Ả Rập Xê Út và vị thế siêu cường trong thế giới Ả Rập
Với khả năng huy động một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực cùng tham vọng tiếp tục nâng cao sức mạnh quân đội, Ả Rập Xê Út đang nổi lên là siêu cường trong thế giới Ả Rập, báo The Telegraph (Anh) nhận định.
Xe tăng Ả Rập Xê Út trong một cuộc tập trận – Ảnh: Reuters
Để đối phó với lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, Ả Rập Xê Út đã triển khai một lực lượng quân sự chưa từng có. Báo The Telegraph (Anh) ngày 6.5 có bài viết nhận định về cách đất nước này đang đối phó với những biến động trong khu vực.
Tháng 4.2015, liên quân 12 nước do Ả Rập Xê Út dẫn đầu đã phát động chiến dịch Cơn bão quyết định can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng tại Yemen, chống lại lực lượng nổi dậy Houthi tại đây.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út chuẩn bị pháo kích vào phiến quân Houthi – Ảnh: Reuters
Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al-Saud của Ả Rập Xê Út đã cho triển khai 100 chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có cả tiêm kích Typhoon Eurofighter và Tornado phiên bản nâng cấp, cùng 150.000 quân và nhiều thiết bị quân sự. Trong tương quan sức mạnh giữa các nước Ả Rập thì đây là lực lượng quân sự hỗn hợp mạnh nhất từng được triển khai trong suốt nhiều thập niên qua, theo The Telegraph.
Liên quân Ả Rập đã tiến hành hơn 2.200 cuộc không kích, phá hủy nhiều hệ thống phòng không và tên lửa mà lực lượng Houthi thu được từ không quân Yemen.
Video đang HOT
Binh sĩ Ả Rập Xê Út bắn đạn cối về phía lực lượng Houthi – Ảnh: Reuters
Trước những bất ổn tại khu vực, đặc biệt là sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và lực lượng Houthi, Ả Rập Xê Út đã tìm cách củng cố vị thế “anh cả” trong thế giới Ả Rập với ngân sách quốc phòng hàng trăm tỉ USD.
Theo đó, Ả Rập Xê Út sẽ đầu tư khoảng 150 tỉ USD để phát triển và mở rộng sức mạnh quân đội. Trong năm 2014, nước này đã vượt Pháp và Anh để trở thành quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ 4 thế giới với 80 tỉ USD.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út trong cuộc tập trận gần biên giới với Kuwait – Ảnh: Reuters
Tất cả diễn ra vào thời điểm mà khu vực Ả Rập đang chứng kiến nhiều biến động lịch sử. Mỹ và các cường quốc châu Âu đang rút khỏi Trung Đông, các nước Ả Rập phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh khu vực.
Giữa lúc đó, Ả Rập Xê Út nổi lên là quốc gia mạnh nhất thế giới Ả rập và phải xem xét một cách nghiêm túc những giải pháp để ứng phó với nhiều thách thức mới trong khu vực.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Vị thế của Nhật trên bàn cờ châu Á Thái Bình Dương trong tương lai
Theo các nhà phân tích dự đoán, cục diện châu Á Thái Bình Dương sẽ mau chóng có sự chuyển biến sau khi ông Abe quay trở về Nhật sau chuyến công du Mỹ.
Những sự kiện mang tính bước ngoặt của lịch sử đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, trong đó ông Abe phát biểu trước Quốc hội Mỹ và thảo luận về những vấn đề mới trong thỏa thuận liên minh giữa Nhật và Mỹ với Tổng thống Barack Obama.
Đây được xem là sự kiện mang tính bước ngoặt, trong đó Mỹ chính thức chấp nhận việc Nhật quay trở lại vị thế một cường quốc chính trị và quân sự, và nắm giữ một vai trò lớn hơn ở châu Á Thái Bình Dương. Sau hơn hai năm cầm quyền, nỗ lực của ông Abe đưa Nhật trở lại vị thế cường quốc chính trị quân sự đã đơm hoa kết trái. Và điều này đang báo hiệu rằng cục diện ở châu Á Thái Bình Dương trong tương lai sẽ rất khác, khi Nhật Bản đã trở lại.
