Ả rập Xê útNgồi trên bồn xăng thì đừng đùa với lửa
Giàu có nhưng không mạnh thì đừng tham gia trò chơi địa chính trị, bởi sẽ có ngày “tiền mất, tật mang”.
Một quan chức của tập đoàn Aramco theo dõi quá trình khai thác ở một mỏ dầu tại cơ sở al-Howta
Xem lại thì nhà Saudi chỉ sống nhờ vào một “trạm xăng” ngoài ra chẳng có gì khác. Saudi chỉ xuất khẩu dầu và nhà Saudi được bảo vệ bởi Hoa Kỳ từ “hệ thống petrodollar”. Như vậy nền kinh tế, chính trị của Arabia Saudi (Ả rập-Xê út) đều nhờ vào dầu lửa, nói cách khác, sự tồn tại, phát triển của Ả Rập-Xê út là trên “bồn chứa đầy ắp dầu”.
Chính vì thế, khi cạn dầu thì kinh tế sẽ gặp khó khăn và vai trò của nhà Saudi cũng thấp xuống. Tất nhiên, nếu chẳng may bồn chứa gặp lửa thì sẽ…bay theo khói lửa.
Không nên nghịch lửa
Thực tế là Ả Rập-Xê út rất giàu, nhờ Mỹ bảo kê vì “hệ thống petrodollar” nên nhà Saudi hết đời này đến đời khác cha truyền con nối cai trị dân Ả Rập-Xê út như thời trung cổ và đừng ai bép xép chuyên dân chủ, nhân quyền với nhà Saudi nhé vì Mỹ không cho phép nên nó được miễn nhiễm.
Tuy nhiên thật rắc rối khi GIÀU và MẠNH là 2 phạm trù bổ sung cho nhau nhưng hoàn toàn khác nhau. Vì thế, Ả Rập-Xê út rất giàu nhưng không mạnh. Đó là một thực tế với Ả Rập-Xê út.
Nhà Saudi bỏ tiền ra thuê hàng trăm ngàn lính đánh thuê, đồng thời, chi không tiếc tiền để mua vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại nhất thế giới. Mỹ có loại chủng loại vũ khí gì thì Saudi có thứ đó, ngoại trừ VKHN, do đó có thể nói quân đội Ả Rập-Xê út là đội quân hùng hậu nhất tại Trung Đông.
Đã có lúc, sau khi lực lượng khủng bố tại Syria được nhà Saudi nuôi dưỡng bị Nga dần cho te tua đã dám tuyên bố “Ả Rập-Xê út sẽ điều động 100.000 quân sang Syria” để dọa Nga.
Cậy mình giàu, nghĩ mình mạnh, nhà Saudi không chuyên tâm khai thác dầu để bán hưởng phúc giầu sang. Họ có “dấu vân tay” tại Syria, Iraq và gần đây nhất, kể từ khi ông Mohammed bin Salman (MBS) trở thành Thái tử, từ năm 2015, nhà Saudi đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược láng giềng Yemen và bị rắc rối đến nay…
Saudi nên biết rằng, đã là lính đánh thuê thì họ chiến đấu vì tiền, họ cần tiền để sống, do vậy, làm gì thì làm, đánh nhau với ai thì đánh, nhưng mạng sống của mình, họ phải bảo vệ đầu tiên. Cho nên, với lính đánh thuê, tinh thần, ý chí chiến đấu – yếu tố quyết định thành bại cuộc chiến, thì lực lượng của nhà Saudi không có, nó là mặt hàng xa xỉ.
Vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại nhưng con người điều khiển, sử dụng nó như thế nào lại có ý nghĩa quyết định. Trong khi nhà Saudi không có người lính thực thụ và còn vũ khí thì…chỉ biết rằng, cho đến nay hệ thống phòng không được trang bị hiện đại nhất của Mỹ là hệ thống Patriot đã “kéo cờ trằng” trước tên lửa, UAV của Iran được sử dụng bởi Houthis…
Video đang HOT
Sự nguy hiểm ở chỗ phạm vi không gian chiến trường sẽ không hạn chế ở quốc gia bị xâm lược (ở đây là Yemen) mà với vũ khí công nghệ cao như hiện nay thì chính quốc (Ả Rập-Xê út) cũng trở thành chiến trường. Ả Rập-Xê út không phải Hoa Kỳ, đúng không?
