Ả Rập Xê Út bắt đầu chật vật vì thiếu tiền
Vừa rút đến 70 tỉ USD trong các quỹ đầu tư toàn cầu để giảm thiểu thâm hụt ngân sách, quốc gia giàu dầu thô Ả Rập Xê Út vừa có dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ đang phải chật vật đối phó với tác động từ những thùng dầu giá rẻ.
Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê Út Ibrahim al-Assa – Ảnh: Reuters
CNBC và Business Insider dẫn số liệu từ hãng dịch vụ thông tin tài chính Insight Discovery cho hay Ả Rập Xê Út – quốc gia có tiếng nói lớn nhất trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) – phải rút từ 50 tỉ USD đến 70 tỉ USD từ các quỹ đầu tư toàn cầu trong vòng 6 tháng qua. Dự trữ ngoại hối của Cơ quan Quản lý tiền tệ Ả Rập Xê Út (SAMA) giảm gần 73 tỉ USD kể từ khi giá dầu lao dốc.
Dầu khí chiếm đến 80% nguồn thu ngân sách và 45% tổng sảm phẩm quốc nội của quốc gia Trung Đông. Vì thế, giá dầu giảm tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh chi tiêu của nước này không hề giảm đi. Từ chỗ 100 USD/thùng vào hè năm ngoái, dầu thô hiện được giao dịch ở mức khoảng 45,32 USD/thùng hiện nay.
Việc rút tiền ồ ạt diễn ra để Ả Rập Xê Út có thể duy trì nền kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Yemen.
Về phía các quỹ đầu tư, một giám đốc quỹ cho biết: “Đúng là ngày thứ 2 đen tối của chúng tôi”, khi nói về lượng tài sản khủng đã bị Ả Rập Xê Út rút về tuần trước.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng này có dự báo rằng thâm hụt ngân sách của Ả Rập Xê Út có thể lên đến 20% GDP.
Với vị thế một nhà sản xuất có ảnh hưởng, Ả Rập Xê Út có khả năng tự điều chỉnh giá dầu. Nếu muốn, họ hoàn toàn có thể đẩy giá dầu đi lên bằng cách cắt giảm “trận lụt vàng đen”, vốn được cho là vào khoảng 10,564 triệu thùng/ngày hồi tháng 6 vừa qua.
Video đang HOT
Dù thế, quốc gia Trung Đông vẫn muốn tiếp tục cuộc chiến thị phần với các đối thủ của họ. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm đi và Ả Rập Xê Út sẵn sàng trải qua một nỗi đau tài chính ngắn hạn để có thể nắm nhiều phần trăm của thị trường dầu mỏ thế giới hơn trong tương lai.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giá dầu thụt dưới 40 USD/thùng, ông lớn nào hoảng loạn nhất?
Giá dầu giảm đẩy các nước sống dựa vào dầu mỏ bấy lâu như Arập Xêút, Nga, Venezuela...vào cảnh nguy khốn.
Thời điểm đáng sợ của ông hoàng Arập Xêút
Trong tuần qua, nguồn cung đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới đã đẩy giá dầu lần đầu tiên kể từ năm 2009 lao xuống dưới 40 USD/thùng.
Arập Xêút, thành viên quyền lực nhất của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) thừa nhận đây là thời điểm đáng sợ.
Được đánh giá là quốc gia duy nhất ở vị thế muốn tăng sản lượng dầu là tăng được ngay, và muốn giảm là giảm được ngay, nhưng đến thời điểm nay, Arập Xêút đã rơi vào chính cái bẫy mà mình đưa ra khi từ chối giảm sản lượng dầu.
Nguồn cung dầu dư thừa khiến giá dầu trên thị trường giảm 55% so với cùng kỳ
Theo Bloomberg, các nhà kinh tế dự đoán thâm hụt ngân sách của Arập Xêút khoảng 20% GDP. Dự trữ ngoại hối ở ngân hàng trung ương đã giảm hơn khoảng 70 tỉ USD tương đương 10% so với năm qua.
Robert Burgess, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Deutsche Bank AG, cho rằng Arập Xêút đang chơi trò chơi chờ đợi. Điều mà Arập Xêút và các nước xuất khẩu dầu chờ đợi là giá dầu tăng trở lại. Bởi với việc giá dầu giảm hơn 50% trong 12 tháng qua xuống 40 USD/thùng, Arập Xêút đang đối mặt với nhiều vấn đề tài chính như nước này đã từng gặp trước đây vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1998.
IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế của Arập Xêút sẽ chậm lại trong năm nay vì giá dầu sẽ vẫn ở mức thấp.
