ABBANK: Đã phát hành hơn 39 triệu cổ phiếu chia cổ tức, tăng vốn lên hơn 5.700 tỷ đồng
ABBANK đã phát hành hơn 39 triệu cổ phiếu nhằm chia cô tức năm 2017 tỷ lệ 7,4% cho cổ đông; vốn điều lệ theo đó tăng gần 394 tỷ đồng và đạt mức trên 5.700 tỷ đồng.
Theo tin từ Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ và chi trả cổ tức năm 2017 cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỉ lệ 7,4%, ngày 10/7/2019, ABBANK đã chính thức phát hành 39.361.726 cổ phiếu với tổng giá trị hơn 393,6 tỷ đồng.
Qua đợt phát hành này, vốn điều lệ của ABBANK tăng từ hơn 5.319 tỷ đồng lên mức hơn 5.713 tỷ đồng.
Được biết, đến cuối tháng 6/2019, Tập đoàn Geleximco đang nắm giữ gần 13% vốn điều lệ của ABBANK.
Năm 2019, mục tiêu chiến lược của ABBANK là phát triển công nghệ ngân hàng số kết hợp với nguồn nhân sự chất lượng cao để tạo nền tảng đột phá về sản phẩm cạnh tranh trong phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh và vận hành, giảm chi phí và tăng tính hiệu quả, tập trung vào quản trị rủi ro.
Đại hội đồng cổ đông ABBANK đầu năm nay đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2019 với những chỉ tiêu tài chính cơ bản, bao gồm: tổng tài sản đạt 105.720 tỷ đồng (tăng 17% so với năm 2018), huy động đạt 82.609 tỷ đồng, dư nợ đạt 61.323 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 1.220 tỷ đồng (tăng 35% so với năm 2018).
Theo Bizlive
Video đang HOT
Công ty HDTC và khoản 400 tỷ tiền vay để lấy lại "sổ đỏ"
Công ty TNHH sản xuất Thương mại Việt Anh cho HDTC vay 400 tỷ để giải chấp khoản vay tại Ngân hàng TNHH MTV Woori.
Trong suốt nhiều năm sau cổ phần hóa đồng hành với kiện tụng, vụ tranh chấp Dự án The Mark (quận 7) HDTC cũng là "nhân vật chính".
Theo tìm hiểu , HDTC là một doanh nghiệp nhà nước, tiền thân là Ban quản lý công trình nhà ở thuộc Sở Nhà đất và công trình công cộng. Doanh nghiệp này thành lập từ năm 1984 nhưng sau đó năm 2015 thì được cổ phần hóa.
Theo phương án Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH một thành viên thành công ty cổ phần ngày 09/12/2015 do ông Tất Thành Cang khi đó là Phó chủ tịch UBND TP.HCM ký, thì hình thức cổ phần hóa HDTC là bán bớt một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Theo đó, tổng số lượng cổ phần phát hành là 224.190.000 cổ phần tương đường 2.241,9 tỷ đồng vốn điều lệ. Trong đó, phát hành cho nhà đầu tư chiến lược 34,79%, đấu giá công khai cho nhà đầu tư thông thường 34,89%, phát hành cho người lao động 0,32%. Số cổ phần nhà nước nắm giữ 30%.
Năm 2016, HDTC chính thức trở thành Công ty Cổ phần vào ngày 29 tháng 04 năm 2016. Đáng chú ý là danh sách cổ đông của công ty này có sự xuất hiện của Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng -Địa ốc Việt Hân (Cty Việt Hân) khi đó do ông Đinh Trường Chinh là Chủ tịch HĐQT sở hữu 52,14%, trong đó có 34,79% là được chấp thuận là nhà đầu tư chiến lược, phần còn lại 17,35% là có được do đấu giá công khai.
Khởi đầu là vụ 3 công ty gồm: Công ty TNHH Tân Long (Tân Long), CTCP Đầu tư và Địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn (SGCL), CTCP Địa ốc 8 (Địa Ốc 8) cùng lúc tố HDTC "bội tín" tại Dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh (Q.2).
Vào khoảng đầu năm 2018 HDTC lại tiếp tục được nhắc đến trong vụ tranh chấp Dự án The Mark (Q.7) với các thành viên tại liên doanh VK Housing mà HDTC có 20% cổ phần, 80% còn lại thuộc sở hữu của 2 pháp nhân Hàn Quốc là Công ty P&D Korea Co.ltđ (P&D) và Công ty Lucky Vietnam Construction (LVC). Sau đó, 80% cổ phần của P&D và LVC được chuyển nhượng cho bên thứ 3 là Daewoo Star Birdge (DWS).
Mới đây nhất, theo Quyết định số 1502/QĐ-XPVPHC ngày 14/5/2019 của UBND quận 2, HDTC bị xử phạt hành chính 40 triệu đồng và buộc tạm dừng thi công dự án trên 60 ngày để hoàn tất thủ tục cấp phép xây dựng.
UBND quận 2 yêu cầu HDTC phải dừng thi công xây dựng công trình dự án Laimian City, làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chung cư CC04 (tại ngã giao đường Trần Lựu và đường Vành đai Tây, đường số 37), thuộc khu D, dự án khu đô thị An Phú - An Khánh (131ha), phường Bình An, quận 2, TP.HCM.
