Á hậu Thảo Nhi Lê lên Shark Tank gọi vốn, có được đầu tư?
Á hậu Thảo Nhi Lê đem sản phẩm độc đáo làm từ loài hoa hồng đắt nhất trong giới nước hoa lên gọi vốn trên Shark Tank.
Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 7 tập 12 gây ấn tượng với những sản phẩm độc đáo, mới lạ thể hiện sự sáng tạo bất tận của những nhà sáng lập. Trong đó, Á hậu Thảo Nhi Lê mang sản phẩm nước hoa làm từ loài hoa hồng đắt nhất trong giới nước hoa lên gọi vốn.
Xuất hiện ấn tượng qua việc đem đến cho các Shark hành trình khám phá mùi hương, từ việc đưa các Shark thả hồn bay bổng đến Grasse – một hòn ngọc thanh bình của Pháp để cảm nhận mùi hương của hoa hồng Centifolia – loài hoa hồng đắt nhất trong giới nước hoa, chỉ mọc ở Grasse và chỉ nở một lần duy nhất trong năm vào tháng 5 đến du lịch Tây Úc để khám phá mùi hương của gỗ đàn hương, một trong những loại gỗ quý nhất thế giới, được xem là mùi hương của sự bí ẩn hoặc nghi lễ sang trọng.
Sự xuất hiện của Thảo Nhi Lê – Nhà sáng lập Nimai, đồng thời là một nhà sáng tạo nội dung, một influencer (người có sức ảnh hưởng) về thời trang và phong cách sống, một nữ doanh nhân xinh đẹp khiến dàn “cá mập” vô cùng hào hứng.
Nimai là một dòng nước hoa niche (dòng nước hoa riêng biệt, được sản xuất giới hạn với các mùi hương độc đáo, hiếm gặp) mới được sản xuất tại Pháp và sẽ sớm ra mắt tại Việt Nam. Đồng sáng lập với Thảo Nhi để tạo ra Nimai là Romain Leclef, người Pháp, xuất thân trong gia đình kinh doanh ngành nước hoa gần 200 năm và là người kế nhiệm đời thứ 7 của công ty.
Nimai được bắt đầu từ năm 2023 với số vốn đầu tư 300.000 USD. Thảo Nhi cho biết đội ngũ đã dành hơn 6 tháng để tạo ra mùi hương của Nimai “một mùi hương độc nhất và hiệu quả, pha trộn nhiều nguyên liệu. Nimai sẽ là sản phẩm độc đáo”. Cô cũng cho biết đủ tự tin để đem Nimai ra thị trường, khó có loại nước hoa niche nội địa nào có thể tốt hơn nước hoa của Nimai.
Giá bán dự kiến 170 USD (4-5 triệu đồng với mục tiêu lợi nhuận là 70 USD, tương đương 41%. Kế hoạch năm đầu tiên sẽ sản xuất 2.000 chai và bán trên thương mại điện tử số lượng 1.500 chai.
Đến Shark Tank, Nimai gọi vốn 100.000 USD cho 10% cổ phần.
Video đang HOT
Shark Minh Beta băn khoăn về sự phù hợp giữa đối tượng khách hàng mục tiêu startup đưa ra là người có thu nhập 15 – 20 triệu đồng và giá bán của sản phẩm 170 USD, liệu họ có chịu chi? Trả lời Shark, Thảo Nhi cho rằng điều này là bình thường bởi cô từng kinh doanh thời trang và biết giá cả thế nào là hợp lý, cô cho rằng tầng lớp trung lưu là một trong những tầng lớp tăng trưởng mạnh nhất ở Việt Nam. Và người tiêu dùng luôn tìm kiếm sự độc đáo, chất lượng và sản phẩm có câu chuyện có thể tôn vinh bản thân. Vì vậy, mặc dù người tiêu dùng không có thu nhập cao như vậy nhưng họ có thể để dành tiền để mua thứ mình muốn, không chỉ thế còn thể hiện thứ họ có thể có.
Đồng ý với Founder, Shark Tillman Schulz cho rằng điều này tương tự ở Đức và châu Âu, có người mua đồ rẻ nhưng cũng có người mua đồ đắt tiền và lấy ví dụ về nước hoa Chanel N 5 “những năm trước, bạn là một chuyên gia khi sở hữu Chanel N 5, nhưng hiện giờ ai cũng mua nó”.
Tiếp theo, Shark Nga đặt câu hỏi về mô hình kinh doanh. Trả lời Shark, Romain Leclef cho biết Nimai muốn bán online, B2C, không chỉ Việt Nam mà bất cứ nơi nào trên thế giới.
Với câu trả lời này, Shark Tillman Schulz cho rằng đội ngũ sáng lập nên suy nghĩ thêm về chiến lược bán hàng, kênh thương mại điện tử là tốt nhưng sản phẩm Nimai cần hiện diện ở một cửa hàng ví dụ như cửa hàng miễn thuế.
