“Ác mộng” của Trung Quốc: Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân
Ác mộng tồi tệ nhất với Trung Quốc có lẽ là việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này có thể khiến vấn đề an ninh của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn hiện nay rất nhiều và buộc nước này phải xem xét lại học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như tăng số đầu đạn hạt nhân đang có.
Cần làm rõ rằng, Nhật Bản không hề có ý định chế tạo vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, họ còn phản đối việc này do là nước duy nhất trên thế giới từng phải chịu hậu quả của bom hạt nhân.
Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng không hề có ý định khiêu khích Nhật Bản để nước này phải sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước của Trung Quốc khẳng định rằng, họ sẽ chỉ dùng vũ khí hạt nhân như một biện pháp đáp trả. Điều này có nghĩa là một Nhật Bản phi hạt nhân sẽ không thể hứng chịu một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể thay đổi chính sách của mình trong chớp mắt, trong khi việc phát triển vũ khí hạt nhân phải là một quá trình dài. Chính vì vậy, việc tìm cách sở hữu loại vũ khí này vẫn là một lựa chọn đang cân nhắc với quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Một điều thú vị để phán đoán nữa đó là khả năng răn đe hạt nhân của Nhật Bản sẽ như thế nào, nếu Tokyo phải cân nhắc giữa bộ 3 hạt nhân truyền thống bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất
Nhật Bản có thể đầu tư vào một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, trong đó mỗi quả mang từ một đến nhiều đầu đạn. Tên lửa này có thể triển khai xuống các hầm phóng kiên cố như Minuteman III của Mỹ hoặc trên xe chở lưu động như RS-24 Yars của Nga. Tên lửa hạt nhân của Nhật Bản cũng chỉ cần nhỏ gọn chứ không cần có tầm bắn và năng lượng để vươn tới tận Bắc Mỹ. Nó chỉ cần có khả năng với tới Trung Quốc, Nga, Trung Đông là quá đủ.
Cuối cùng, Nhật Bản có thể tạo ta 100 tên lửa đạn đạo tầm trung với đầu đạn mang sức công phá khoảng 100 kiloton.
(Hình minh họa)
Tuy nhiên, đây được coi là biện pháp thiếu hợp lí nhất trong bộ 3 hạt nhân. Mật độ dân số cao của Nhật Bản khiến rất khó để tìm ra địa điểm để triển khai 100 hầm phóng tên lửa nhằm giảm thiểu được tối đa thiệt hại về người trong trường hợp những nơi này bị tấn công phủ đầu.
Trong khi đó, những xe chở tên lửa lưu động lại quá lớn và nặng để lưu thông trên mạng lưới đường nhựa của Nhật Bản. Nếu họ quyết định xây dựng những tuyến đường chuyên để cho xe chở tên lửa chạy, điều này lại khiến nó dễ bị phát hiện. Một sự lựa chọn khác có thể được cân nhắc đó là triển khai tên lửa lên tàu hỏa, điều mới chỉ có Nga duy nhất làm trên thế giới.
Video đang HOT
Máy bay ném bom chiến lược
Nhật Bản có thể xây dựng một không đoàn máy bay ném bom tàng hình, có khả năng phóng tên lửa hành trình hoặc thả bom hạt nhân. Các máy bay này có thể bay gần đến đối thủ và phá hủy các cơ sở hạt nhân, trung tâm chỉ huy. Máy bay được đánh giá là công cụ tiện lợi để tấn công nhiều nơi cùng lúc hoặc thay đổi mục tiêu trong giữa hành trình bay.
Lực lượng ném bom hạt nhân có thể bao gồm 3 phi đội máy bay, với 24 chiếc mỗi đội. Mỗi chiếc máy bay sẽ mang theo 4 tên lửa hạt nhân gắn đầu đạn với sức công phá 100 kiloton. Như vậy, Nhật Bản sẽ cần 288 vũ khí hạt nhân để trang bị đầy đủ cho lực lượng này.
Nhật Bản có thể xây dựng lực lượng máy bay có khả năng thả bom hạt nhân
Tuy nhiên, vị trí địa lí gần với Trung Quốc lại khiến lựa chọn cho lực lượng ném bom hạt nhân trở nên kém khả thi. Một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ các máy bay ném bom trước khi nó kịp cất cánh. Ngoài ra, máy bay Nhật Bản cũng dễ dàng bị bắn hạ bởi mạng lưới phòng không dày đặc bố trí ở phía đông Trung Quốc.
