khác là lây ngay". Nghe xong Tư giật mình thon thót, nghĩ đến cảnh toàn thân loang lổ những vết đốm trắng rồi phải gãi đến tứa máu như mẹ vợ bây giờ khiến hắn càng hoảng loạn. Từ bấy giờ, tâm tính của gã con rể với mẹ vợ bỗng chốc thay đổi, sinh gắt gỏng với mẹ vợ, cử chỉ thì có vẻ e dè lảng tránh nhiều hơn. Tư "lệnh" cho mẹ vợ phải bịt kín khăn, áo từ đầu đến chân khi lên xe khách, còn hắn thì lúc nào cũng lảng lảng đi trước hoặc sau. Suốt hành trình từ Vĩnh Yên về nhà, Tư chỉ đưa bà T lên xe là tót lên ghế đầu ngồi bỏ mặc bà phía dưới. Đến giờ kể lại, vẻ mặt Tư vẫn toát lên vẻ đầy sợ hãi. "Nghe dì nói vậy, tôi cứ bị ám ảnh suốt nên phải ngồi thật xa, nhỡ đâu gió máy vô tình tạt vảy vào người thì khốn khổ".
Cảnh ngộ khốn khổ
Về nhà thì trời đã nhá nhem tối, Tư trải cho mẹ vợ manh chiếu nằm riêng ở một xó nhà cách ly với những thành viên khác trong gia đình. Làm gì, đi đâu, Tư đều nghiêm nghị nhắc nhở mọi người tránh xa bà ngoại. Mặt khác, Tư cấp tốc cùng con trai mua bạt ni lông dựng một túp lều cách nhà hắn ở một khoảng an toàn là 200m để "cách ly" mẹ vợ tuyệt đối.
Trong thời gian này, vợ đi vắng nên ngoài việc ruộng nương, thời gian chăm mẹ vợ đã choán hết mọi thời gian rỗi của Tư. Gã kể: "Mỗi ngày tôi phải gánh đủ cho bà 6-7 gánh nước để tắm táp giặt giũ, rồi phải lo cơm nước cho bà xong mình mới rảnh tay". Nói rồi Tư nhăn mặt: "Mỗi lần vào lều chăm cơm nước cho bà, tôi đều phải cẩn thận mặc áo mưa, đi ủng đeo khẩu trang, găng tay kín mít vì càng nghĩ đến câu nói của bà dì tôi lại càng hoảng".
Sợ thì Tư sợ lâu rồi nhưng vẫn có niềm tin sẽ chữa khỏi nên cố gắng gượng chăm sóc mẹ vợ chứ lúc ấy chưa nghĩ quẩn. Nhưng rồi theo lời ông thầy lang, hết thang thuốc thứ 3, rồi thang thứ tư bệnh tình mẹ vợ vẫn không khả quan. Đêm đêm bà vẫn cứ rên la vì ngứa. Đã vậy, dù dựng lều cách ly rồi, bà vẫn nhớ con nhớ cháu nên tha thẩn về nhà con rể ngồi chồm chỗm gãi sồn sột, ngồi đâu là gãi đấy, vẩy bay khắp cả nhà. "Bố tôi đã già, con tôi nhỏ cứ còng lưng lau dọn, vừa lau xong bà lại gãi. Tôi không dám đuổi nhưng trong thâm tâm nhà tôi ai cũng ớn sợ", Tư thuật lại.
Sau đó liền một tháng, Tư lại cất công đi tìm phương thuốc của thầy lang khác nhưng bệnh tình của bà vẫn y chang. Đến một hôm bà lão ngứa quá nên đã gọi con rể vào mà hỏi: "Sau mấy ông thầy lang bảo là chỉ vài thang thuốc là khỏi, thế mà mãi chẳng đỡ là sao con ơi. Mày mua cho mẹ lọ thuốc sâu để mẹ uống cho chết quách đi chứ không chữa trị làm gì". Chiều hôm đó bà lại mò về nhà con rể, ngồi xổm trước cửa than thở rằng: "Dì mày hứa cho mẹ vay một triệu mà giờ lại không cho vay". Con rể hỏi thì bà bảo có người mách bệnh này chỉ cần truyền dịch là khỏi nên vay tiền để nhờ con mai đưa xuống Vĩnh Yên điều trị. Tư trấn an bằng việc hứa sẽ dùng tiền vợ vừa gửi về đưa bà đi khám.