Theo báo cáo của tập đoàn tài chính Samba Financial Group vào trung tuần tháng 8, chỉ riêng tiền trợ cấp nhiên liệu cho người dân trong năm nay đã tiêu tốn 52 tỉ USD, tương đương khoảng 8% GDP. Mới đây, Thống đốc ngân hàng trung ương Fahad al-Mubarak kêu gọi cần xem lại giá trợ cấp xăng dầu.
"Chính phủ Arập Xêút sẽ không thể tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ và không thể tiếp tục giữ chế độ trợ cấp và chi tiêu xã hội lãng phí như hiện nay", Farouk Soussa, kinh tế trưởng khu vực Trung Đông của tập đoàn Citigroup, nhận xét.
Venezuela tới bước đường cùng
Giá dầu giảm mạnh khi kinh tế Venezuela đang phải đối mặt với nhiều tin xấu. Nguy cơ vỡ nợ của Venezuela xuất hiện khi nước này cùng lúc trầy trật đương đầu với lệnh trừng phạt của Mỹ, suy thoái kinh tế và siêu lạm phát. Trong bối cảnh như vậy, những sai lầm trong quản lý kinh tế và giá dầu sụt giảm 50% đang "chung sức" dồn Venezuela vào bước đường cùng.
Nhà phân tích trái phiếu Neil Mehta thuộc công ty Market cảnh báo rằng "sắp xảy ra vụ vỡ nợ cấp quốc gia đầu tiên vì giá dầu giảm sâu". Theo ông Mehta, giá CDS của Venezuela hiện nay cho thấy khả năng vỡ nợ của nước này lên tới 96% trong 5 năm tới và 69% trong vòng 12 tháng tới.
"Triển vọng của Venezuela không được tốt. Chắc chắn là thị trường đang nghĩ đến khả năng vỡ nợ của nước này", ông Mehta cho biết.
Năm 2014, nền kinh tế Venezuela suy giảm 4% trong khi lạm phát ở ngưỡng trung bình 62%. "Giá dầu giảm sâu càng khiến tình hình kinh tế của Venezuela thêm bi đát. Nhiều khả năng nước này sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ", ông David Rees đến từ công ty nghiên cứu Capital Economics nhận xét.
Venezuela sắp bước vào giai đoạn trả nợ bận rộn nhất trong năm giữa lúc dự trữ ngoại hối cạn dần. Trong tháng 10-11 năm nay, nước này sẽ phải trả 4 tỷ USD nợ đáo hạn, bao gồm cả nợ của Chính phủ và nợ của công ty dầu lửa quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA).
Không chỉ riêng Venezuela mà nhiều nước xuất khẩu dầu lửa khác cũng đang phải đối mặt với áp lực tài chính. Tuy vậy, nền kinh tế không được đa dạng hóa của Venezuela và bất ổn chính trị ở nước này khiến Venezuela trở thành quốc gia dễ tổn thương nhất. Doanh thu từ dầu chiếm khoảng 95% kim ngạch xuất khẩu và ngành dầu khí chiếm khoảng GDP của Venezuela.
Kinh tế Nga ảm đạm
Báo cáo ngày 19/8 của Ngân hàng trung ương Nga cho thấy nền kinh tế Nga, vốn bị lao đao bởi đà sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới và các lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 1,5% vào năm 2017.
Khi so sánh với mức dự báo về tăng trưởng GDP của Nga khoảng 2-2,5%, được Ngân hàng trung ương Nga đưa ra năm 2013 dễ dàng nhận thấy triển vọng kinh tế xứ sở bạch dương trong vài năm gần đây đã xấu đi như thế nào.
Ngân hàng trung ương Nga lưu ý: "Giữa bối cảnh thu nhập từ dầu mỏ giảm sút do đà tụt dốc của giá dầu thế giới, khó tiếp cận các thị trường nợ bên ngoài do các lệnh cấm vận, Nga không thể duy trì sự cân bằng trong hoạt động tiêu dùng và đầu tư".
Theo An Nhiên (Tổng hợp)
Đất Việt
Ả Rập Xê Út cắt giảm chi tiêu vì giá dầu giảm Đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách kỷ lục vì giá dầu giảm và chi phí quân sự tăng cao, Ả Rập Xê Út sắp tới có thể phải cắt giảm tiếp chi tiêu và phát hành thêm trái phiếu. Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê Út Ibrahim al-Assaf (phải) - Ảnh: AFP AFP hôm 6.9 cho hay Ả Rập Xê...