Đồng thời, sự duy trì một lực lượng máy bay ném bom hạt nhân lại vô cùng đắt đỏ và chiến thuật tấn công luôn yêu cầu một số lượng lớn máy bay cùng cất cánh để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo
Đây có lẽ là lựa chọn đáng cân nhắc nhất. Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo luôn được coi là có khả năng sống sót cao nhất trong bộ 3 hạt nhân. Nếu một chiếc tàu ngầm bơi ra giữa Thái Bình Dương, khả năng phát hiện được nó sẽ gần như là không thể. Không những vậy, bất kì máy bay hay tàu chiến săn ngầm nào của Trung Quốc nếu muốn xuất kích cũng đều phải bay qua Nhật Bản.
Nhật Bản hoàn toàn có thể thuyết phục Mỹ chia sẻ tàu ngầm, tên lửa và công nghệ đầu đạn như từng làm với Anh, đổi lại, nước này sẽ hỗ trợ ngân sách cho các chương trình phát triển tàu ngầm và vũ khí của Mỹ.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho Nhật Bản
Nhật Bản cũng nên học theo các nước như Anh, Pháp hay Trung Quốc, vốn luôn duy trì 5 chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, trang bị 16 tên lửa hạt nhân, trong đó luôn có một chiếc tàu tuần tra ngoài biển.
Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, không quốc gia nào có lợi nếu Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân, tuy nhiên, đối đầu căng thẳng giữa Nga, Trung Quốc và Nhật Bản hoàn toàn biến tình hình trở nên khác biệt theo hướng tồi tệ hơn trong tương lai.
Theo Danviet
Điều gì xảy ra khi tàu ngầm hạt nhân Nga - Mỹ đối đầu?
Kể từ sau Chiến tranh lạnh, lực lượng tàu ngầm của hải quân Mỹ đã trở thành không có đối thủ do sự sụp đổ của Liên-xô. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, vị thế này đang bị lung lay với sự trở lại của hải quân Nga nói chung và hạm đội tàu ngầm của nước này nói riêng.
Thách thức mới đối với hải quân Mỹ có thể được nhìn thấy rõ khi so sánh tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga với trụ cột của lực lượng tàu ngầm Mỹ, lớp Virginia.
Tàu ngầm lớp Yasen của Nga
Cục thiết kế trung ương Malakhit của Nga bắt tay vào phát triển tàu ngầm lớp Yasen từ những năm 1980. Việc khỏi đóng con tàu đầu tiên của lớp này có tên Severodvinsk bắt đầu từ năm 1993 nhưng kéo dài tới hơn một thập kỉ mới hoàn thành do thiếu kinh phí. Cuối cùng, Severodvinsk đã được hạ thủy vào năm 2010 và đưa vào biên chế trong năm 2013.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga
Tàu ngầm lớp Yasen dài 119 m, lượng giãn nước khi lặn 13.800 tấn. Thủy thủ đoàn của tàu bao gồm 90 người, ít hơn nhiều so với số lượng thủy thủ trên tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ, điều cho thấy mức độ tự động hóa cao của tàu. Hình dáng của Yasen được đánh giá là khá giống tàu ngầm lớp Akula nhưng dài hơn về khu vực phía sau để lắp vừa các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng.
Tàu lớp Yasen được trang bị một lò phản ứng hạt nhân OK-650KPM công suất 200MW, cho phép tàu đi với vận tốc 16 hải lí/h khi nổi và 31 hải lí/h khi lặn.
Cảm biến chính của tàu là hệ thống sonar mảng pha đa chức năng Irtysh-Amfora. Ngoài ra, tàu ngầm Yasen còn có radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước MRK-50 Albatross và hệ thống tác chiến điện tử Rim Hat.
Về vũ khí, tàu ngầm lớp Yasen được trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình thẳng đứng và 10 ống phóng ngư lôi gồm: 8 ống cỡ 650mm và 2 ống cỡ 533m. Tàu ngầm này có thể phóng nhiều phiên bản của tên lửa hành trình Kalibr, bao gồm loại chống hạm, chống tàu ngầm hoặc tấn công mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 2500km. Ông phóng thẳng đứng của tàu ngầm lớp Yasen cũng có thể mang theo các tên lửa chống hạm P-800 Oniks.
