Ả Rập Xê Út triển khai bộ binh gần Yemen, cân nhắc tấn công
Ả Rập Xê Út đã triển khai lực lượng tại biên giới với Yemen và cho biết chỉ gửi bộ binh sang Yemen chống phiến quân Houthi nếu điều đó thật sự cần thiết, theo Reuters.
Một tay súng thuộc phiến quân Houthi tại khu vực bị không kích ở Yemen – Ảnh: Reuters
Giới chức Ả Rập Xê Út cho biết đã tập hợp quân lính dọc biên giới để chuẩn bị cho trường hợp tấn công trên bộ, nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. Pakistan cũng tuyên bố đang gửi quân đến hỗ trợ Ả Rập Xê Út, theo Reuters ngày 31.3.
Người phát ngôn liên quân do Ả Rập Xê Út dẫn đầu, tướng Ahmed Asseri cho biết sẽ chỉ triển khai một lực lượng bộ binh hạn chế tại một số vùng và trong thời điểm đặc biệt. “Tôi không muốn chúng ta tập trung vào các chiến dịch trên bộ như một điều bắt buộc, nếu có thể đạt được mục đích bằng những phương pháp khác”, tướng Asseri nói.
Ả Rập Xê Út đã dẫn đầu một liên minh các quốc gia Ả Rập thực hiện các cuộc không kích từ ngày 26.3 nhắm vào phiến quân Houthi đang chiếm nhiều khu vực tại Yemen.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch, liên quân đã nhắm mục tiêu không kích vào các khí tài quân sự của phiến quân Houthi như máy bay, xe tăng, pháo phòng không và tên lửa đạn đạo, tuy nhiên vẫn chưa thể đẩy lực lượng phiến quân ra khỏi các thành phố và vùng lãnh thổ bị chiếm giữ.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Yemen Riyadh Yaseen ngày 31.3 kêu gọi sự can thiệp trên bộ của các nước Ả Rập càng sớm càng tốt để cứu người Yemen khỏi sự bao vây của phiến quân Houthi và đồng minh.
Pháo binh của Ả Rập Xê Út và phiến quân Houthi tại nhiều nơi dọc biên giới liên tiếp có các cuộc giao tranh trong ngày 31.3. Tướng Asseri cho hay bộ binh Ả Rập Xê Út đã mở nhiều cuộc tấn công bằng pháo và trực thăng vào nhiều vị trí của phiến quân Houthi gần biên giới trong vài ngày qua.
“Khi lực lượng đồng minh xác định sự cần thiết của việc tấn công trên bộ, họ sẽ không ngần ngại tiến hành điều đó”, Reuters dẫn lời ông Asseri nói trong một cuộc họp báo ở thủ đô Riyadh, Ả Rập Xê Út.
Khi được hỏi có hay không việc Ả Rập Xê Út hoặc các nước liên minh đang tăng chi viện cho khu vực biên giới, ông Asseri cho biết sự hiện diện quân sự tại đó đã “đủ mạnh để giải quyết các mối đe dọa”.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ cân nhắc đưa bộ binh vào cuộc chiến chống IS
Giới chức quân đội Mỹ cho biết nước này đang cân nhắc khả năng đưa bộ binh tham gia cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, phản ánh chiều hướng can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào cuộc chiến này.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, đưa ra tuyên bố trong phiên điều trần tại Quốc hội ngày 13/11.
Phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện ngày 13/11, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ cho biết giới hoạch định chính sách Lầu Năm Góc đã và đang tích cực cân nhắc phương án này.
"Các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc đang trong quá trình xem xét phương án triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria", Tướng bốn sao Martin Dempsey tuyên bố khi trả lời chất vấn của các nhà lập pháp.
Ông thừa nhận tương quan sức mạnh trên thực địa hiện đang nghiêng về các tay súng IS chứ không phải quân đội Iraq. Do đó, Mỹ cần phải giúp Iraq xây dựng lại 12 trung đoàn với tổng số khoảng 80.000 quân thì mới có thể đủ sức giành lại những vùng lãnh thổ đã bị mất vào tay IS.
"Chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn chiến lược", Tướng Dempsey kêu gọi.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng thừa nhận cuộc chiến chống các phần tử chủ chiến Hồi giáo thuộc IS trên cả hai địa bàn Iraq và Syria là "khó khăn và lâu dài, có thể kéo dài trong nhiều năm".
Tuy nhiên cả Bộ trưởng Quốc phòng Hagel và Tướng Dempsey đều không đưa ra con số cụ thể về số binh sĩ có thể được triển khai, mà chỉ cho biết lực lượng trực tiếp tham chiến sẽ ở mức "khiêm tốn".
Trong thời kỳ đỉnh cao, Mỹ từng cử tới 150.000 quân chiến đấu tại chiến trường Iraq, nơi Mỹ tiến hành cuộc chiến trong suốt 8 năm, từ 2003 đến 2011.
Đây là lần đầu tiên giới quân sự chóp bu ở Mỹ đề cập trực tiếp đến khả năng viện đến bộ binh trong cuộc chiến chống IS. Trước đó, Tổng thống Barack Obama khẳng định sẽ không đưa lính Mỹ trở lại Trung Đông sau những nỗ lực nhọc nhằn trong việc rút quân ra khỏi Iraq năm 2011.
Sự thay đổi này báo hiệu chiều hướng can thiệp ngày càng sâu của chính quyền Mỹ vào tình hình Iraq và Syria, và được đưa ra chỉ một tuần sau khi vị tổng thống thứ 44 của Nhà Trắng quyết định tăng hơn gấp đôi số cố vấn Mỹ tại Iraq, từ 1.400 lên 3.000 người
Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng đề nghị Quốc hội duyệt chi khoản ngân sách 5,6 tỷ USD cho cuộc chiến chống IS trong tài khóa 2015. Trong số tiền này có 3,4 tỷ USD chi cho các hoạt động quân sự và 1,6 tỷ USD giúp huấn luyện, trang bị cho các lực lượng an ninh Iraq.
Trước đó, Bộ trưởng Hagel cũng đã có một cuộc điều trần tại Quốc hội cho rằng chiến dịch không kích chống IS đã thu được một số kết quả nhưng IS "tiếp tục là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, các lợi ích của Mỹ và các đồng minh của Mỹ".
Vũ Anh
Theo AP
Kinh hãi chất lượng vũ khí Trung Quốc Khi Hou Minjun, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tăng của tập đoàn quân 27 lên đường tham gia cuộc diễn tập 9 ngày ở Nội Mông, anh ta đã mất hơn một nửa số xe tăng được biên chế. Một xe tăng hiện đại của Trung Quốc đang vượt vật cản, ngày 22/7/2014 (GREG BAKER/AFP/Getty Images) Trong 48 giờ đầu tiên của cuộc...