Shark Tillman Schulz chia sẻ chiến lược này sẽ khiến startup tốn thời gian để có mặt trên thị trường nhiều hơn “Thảo Nhi có gần 1 triệu người theo dõi, công ty của Romain Leclef có bề dày 200 năm kinh nghiệm. Làm kinh doanh 80% dựa vào mạng lưới quen biết, hãy tận dụng điều đó” – vị CEO tập đoàn MDS (Đức) nêu ý kiến.
Về kế hoạch kinh doanh, Thảo Nhi cho rằng thật khó để chia sẻ vì startup đang ở giai đoạn đầu, chưa có lịch sử giao dịch, dữ liệu. Cô cũng không muốn hứa hẹn một con số tương lai vì chưa có cơ sở. Tuy nhiên cho biết sẽ ra mắt sản phẩm vào cuối tháng 10, kế hoạch bán 1.500 chai trong 3 – 6 tháng. Sau đó sẽ có thể dự kiến những gì sẽ diễn ra tiếp theo, những con số cụ thể.
Vì thế, Shark Phi Vân cho rằng: “Hai bạn đến đây hơi sớm, Nimai đang trong giai đoạn thử nghiệm thôi, bạn có vẻ cần tìm một nhà đồng sáng lập ngay lúc này hơn là một nhà đầu tư”. Đồng thời mong được gặp lại Nimai sau 6 tháng nữa khi đã ra mắt sản phẩm và có số liệu cụ thể vì bà khá tin tưởng vào sản phẩm.
Mặc dù chưa nhận được đồng ý đầu tư từ dàn “cá mập”, Nami đã thuyết phục được các Shark về chất lượng sản phẩm và sự chuyên nghiệp, tự tin của đội ngũ sáng lập, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho thương hiệu nước hoa niche.
Câu chuyện về quả bơ khiến shark Thái, shark Bình, shark Minh Beta hợp lực đầu tư
Đến Shark Tank Việt Nam mùa 7, thương hiệu cung cấp các sản phẩm chăm sóc da từ quả bơ tươi Pơ Lang muốn gọi vốn 10% cổ phần để mở rộng xưởng sản xuất và cải tiến chất lượng sản phẩm. Câu chuyện của chị Phạm Thị Thu Hằng khiến shark Thái cảm động, 'lôi kéo' được shark Bình, shark Minh Beta cùng đầu tư.
Nhà sáng lập Phạm Thị Thu Hằng của Pơ Lang rơi nước mắt khi chia sẻ về động lực cho ra đời Pơ Lang (tại tập 6 Shark Tank Việt Nam, phát tối 2.9 trên VTV3): "Bố mẹ em là nông dân. Đối với em và tất cả những đứa trẻ Tây nguyên, bơ không chỉ là một loại quả mà nó là cả tuổi thơ... Em nhớ có một lần bố em mang bơ đi bán, nhìn thấy bố phải đứng giữa trời nắng nóng để nài nỉ thương lái tăng lên chỉ 500 dồng/kg, đó là lý do mà năm 2019 em nghỉ việc và tìm hướng đi mới cho quả bơ quê hương".
Câu chuyện của chị Phạm Thị Thu Hằng khiến các shark xúc động
Hội đồng đầu tư cùng thử nguyên liệu để cân nhắc "rót tiền". Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Startup Pơ Lang thổ lộ: "Cũng có nhiều lúc em thực sự rất mệt mỏi, muốn bỏ cuộc lắm nhưng nhớ lại hình ảnh của bố em và các cô chú nông dân lầm lũi bên gốc bơ chỉ để kiếm thêm vài đồng, em lại có động lực để bước tiếp. Em rất mong các shark đừng nhìn vào doanh thu mà nhìn vào khát vọng, tiềm năng của Pơ Lang".
"3 shark chụm lại nên hòn núi cao..."
Chị Phạm Thị Thu Hằng cho biết: "Thành lập vào năm 2020 thì đến năm 2023, Pơ Lang đạt được doanh thu 2,5 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 50%, tập trung trên 2 kênh chính: online và hệ thống đại lý. Marketing của Pơ Lang hiện tại đang đến chủ yếu từ lượt tiếp cận tự nhiên và chi phí gần như là 0 đồng. Nửa đầu năm 2024, doanh thu đạt 3 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 360 triệu đồng, tương đương 12%. Kỳ vọng năm 2024 sẽ đạt doanh thu 8 tỉ đồng với lợi nhuận là 1 tỉ đồng.
Khi nghe Phạm Thị Thu Hằng muốn mời các "cá mập" đầu tư 2 tỉ đồng để mở rộng sản xuất, shark Minh Beta đặt câu hỏi tại sao không dùng 2 tỉ đồng này đầu tư vào marketing, truyền thông hoặc hoạt động bán hàng mà lại muốn mở xưởng trong khi có rất là nhiều đối tác. Ví dụ như nhờ shark Thái giúp đỡ cho phần sản xuất.
Nhà sáng lập Pơ Lang cho rằng: "Nếu chuyển nguyên vật liệu từ Đắk Lắk ra đến tận xưởng của shark Thái sẽ tốn rất nhiều chi phí và chắc chắn là quả bơ ra đó sẽ không đảm bảo chất lượng bằng quả bơ tại Đắk Lắk".