Tàu ngầm lớp Virginia
Tàu ngầm lớp Virginia được tạo ra để thế chỗ cho tàu ngầm lớp Seawolf. Nó có chiều dài 116m, tức là ngắn hơn khoảng 3m so với tàu Yasen và vận hành bởi đoàn thủy thủ 113 người, cùng sử dụng lò phản ứng hạt nhân General Electric S9G. Tàu có khả năng chạy tốc độ tối đa khi nổi là 25 hải lý/giờ và 35 hải lý/giờ khi lặn.
Tàu ngầm Virginia được trang bị hệ thống cảm biến hiện đại BQQ-10 gồm một mảng cầu phía trước và hai bên hông tàu, trong khi mảng phía sau sử dụng sonar thụ động TB-29 và hệ thống sonar cao tần gắn trên cánh buồm chính cho phép phát hiện mìn. Từ phiên bản Block III trở đi, tàu thay thế sonar BQQ-10 bằng loại sonar cánh cung mở rộng (LAB).
Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ
Họa lực của tàu Virginia gồm 4 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể khai hỏa cả ngư lôi Mk-48 hoặc tên lửa chống hạm Harpoon. Các phiên bản đời đầu của Virginia trang bị 12 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Từ phiên bản Block III trở đi, tàu trang bị 2 ống phóng module, mỗi ống chứa 6 tên lửa Tomahawk, trong khi, từ bản Block V, tàu có thêm nhiều module phóng thẳng đứng và nâng số lượng tên lửa Tomahawk mang theo lên 40 quả.
Tàu ngầm nào mạnh hơn?
Có thể thấy cả 2 chiếc tàu ngầm nòng cốt của hải quân Nga và Mỹ khá cân tài cân sức về mọi mặt. Yasen chậm hơn nhưng lại lặn sâu hơn, trong khi Virginia nhanh hơn nhưng chỉ có thể lặn tối đa 488m. Virginia cũng có sự vượt trội hơn trong khả năng phát hiện mục tiêu nhờ có hệ thống sonar LAB tân tiến.
Về khả năng hỏa lực, 2 loại tàu ngầm cho thấy sự cân bằng về số lượng ngư lôi và tên lửa. Virginia hoạt động yên tĩnh và có hệ thống sonar tốt hơn, nên có thể thực hiện việc tấn công chớp nhoáng và bí mật vào đối phương. Trong khi đó, tàu Yasen được trang bị tên lửa chống tàu ngầm Kalibr nên sẽ có khả năng phản ứng nhanh với một đợt công kích bất ngờ.
Tuy nhiên, có thể thừa nhận rằng, tàu ngầm Mỹ đang có lợi thế hơn về công nghệ và khả năng hoạt động bí mật, điều được coi là chìa khóa thành công của mọi cuộc chiến tranh hiện đại. Nga cần tạo ra một thế hệ tàu ngầm mới nếu muốn vượt Mỹ về sự hoạt động yên tĩnh và khả năng dò tìm mục tiêu, do đó, về ngắn hạn, Mỹ sẽ có nhiều khả năng chiến thắng hơn nếu xảy ra xung đột tàu ngầm với Nga.
Với sự thách thức từ hải quân Nga, Mỹ chắn chắn cũng sẽ không lơ là vấn đề phát triển tàu ngầm như những gì họ đã từng làm sau khi Liên-xô sụp đổ. Do đó, trong tương lai, Mỹ và Nga nhiều khả năng sẽ tham gia vào một cuộc chạy đua tạo ra loại tàu ngầm chạy yên tĩnh và trang bị nhiều công nghệ hiện đại hơn.
Theo Danviet
Chiếc tàu ngầm hạt nhân thảm họa của Trung Quốc Dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân Type-092 (lớp Xia) được cho là tốn nhiều công sức và tiền bạc, nhưng kết quả chỉ là nỗi thất vọng cho Bắc Kinh. Tàu ngầm Type-092 neo đậu tại cảng. Ảnh: Blogspot. Trong thập niên 1980, Trung Quốc nỗ lực hiện đại hóa lực lượng răn đe hạt nhân, trong đó có việc đóng...