Một thực tế bị phần lớn thế giới bỏ qua khi nhìn nhận việc ông Shinzo Abe tái đắc cử chức thủ tướng vào cuối năm 2012. Đó là mục đích thực sự của nhà lãnh đạo kỳ cựu này khi quay trở lại vị trí lãnh đạo cao nhất của nước Nhật. Vừa mới đắc cử, ông Abe đã lập tức triển khai một kế hoạch cải cách nền kinh tế một cách quy mô, nhằm đưa kinh tế Nhật ra khỏi tình trạng giảm phát đã kéo dài hai thập kỷ. Trong suốt hơn hai năm qua, phần lớn nỗ lực và các chính sách của nội các Abe là nhằm mục tiêu mang tính kinh tế này.
Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng mục tiêu lớn nhất của ông Abe là nhằm chấn hưng kinh tế Nhật. Mục đích cao nhất của vị thủ tướng đến từ đảng LDP này là chấn hưng nước Nhật, trong đó kinh tế Nhật là nền tảng cho sự chấn hưng về chính trị và quân sự.
Xen kẽ với các chính sách kinh tế, ông Abe cũng đẩy mạnh các chính sách liên quan đến các vấn đề như tái vũ trang quân đội Nhật. Với việc các chính sách của Thủ tướng Abe được đông đảo người dân Nhật ủng hộ, có thể xem đây là phản ứng thích đáng của nước Nhật trước áp lực ngày càng gia tăng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.
Điểm hạn chế và ngăn cản mục tiêu quay trở lại vị thế cường quốc của Nhật Bản ở thời điểm hiện tại, là những ám ảnh đến từ quá khứ và sự chưa chấp thuận của đồng minh lớn nhất của Nhật là Mỹ. Phần lớn các nước ở châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, vẫn chưa quên quá khứ bị người Nhật xâm lược trong thế chiến thứ hai. Các nước này vẫn rất dè chừng với việc một Nhật Bản tái vũ trang trở lại.
Điều này cũng xảy ra với đồng minh lớn nhất của Nhật, và cũng là nước đã đánh bại Nhật trong thế chiến thứ hai, là Mỹ. Dù hai nước đã là đồng minh, và trong chiến lược của Mỹ thì Nhật là một tiền đồn ở châu Á Thái Bình Dương, thì việc Nhật muốn tái vũ trang trở lại là một vấn đề phức tạp và có thể gây ra những xáo trộn lớn trên thế giới. Dù Mỹ có chấp thuận cho Nhật tái vũ trang trở lại, thì điều này cũng vấp phải sự phản ứng lớn từ phía cộng đồng thế giới. Điều mà Nhật cần, và Mỹ cũng cần, là một cái cớ cần thiết đủ để cho phép Nhật làm điều đó mà không vấp phải phản ứng từ thế giới.
Ảnh minh họa
Và cái cớ ấy không ai khác ngoài Trung Quốc. Sự tăng cường chi tiêu quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội và liên tục gây ra những vụ tranh chấp và xung đột căng thẳng với các nước láng giềng đang khiến Trung Quốc trở thành một kẻ gây rối trong khu vực.
Về điểm này ông Shinzo Abe cũng tính toán chính xác, khi sự liên tục gây hấn với các nước láng giềng trong một thời gian dài và trên một phạm vi rộng của Trung Quốc đang khiến cho nước này nổi lên như một mối đe dọa mới ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, hơn là những vụ tranh chấp lãnh thổ đơn thuần như người Trung Quốc thường bao biện.
Điều này tạo điều kiện để Nhật Bản từng bước tái vũ trang trở lại, như một nhân tố tham gia vào việc đảm bảo hòa bình và trật tự ở khu vực. Bắc Kinh đã tận dụng đáng kể việc Mỹ bị hút vào vấn đề ở Ukraina và Iran để có những động thái hung hăng hơn so với thường lệ ở biển Đông, với việc đưa dàn khoan và mở rộng các đảo san hô. Nhưng tất cả những động thái gây lo ngại này lại đang cung cấp những lý do tuyệt hảo để Nhật tái vũ trang trở lại dưới danh nghĩa đảm bảo hòa bình và trật tự, với một sự bật đèn xanh từ phía Mỹ.