Rõ ràng, tấn công vào Yemen láng giềng (bằng không quân), với cơ cấu nền kinh tế xuất khẩu dầu là chính thì chẳng khác nào nhà Saudi đang ngồi trên bồn xăng mà mạo hiểm đùa với lửa…
Hậu quả khủng khiếp…
Ngày 14/9, 10 UAV của lực lượng Houthis do Iran sản xuất đã tấn công vào 2 cơ sở khai thác chế biến dầu lớn nhất của Ả Rập-Xê út. Chi tiết thì các báo đã đưa tin, chúng ta chỉ cần biết kết quả là cuộc tấn công đã làm tê liệt ngành công nghiệp dầu lửa của Ả Rập-Xê út, khiến cho sản lượng dầu xuất khẩu của Ả Rập-Xê út ngay sau đó bị giảm xuống một nửa và giá dầu thế giới thì tăng vọt…
Đây là một thiệt hại khủng khiếp, một giá trả đắt khó chịu đựng nổi của nhà Saudi bởi một hành động nho nhỏ của Iran-Houthis. Tất nhiên thôi, nếu như cần đốt cháy một bồn dầu lửa thì chỉ một que diêm là đủ.
Lý do chính cho đòn tấn công là trả đũa 5 cuộc tấn công gần đây của Israel bằng máy bay không người lái được phóng từ các khu vực do SDF kiểm soát ở Syria vào các căn cứ Hashd thân Iran. Trong các vụ này, các UAV của Israel được hỗ trợ, tài trợ của nhà Saudi. Một quan chức tình báo cao cấp của Iraq cho biết như vậy.
Ngoài ra, đây cũng là một thông điệp Iran gửi đến Mỹ và các đồng minh của họ, nếu như cuộc bao vây Iran vẫn tiếp tục thì sẽ không có ai có được sự ổn định trong khu vực.
Mỹ đang đổ tội cho Iran và đang bị mất uy tín khi không biết tại sao hệ thống phòng không Ả Rập-Xê út lại không làm gì được. Với tình hình này thì liệu nhà Saudi sẽ bỏ qua vũ khí Mỹ, chấp nhận mua hệ thống phòng không của Nga hay không đã khiến Mỹ lo lắng…
Không chỉ vậy, cho đến nay chưa ai khẳng định UAV không xuất phát tấn công từ đâu, căn cứ của Houthis – Yemen hay từ căn cứ của lực lượng thân Iran tại Iraq. Tuy nhiên, từ 2 căn cứ sau đây, có thể phán đoán chắc là UAV xuất phát từ Iraq:
1, Nếu từ Iraq thì UAV hành trình đến mục tiêu tại Ả Rập-Xê út chỉ bằng một nửa quãng đường từ Yemen đến mục tiêu, tức là Iraq – Ả Rập-Xê út chỉ 500-600km, trong khi Yemen – Ả Rập-Xê út từ 1.100-1200km.
2, Truyền thông Kuwait hôm thứ 7 rằng họ đã phát hiện nhìn thấy UAV bay qua không phận của họ. Nếu như UAV xuất phát từ Iraq thì bay qua không phận của Kuwait là đương nhiên…và hệ thống phòng không Kuwait ngủ quên cũng là chuyện bình thường.
Nhưng, chuyện không bình thường là tất cả những quốc gia sống nhờ vào khai thác, chế biến xuất khẩu dầu ở vùng Vịnh đều là những người “ngồi trên bồn xăng” hưởng lộc thì phải tránh xa “lửa” bởi chỉ cần một ngọn lửa nhỏ vương vào thì coi như thành tro tàn. Sự kiện vừa rồi với nhà Saudi chỉ là một bài học ban đầu.
Lê Ngọc Thống
Theo baodatviet
Đội quân bí mật của Nga đổ bộ vào quốc gia Trung Phi như thế nào?
Không có gì bí mật về sự hiện diện của Nga ở Cộng hòa Trung Phi (CAR). Trên đường phố tràn ngập khẩu hiệu tuyên truyền của Nga trong khi đài phát thanh phát ca khúc tiếng Nga.
Nga không hề che dấu sự hiện diện ở quốc gia Trung Phi.
Nhóm phóng viên của CNN mới đây đã trở về từ CAR với phóng sự về sự hiện diện quân sự của Nga ở quốc gia Trung Phi này. Các tân binh của quân đội Cộng hòa Trung Phi được quân nhân Nga huấn luyện, dùng vũ khí Nga.
Theo CNN, cuộc điều tra dẫn đến những bằng chứng về việc Yevgeny Prigozhin - nhà tài phiệt Nga đứng sau việc đưa binh sĩ đến CAR. Đáng chú ý, Prigozhin là một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhân vật này hiện nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Ước tính có 250 lính đánh thuê Nga được Prigozhin đưa đến CAR để huấn luyện tân binh cho quân đội nước Cộng hòa Trung Phi. Prigozhin cũng sở hữu quỹ đầu tư Lobaye, rót tiền vào trạm phát thanh phủ sóng toàn quốc ở CAR.
Theo CNN, ngoài việc gia tăng tầm ảnh hưởng của Nga ở Trung Phi và huấn luyện binh sĩ bản địa, Prigozhin còn nhắm đến kim cương và nguồn tài nguyên dồi dào ở quốc gia này.