Với kinh nghiệm của người cùng ngành, shark Thái rất quan tâm đến tinh dầu chiết xuất từ bơ
Startup Pơ Lang mong các shark đừng nhìn vào doanh thu mà nhìn vào khát vọng, tiềm năng của Pơ Lang để đầu tư vốn. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Shark Thái rất quan tâm đến tinh dầu chiết xuất từ bơ bởi từng sử dụng rất nhiều. "Tinh dầu bơ là chủ đề mà tôi đã làm bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng định giá doanh nghiệp 20 tỉ đồng thì cao quá. Bạn muốn giải cứu bơ thì bạn phải làm sao chế biến được bơ tại chỗ và tạo ra được tinh dầu để bán vì nó bảo quản được lâu. Tôi đầu tư cho bạn thì chắc chắn sẽ bao tiêu thụ cho bạn nhưng giá thành phải cạnh tranh được, bởi vì công nghệ sản xuất của Ấn Độ rất là khủng khiếp, giá thành của họ rất tốt mà chất lượng thì bạn biết rồi. Nếu bạn cạnh tranh được tôi cũng có thể xuất khẩu cho các đối tác khác vì tôi cũng liên kết rất nhiều nhà máy trên thế giới". Từ phân tích đó, shark Thái đề nghị đầu tư 2 tỉ đồng cho 30% cổ phần kèm cam kết bao tiêu thụ toàn bộ sản phẩm, miễn giá thành cạnh tranh.
Shark Hưng cho biết Pơ Lang không thuộc khẩu vị đầu tư của ông đồng thời startup cũng không có nhiều thông tin ưu việt lắm để thuyết phục ông nên quyết định không đầu tư. Còn shark Nga rất đồng cảm với tấm lòng của nữ sáng lập dành cho quê hương, nhưng giải pháp của Pơ Lang không phù hợp với tiêu chí đặt ra nên không đầu tư.
Trong khi đó, shark Bình nhận định shark Thái có nhiều nguồn lực hỗ trợ Pơ Lang. "Nếu bạn từ chối deal của shark Thái, nuối tiếc thứ nhất là bạn sẽ mất đầu ra - bao tiêu, thứ 2 là mất người định hướng sản phẩm bán lẻ bởi vì sản phẩm này của bạn chỉ là nguyên liệu, quan trọng nhất là người "nấu" sản phẩm này ra các loại thành phẩm chế biến với giá gấp 100 lần so với sản phẩm nguyên liệu. Tiếc nuối thứ 3, không có shark Thái nghĩa là không có cả tôi".
Từ đó, shark Bình đề nghị vào "liên minh đầu tư" cùng shark Thái, shark Minh Beta.
"Liên minh" shark Thái, shark Bình và shark Minh Beta đã "chốt deal" thành công, với mỗi shark 10% cổ phần. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Nhà sáng lập Pơ Lang quyết định "nâng cấp" kêu gọi thêm vốn và được shark Thái nhanh chóng sửa deal thành 3 tỉ đồng cho 30% cổ phần. Thương vụ thành công với "liên minh" giữa shark Thái, shark Bình và shark Minh Beta: cùng hợp lực đầu tư cho nhà sáng lập Pơ Lang, mỗi shark 10% cổ phần.
Tập 6 Shark Tank Việt Nam mùa 7 còn chào đón 2 startup khác gọi vốn gồm: Chava - thương hiệu nước hoa Việt chất lượng Pháp và IMK - startup cung cấp giải pháp số hóa tổng thể doanh nghiệp kinh doanh online.
Mong muốn được đầu tư 10 tỉ đồng đổi lấy 12% cổ phần để phát triển giải pháp số hóa tổng thể, Phạm Vũ Luyến - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của IMK tự tin cho biết mảng số hóa đang là "con đường sống còn" của các doanh nghiệp. Cân nhắc đến tính hiệu quả, các "cá mập" đều từ chối, dẫn đến thương vụ "gãy gánh" giữa đường.
Có kinh nghiệm kinh doanh nước hoa 10 năm, startup Mai Công Bằng cho rằng: "Người Việt Nam rất thích sử dụng nước hoa nhưng nước hoa ngoại nhập quá mắc, nên rất ít người có thể sử dụng". Vì vậy năm 2019, anh cho ra đời thương hiệu nước hoa Việt có chất lượng Pháp và mức giá phù hợp để đại đa số người Việt đều có thể trải nghiệm. Shark Bình bày tỏ muốn được kết hợp cùng với Mai Công Bằng nên anh đã chấp nhận lời với mức đầu tư 4 tỉ đồng cho 49% cổ phần, kết lại thành công màn gọi vốn.
Đặc sản bánh tráng Bình Định từ chối 15 tỉ đồng của Shark Thái Thấu hiểu trách nhiệm và tâm huyết với 'đứa con tinh thần' là món đặc sản bánh tráng Bình Định của startup IPP Sachi nên shark Thái đưa ra mức đầu tư 5 tỉ đồng đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong 1-2 năm nhưng sau khi cân nhắc, Nguyễn Hữu Vinh - nhà sáng lập...