Gã con rể "trời đánh"
Tuy nhiên, đêm đó Tư không tài nào chợp mắt nổi mà suy nghĩ đến phát váng cả đầu. Đã điều trị thuốc tây cả năm trời, nay thuốc nam cũng không khỏi, bà lại đòi đi khám thì thử hỏi khỏi như thế nào được? "Nếu cứ kéo dài mãi thế này thì không được, rồi tôi lại nghĩ đến chuyện bà đòi chết lúc trước. Nghĩ quẩn, nghĩ quanh tôi lại trăn trở việc thân mình sẽ phải phục vụ bà đến bao giờ, rồi lúc ấy không biết nên nghĩ bệnh này mình chỉ may mắn tránh được chốc lát, một ngày, một tuần chứ một năm thì kiểu gì cũng sẽ lây sang mọi người trong nhà... Vậy là tôi quyết định giết mẹ vợ. Hơn nữa, tôi chỉ nghĩ đơn giản là giết bà ấy là giết người bị bệnh thì cũng chỉ bị tội nhì nhằng nên càng quyết tâm hơn", gã con rể ngu dại thuật lại.
Khoảng 2h cùng ngày, sau khi "hạ quyết tâm" như trên, hắn đeo ủng, mặc áo mưa, đeo găng cao su, đi lòng vòng quanh lều mẹ vợ vài phút. Thấy chiếc búa mình đóng đinh vẫn để trong lều nên hắn đã lẻn vào lấy búa, vung tay đập mẹ vợ một nhát chí mạng. Bị bất ngờ nhưng bà lão vẫn vùng chạy kêu cứu, Tư đuổi theo liên tiếp vung búa hại mẹ vợ đến chết lôi xác nạn nhân vào trong lều rồi dùng rơm chùi hết vết máu loang lổ bên ngoài.
Thấy có người kêu cứu, hàng xóm của gã ngó sang đánh tiếng: "Tư ơi! Xem mẹ vợ mày làm sao đấy?". Gã liền hô to trả lời: "Bà ấy uống thuốc sâu tự tử chết rồi nhưng đừng nói với ai vội, cứ để tôi tự giải quyết". Nói đoạn, Tư quay vào cởi bỏ trang phục dính máu đốt ở góc lều.
Cái chết bất thường của bà lão tội nghiệp khiến những người hàng xóm của hắn thấy nghi vấn nên đã báo công an xã. Ngay lập tức hành động dã man của gã con rể bất nhân bị lật mặt. Ngày 26/5/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã đưa xét xử công khai vụ án, tuyên phạt bị cáo Lý Văn Tư mức án tù chung thân vì tội "giết người".
Tư than thở: "Đúng là tôi ngu dốt, nhiều lần đưa bà đi khám như thế mà không lần nào hỏi rõ cách lây truyền của bệnh vảy nến để phòng tránh. Cuối cùng chỉ vì ám ảnh lời cảnh báo của bà dì mà ra cơ sự này. Cũng trách mình thiếu hiểu biết pháp luật. Tôi nghĩ được mình bị tội nặng thế này thì chắc có các vàng cũng không dám manh động. Rồi thì hàng xóm, bạn bè họ vừa thương vừa giận trách tôi cạn nghĩ. Điều an ủi đó là trong những lúc khó khăn như thế này vợ con đã không bỏ tôi, nhưng lo lắng nhất là các con còn nhỏ, bố mẹ thì đã già không ai chèo chống việc gia đình". Ôm mặt hối hận, giờ đây Tư tự than trách bản thân nông cạn, chỉ vì thiếu hiểu biết mà phạm tội, chà đạp lên đạo hiếu làm người, làm con.
Bệnh vảy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Có 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh: 1. Di truyền; 2. Nhiễm khuẩn; 3. Stress (Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên); 4. Dị ứng thuốc; 5. Hiện tượng Kobner (thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa). Đây là bệnh lành tính và phổ biến, có nhiều loại thuốc và phương pháp chữa căn bệnh này.
(Nguồn: Viện Da liễu, Quốc gia Việt Nam)
Theo Giáo Dục VN
Không khí Tết len lỏi khắp Trung Quốc Cũng giống như một số quốc gia châu Á khác, người dân Trung Quốc đang háo hức chuẩn bị cho một năm mới Nhâm Thìn đang đến gần. Theo quan niệm của người Trung Quốc, con Rồng tượng trưng cho uy quyền, phú quý. Vì thế, năm Nhâm Thìn 2012 hứa hẹn sẽ là một năm đầy may mắn và sung túc. Chỉ...