Prigozhin được cho là người đứng sau công ty Wagner, chuyên cung cấp lính đánh thuê Nga chiến đấu ở Syria và miền đông Ukraine.
Lính đánh thuê Nga của công ty Wagner, chiến đấu ở Syria.
Nhóm phóng viên của CNN may mắn phỏng vấn được một lính đánh thuê Nga giấu mặt ở CAR. Người này nói mình từng chiến đấu ở Chechnya chống phe nổi dậy, rồi sau đó là ở Syria.
Lính đánh thuê nói được Wagner trả tiền. "Chỉ là một đơn vị chiến đấu sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh từ Putin", người này nói thêm.
Điện Kremlin từ lâu đã phủ nhận mối liên hệ với lính đánh thuê Nga ở nước ngoài. Hồi tháng 6, ông Putin từng phát biểu về lính đánh thuê Nga ở Syria: "Những người này đánh cược mạng sống để chiến đấu chống khủng bố... nhưng họ không đại diện cho nước Nga, hay quân đội Nga".
Nhưng các nhà phân tích nói rằng, Wagner không thể tồn tại nếu không được ông Putin cho phép. Căn cứ huấn luyện của Wagner ở miền nam nước Nga nằm trực thuộc căn cứ của lực lượng đặc nhiệm Nga, do binh sĩ Nga canh gác và không ai lạ mặt được phép xâm nhập, theo CNN.
CNN cho biết, Prigozhin giờ đây đã chuyển hướng sang châu Phi, với các quốc gia tiềm năng khác ngoài CH Trung Phi, như Libya hay Sudan. Ở CAR, trung tâm chỉ huy của nhóm lính đánh thuê Nga là một lâu đài bỏ hoang, cách thủ đô Bangui khoảng 2 giờ lái xe. Dĩ nhiên lính đánh thuê Nga luôn che mặt và không hé răng nếu gặp người lạ, theo CNN.
Người may mắn CNN phỏng vấn được tên Valery Zakharov. "Nga đang trở lại châu Phi", Zakharov nói ngắn gọn. "Chúng tôi từng hiện diện ở khắp nơi thời Liên Xô, và quá khứ đó đang trở lại. Chúng tôi vẫn còn đầu mối ở đây, chỉ cần khôi phục lại".
Zakharov nói mình là cố vấn quân sự cho chính quyền của Tổng thống CAR, Faustin-Archange Touadéra.
Lính đánh thuê Nga huấn luyện tân binh ở CH Trung Phi.
Theo tài liệu mà CNN thu thập được, Zakharov được công ty của Prigozhin trả lương trực tiếp. Nhờ mối liên hệ quân sự mà quỹ đầu tư Lobaye của nhà tài phiệt Nga trúng thầu nhiều dự án khai thác mỏ kim cương và vàng.
Tại một khu mỏ ở Yawa, người dân địa phương nói người Nga đến đây từ 18 tháng trước. Bất cứ thứ gì tìm thấy, họ đều đưa cho người Nga.
Ngược lại, nhà tài phiệt Prizoghin đăng tải đoạn video dài 15 phút, cáo buộc nhóm phóng viên CNN đã hối lộ người địa phương để họ nói xấu về người Nga.
Cả Mỹ và Pháp, hai quốc gia từng chi phối CH Trung Phi, đã bày tỏ lo ngại về hoạt động của Nga ở khu vực. Tư lệnh Mỹ ở châu Phi, tướng Stephen Townsend, mô tả lính đánh thuê Nga ở CAR đóng vai trò như lực lượng bán quân sự, có liên hệ gần gũi với Điện Kremlin.
"Những người này có mặt ở đó để huấn luyện lực lượng địa phương", Townsend nói trong phiên điều trần hồi tháng 4. "Đó có thể chưa phải là tín hiệu đáng lo ngại, nhưng cũng có thể sẽ tồi tệ hơn".
Trên thực tế, Mỹ vẫn đang có xu hướng cắt giảm binh sĩ hiện diện ở châu Phi, trong khi Nga lại có chiều hướng ngược lại. Moscow đạt 20 thỏa thuận quân sự với các nước châu Phi và sự hiện diện không chính thức của lính đánh thuê Nga ở CAR cho thấy những tham vọng lớn hơn của Moscow đối với lục địa này, CNN kết luận.
Theo Danviet
Phòng không Syria đẩy lùi cuộc tấn công nguy hiểm ở Hama Reuters ngày 22-7 dẫn nguồn tin địa phương cho biết, phòng không Syria mới đây đã đẩy lùi một cuộc tấn công nguy hiểm của phiến quân ở vùng đông bắc thành phố Masyar, tỉnh Hama. Mặt trận Hama ở Syria Hiện thông tin cụ thể về vụ việc trên vẫn chưa được công bố. Lực lượng khủng bố gần đây đã gia...