Thực tế dòng vốn hỗ trợ HDTC
Trong suốt nhiều năm sau cổ phần hóa đồng hành với kiện tụng, vụ tranh chấp Dự án The Mark (quận 7) HDTC cũng là "nhân vật chính". Cụ thể, tại liên doanh VK Housing, HDTC nắm 20% cổ phần (góp vốn bằng quyền sử dụng 29.310m2 đất của dự án).
Tại thời điểm đó, do gặp khó khăn về tài chính trong quá trình triển khai dự án, HDTC với tư cách là thành viên nên đã thế chấp quyền sử dụng đất nói trên để bảo lãnh khoản vay 400 tỷ đồng của liên doanh tại DWS Star Bridge Co., Ltd (DWS).
Vì không có chức năng hoạt động ngân hàng, DWS đã ủy thác cho Ngân hàng Woori TP.HCM (Woori Bank) nhận và quản lý phần tài sản thế chấp của HDTC, có trả phí hàng năm.
Tuy nhiên, sau cổ phần hóa, nắm quyền điều hành HDTC, ông Đinh Trường Chinh đã đạt được thỏa thuận với Woori Bank để giải chấp khoản vay 400 tỷ này, nhận lại chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án.
Theo BCTC 6 tháng đầu năm 2018, HDTC có gần 402 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Chiếm lớn nhất trong số này là khoản vay 400 tỷ đồng từ Công ty TNHH sản xuất Thương mại Việt Anh, phát sinh từ tháng 12/2016. Theo HDTC, khoản vay này là để kỹ quỹ đảm bảo nợ vay tại Ngân hàng TNHH MTV Woori (Woori Bank) - một ngân hàng Hàn Quốc có chi nhánh tại TP.HCM.
Khoản vay từ Công ty Việt Anh có thời hạn 12 tháng kể từ ngày 29/12/2016, lãi suất 9%/năm. Báo cáo tài chính bán niên 2018 của HDTC ghi nhận khoản chi phí ngắn hạn phải trả - tức lãi phải trả - cho Công ty Việt Anh là 55,62 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2018 của HDTC.
Đáng chú ý, theo thuyết minh của BCTC, tài sản đảm bảo cho khoản vay tại công ty Việt Anh là quyền sử dụng đất 44.862,5m2 đất gồm các thửa đất 302, 303,304,305,306 tờ bản đồ số 17 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA489719 ngày 28/1/2010 tại phường Tân Phú (quận 7.TP.HCM). Phụ lục hợp đồng vay ngày 15/12/2017 gia hạn thời hạn vay đến ngày 30/6/2018, lãi suất điều chỉnh thành 9,27/năm cho toàn bộ thời gian vay.
Nói cách khác, 400 tỷ đồng HDTC vay từ Công ty Việt Anh nhằm thay thế tài sản bảo lãnh cho một khoản vay. Tài sản được rút ra là quyền sử dụng khu đất tại phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM (hay còn được gọi là dự án The Mark). Trước thời điểm cổ phần hóa, tháng 12/2009, HDTC đã thế chấp khu đất này để bảo lãnh cho khoản vay của Công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển Nhà Việt Nam - Hàn Quốc (giá trị gần 273,8 tỷ đồng quy đổi tính theo tỷ giá ngày 21/10/2011).
Được biết, Công ty Việt Anh thành lập năm 2010, trụ sở tại Quận 1, TP. HCM. Khởi đầu doanh nghiệp này do 02 cá nhân góp vốn thành lập, cụ thể là ông Phạm Quốc Ái góp 90 tỷ đồng, sở hữu 18% vốn điều lệ và các nhân Bành Thanh Phụng góp 410 tỷ đồng để sở hữu 82% vốn điều lệ. Đến tháng 2/2017, ông Dương Bá Nam thay thế ông Bành Thanh Phụng nắm 82% vốn điều lệ, ông Phạm Quốc Ái vẫn nắm giữ 18% vốn điều lệ của công ty này.
Ngoài sở hữu phần lớn cổ phần tại Công ty Việt Anh, ông Dương Bá Nam hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP An Phú, ông Nguyễn Xuân Hòa là thành viên HĐQT. Công ty CP An Phú là doanh nghiệp bất động sản khá nổi trên thị trường hiện nay. Ông Hòa cũng có thời gian là đại diện theo pháp luật của Công ty Việt Anh.
Tình hình nợ vay mới nhất của HDTC từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019 tăng mạnh từ 395,6 tỷ đồng lên 805,83 tỷ đồng, với 2 hợp đồng tín dụng thời hạn 5 năm tại Sacombank Bắc Ninh.
Theo Dansinh
Tưng bừng Lễ mở bán căn hộ thương mại EcoHome 3 Sáng ngày 14/7 tới, chủ đầu tư Capital House sẽ tổ chức Lễ mở bán căn hô thương mại EcoHome 3, chính thức tung ra thị trường 100 căn hộ đẹp nhất tòa NO2, NO3 sau một thời gian đông đảo khách hàng quan tâm chờ đợi. Giá dự kiến chỉ từ 21 triệu đồng/m2 Lễ mở bán căn hộ thương mại Tòa...