Việc từng bước tái vũ trang của Nhật vì thế là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi Mỹ muốn có một đối trọng đủ mạnh với Trung Quốc trong vành đai các nước vây quanh Trung Quốc mà Mỹ đang thiết lập.
Cùng với Nhật Bản, thì chỉ có Ấn Độ là nước có đủ tiềm lực để trở thành đối trọng với Trung Quốc. Nhưng vị trí khá xa của Ấn Độ không cho phép nước này có những phản ứng tức thời với những động thái của Trung Quốc, đặc biệt là khi Ấn Độ vẫn phải đối phó với Pakistan. Nhật là nước duy nhất có thể đảm trách vai trò này.
Thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật để đưa Nhật trở thành một tiền đồn và đồng minh đầy sức mạnh ở châu Á Thái Bình Dương được tạo ra từ những năm 50, giờ đây mới có đủ điều kiện để lên đến mức cao nhất.
Các nhà phân tích dự đoán, cục diện châu Á Thái Bình Dương sẽ mau chóng có sự chuyển biến sau khi ông Abe quay trở về Nhật sau chuyến công du Mỹ.
Về bề ngoài, những động thái vừa qua của Mỹ được xem như tạo sự gắn kết cho các đồng minh của mình ở khu vực, nhưng thực chất có vẻ như Mỹ đang tạo điều kiện tốt nhất để Nhật Bản có thể nhận được sự hỗ trợ từ các nước đồng minh khác của Mỹ trong khu vực, như Hàn Quốc hay Philippins.
Hàn Quốc đã chấp thuận thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh với Nhật, trong đó có trao đổi thông tin và thu thập tin tức. Còn Philippins được cho là sẽ chấp nhận cho Nhật sử dụng các cảng và sân bay quân sự trong các cuộc tuần tra trên biển Đông của hạm đội Nhật Bản.
Việc Nhật bắt đầu tuần tra trên biển Đông đã là điều được nhắc đến từ giữa tháng 4.2015. Lý do được nêu ra là một sự đảm bảo an ninh cho tuyến hàng hải huyết mạch cho các nước cả ở Đông Nam Á lẫn Đông Bắc Á, trong đó có Nhật.
Đề xuất này nhận được sự ủng hộ từ các nước trong khu vực như Việt Nam hay Philippins, các nước còn lại cũng không phản đối kế hoạch này. Vì Nhật tuần tra trên biển Đông có thể tạo nên ổn định ở khu vực này trước sự hung hăng của Trung Quốc, và Nhật cũng không có mục tiêu lãnh thổ tại đây để gây ra lo lắng.
Đây được xem là sự cụ thể hóa cho mục đích đảm bảo hòa bình và trật tự trong khu vực mà ông Shinzo Abe đã tuyên bố, và khi nó nhận được sự ủng hộ từ phía các nước trong khu vực thì tự nó đã chứng tỏ sự thừa nhận từ phía quốc tế. Nói cách khác, Nhật sẽ chính thức trở lại vị thế cường quốc tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, và là đối trọng lớn nhất của Trung Quốc, bắt đầu từ thời điểm này.
Theo Một thế giới
Hoàng tử Ả rập tặng siêu xe cho phi công chiến đấu ở Yemen Hoàng tử Ả-rập Xê-út hứa treo giải thưởng chiếc siêu xe Bentley cho những phi công tham gia cuộc không kích phiến quân Houthi ở Yemen. Hoàng tử Alwaleed Bin Talal, cháu trai Vua Ả-rập Xê-út Abdullah bin Abdulaziz, người sáng lập Saudi Arabia hiện tại, hứa tặng 100 phi công tham gia chiến dịch không kích Houthi ở Yemen mỗi người một...