Ác mộng chưa thấy hồi kết của Elon Musk: Đức tuýt còi lỗi phần mềm trên xe Tesla, 59.000 phương tiện bị ảnh hưởng
Cơ quan quản lý giao thông đường bộ của Đức cho biết họ đang thu hồi các mẫu Tesla Y và Model 3 do lỗi từ hệ thống gọi hỗ trợ khẩn cấp tự động.
Nhà chức trách Đức xác nhận hôm 29/6 rằng có một lỗ hổng phần mềm đang gây ra sự cố eCall, được thiết kế để tự động liên hệ với dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Những mẫu xe đầu tiên của Tesla cũng đã bị triệu hồi vì lỗi này từ 2/7. Có 59.129 xe của Tesla bị ảnh hưởng trên toàn cầu nhưng không rõ có bao nhiêu chiếc ở Đức.
Trục trặc phần mềm với gần 60.000 xe tiếp tục gây thêm những đau đầu cho Elon Musk, người mất hàng chục tỷ USD tài sản ròng trong vài tháng qua. Hôm 2/7, doanh số giao xe của Tesla trong quý 2 thấp hơn 17,9% so với quý trước. Nguyên nhân xuất phát từ các biện pháp giãn cách xã hội ở Trung Quốc làm gián đoạn chuỗi cung ứng và sản xuất của hãng.
Tháng trước, Musk cũng cho biết các nhà máy mới của Tesla ở Texas và Berlin đang “mất hàng tỷ USD” khi họ phải vật lộn để tăng sản lượng vì thiếu pin và các vấn đề liên quan đến các cảng của Trung Quốc.
Trong nửa đầu năm 2022, tài sản của Elon Musk bị sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, 62 tỷ USD giá trị vốn hóa đã bị thổi bay khỏi khối tài sản của người đàn ông giàu nhất hành tinh trong 6 tháng qua.
Video đang HOT
Cấm ngân hàng Nga tham gia SWIFT sẽ gây ra những tác động nào?
Mỹ và các nước châu Âu thông báo loại một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT, điều này sẽ để lại hậu quả gì?
Theo The New York Times, Mỹ và Ủy ban châu Âu, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý vừa chính thức thông báo sẽ loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống nhắn tin tài chính SWIFT - một cách dễ hiểu là cấm các ngân hàng này tham gia các giao dịch quốc tế.
Trước đó, một số người ở châu Âu, cùng với Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine, đã kêu gọi tách tất cả các tổ chức và cá nhân Nga khỏi SWIFT trong nỗ lực đưa nền kinh tế Nga đi xuống. Khoảng 40% ngân sách của chính phủ Nga đến từ việc bán năng lượng.
Vào năm 2020, khoảng 38 triệu giao dịch được gửi mỗi ngày qua nền tảng SWIFT.
Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho rằng "việc cắt giảm các ngân hàng (khỏi SWIFT) sẽ ngăn Nga thực hiện hầu hết các giao dịch tài chính trên toàn thế giới và chặn xuất khẩu và nhập khẩu của Nga một cách hiệu quả".
SWIFT, một dịch vụ nhắn tin của Bỉ được chính thức gọi là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính trên khắp thế giới. Nó không giữ hoặc chuyển tiền, nhưng nó cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính thông báo cho nhau về các giao dịch sắp diễn ra.
Việc loại một số ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT về cơ bản sẽ cắt đứt Nga khỏi phần lớn hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên thông báo của Mỹ và các nước đồng minh không nói rõ ngân hàng cụ thể nào bị cấm tham gia SWIFT.
Tờ USA Today cho rằng việc ngăn chặn Nga khỏi SWIFT sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước ngay lập tức và về lâu dài, khiến Nga không thể tham gia vào các giao dịch tài chính quốc tế. Điều đó bao gồm lợi nhuận quốc tế từ sản xuất dầu và khí đốt, chiếm hơn 40% doanh thu của Nga.
Vào năm 2012, Iran đã mất quyền truy cập vào SWIFT do một phần của các lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân của họ (mặc dù nhiều ngân hàng của nước này đã được kết nối lại với hệ thống vào năm 2016). Khi lệnh trừng phạt bị áp đặt, Iran đã mất một nửa doanh thu xuất khẩu dầu và 30% thương mại nước ngoài.
Một số chuyên gia về các lệnh trừng phạt thừa nhận việc cấm các tổ chức tài chính Nga khỏi SWIFT sẽ giáng một đòn mạnh vào lĩnh vực tài chính của Nga, song việc chỉ cấm một số ngân hàng sẽ không đủ áp lực.
Một số khác cho rằng việc không cho ngân hàng Nga tham gia SWIFT càng thúc đẩy nước này thành lập giải pháp thay thế cho hệ thống của SWIFT, ví dụ giải pháp họ đang triển khai hợp tác với Trung Quốc.
Theo phân tích trên tờ Guardian, lệnh cấm có thể không tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Nga. Thay vì dùng SWIFT, ngân hàng Nga có thể sử dụng các kênh khác để thanh toán, chẳng hạn như điện thoại, ứng dụng nhắn tin hoặc email. Các ngân hàng Nga cũng có thể chuyển các khoản thanh toán qua các quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt, chẳng hạn như Trung Quốc, quốc gia đã thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình để cạnh tranh với SWIFT.
Tất nhiên, việc thông báo các giao dịch không thông qua SWIFT có thể khiến giao dịch chậm hơn, phát sinh chi phí cao hơn.
Ở phía ngược lại, lệnh cấm có thể gây hại cho một số doanh nghiệp có làm ăn với Nga. Nga là nước mua khối lượng lớn hàng hóa sản xuất của nước ngoài, đặc biệt là từ Hà Lan và Đức. Nga là nhà cung cấp chính của EU về dầu thô, khí đốt tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch rắn, và các nước châu Âu có thể gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp thay thế. Tuy nhiên, EU hiện cũng ủng hộ lệnh cấm.
Việc loại một số ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT chỉ là một trong số động thái mà Mỹ và các nước đồng minh áp lên Nga sau khủng hoảng quân sự Nga - Ukraine. Bà von der Leyen cho biết, liên minh xuyên Đại Tây Dương cũng sẽ cố gắng làm tê liệt ngân hàng trung ương của Nga bằng cách đóng băng các giao dịch và khiến ngân hàng trung ương "không thể thanh lý tài sản".
Ngoài ra, Hoa Kỳ và các đồng minh cũng công bố các bước để gây áp lực lên giới tinh hoa của Nga, bao gồm việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm mà Nhà Trắng cho biết sẽ "xác định, truy lùng và đóng băng tài sản của các công ty và nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt - du thuyền của họ, biệt thự của họ và bất kỳ các khoản thu lợi bất chính khác mà chúng tôi có thể tìm thấy và đóng băng theo luật".
Nghiên cứu: Trung Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê-út xếp đầu về mức độ nghiện smartphone trên thế giới Một nghiên cứu mới đây đã thống kê danh sách các quốc gia gặp tình trạng nghiện smartphone tồi tệ nhất, trong đó Trung Quốc, Malaysia và Ả Rập Xê Út là những quốc gia xếp đầu. Các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Canada đã nghiên cứu việc sử dụng smartphone của gần 34.000 người ở 24 quốc gia trên...