9X xinh đẹp chia sẻ trải nghiệm ‘tiền mất tật mang’ vì lăn kim
Chạy theo trào lưu làm đẹp bằng phương pháp lăn kim, Ngọc Bích đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề chỉ sau 3 buổi trải nghiệm.
Ngọc Bích vốn có làn da khá đẹp, hầu như không có mụn hay vấn đề da liễu nghiêm trọng.
Ngọc Bích, 22 tuổi, chia sẻ: “Da mình trước đây không bị mụn. Thi thoảng chỉ bị vài nốt nhỏ do thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt. Mình bị lỗ chân lông to vùng da mũi nên muốn đi lăn kim để da đẹp hơn. Không ngờ sau 3 lần lăn kim mụn mọc chi chít, da mặt sưng đỏ và đau vô cùng. Mình sợ quá phải dừng lại ngay. Tới giờ đã hơn hai tháng kể từ ngày lăn kim, da mình vẫn còn nhiều vết thâm và rất nhiều mụn ẩn dưới da. Mình phải tới gặp bác sĩ da liễu để trị liệu”.
Video đang HOT
Sau 3 lần lăn kim, da của Ngọc Bích mẩn đỏ, sưng, mụn xuất hiện nhiều.
Lăn kim hiện là từ khóa làm đẹp ‘hot’ nhất. Không khó để tiếp cận với liệu pháp này bởi những lời quảng cáo hấp dẫn, khẳng định sẽ giải quyết được một số vấn đề về da như da sần sùi, lão hóa, lỗ chân lông to, da nhăn, chảy sệ, sẹo lõm, mụn đầu đen… Vì vậy, không ít người tìm đến phương pháp này để “một bước” có làn da mịn màng tươi trẻ. Một diễn đàn về làm đẹp còn khẳng định chắc nịch rằng: “Lăn kim là phương pháp làm đẹp “một bước” an toàn nhất thế giới, chỉ có lợi mà không hề gây hại.
Ngọc Bích cho biết, cô chọn một địa chỉ làm đẹp khá nổi tiếng với chi phí khá đắt đó chứ không chọn những cơ sở nhỏ, quảng cáo lăn kim với giá rẻ. Ngọc Bích phải trả 2,5 triệu đồng cho một lần lăn kim, 3 triệu đồng cho 1 chai thuốc trị liệu. Tổng chi phí cho 3 lần lăn kim là gần 20 triệu đồng song kết quả nhận được là làn da “be bét”. Hiện tại, Ngọc Bích đang điều trị hồi phục tại bệnh viện, chi phí gấp 3 lần đi lăn kim mà da vẫn chưa thể đẹp trở lại như thuở ban đầu.
Lăn kim (hay còn được gọi là vi điểm trên da hoặc liệu pháp collagen) là một phương pháp tạo ra các vi tổn thương để kích thích cơ thể tăng sinh tế bào. Phương pháp này sử dụng một bánh lăn nhựa, chứa gần 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ (khoảng 0,07 mm), dài từ 0,2 – 0,3 mm, làm bằng thép không rỉ, dùng trong y khoa. Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết kim này như là những vết thương và tạo ra nhiều yếu tố làm lành da, trong đó, chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da, giúp chữa lành một số tổn thương da như lỗ chân lông lớn, da nhăn, lão hóa sớm… Khoảng cách giữa các lần điều trị thường kéo dài từ 6 – 8 tuần nhưng nhiều người sốt sắng “rút ngắn” thời gian, khiến các tế bào da chưa kịp tái tạo đã bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm.
Các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ của Bệnh viện Da Liễu TP HCM khuyến cáo, lăn kim tưởng chừng như là một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng nếu kỹ thuật lăn không chuẩn, có thể dẫn tới rách da, nhiễm trùng, giảm sắc tố da, tạo thành sẹo trên bề mặt.
Theo ngôi sao
Sẹo lõm do nặn mụn, nên dùng kem trị sẹo hay lăn kim
Hỏi:Hai bên má của tôi có rất nhiều vết sẹo lõm do nặn mụn để lại. Xin chuyên mục tư vấn giúp tôi nên trị bằng cách nào, dùng kem hay lăn kim thì hiệu quả hơn? Tôi xin cám ơn!(Đức Trọng - Bình Phước)
Đáp:
Thân chào bạn Đức Trọng.
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục Làm đẹp. Với thắc mắc của bạn về việc sẹo lõm do nặn mụn, nên dùng kem trị sẹo hay lăn kim, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Sẹo lõm do nặn mụn, nên dùng kem hay lăn kim?
Sẹo lõm do nặn mụn là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Khi bạn nặn mụn vô tội vạ sẽ khiến cho nốt mụn bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng và phá hủy cấu trúc da, dẫn đến sự đứt gãy các bó sợi và elastin không thể tái tạo lại được, từ đó hình thành sẹo lõm. Khác với sẹo thâm có thể mờ đi theo thời gian, sẹo lõm sẽ theo bạn vĩnh viễn và ở một số trường hợp đặc biệt thì chỉ mờ đi chút ít.
Hơn nữa, sẹo lõm cũng là một trong những loại khó điều trị nhất. Nếu muốn loại bỏ sẹo rỗ bạn phải dựa vào cơ chế tái tạo làn da khi vết thương xảy ra. Hiện nay, có 2 cách trị sẹo lõm được đánh giá cao là dùng kem trị sẹo và lăn kim.
Nếu bạn muốn nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng thì lăn kim chính là sự lựa chọn tốt nhất, thông thường từ 1 - 2 tháng trong 1 liệu trình điều trị sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, vì sử dụng các đầu lăn kim lăn trên bề mặt da để tạo tổn thương giả nên thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu và chảy máu. Nguy hiểm hơn, khi bạn thực hiện tại những cơ sở kém chất lượng và bác sĩ tay nghề yếu kém thì có thể tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường như nhiễm trùng, thêm sẹo, da tổn thương nặng... Bên cạnh đó, giá thành của lăn kim khá cao từ khoảng 2 - 4 triệu đồng/lần trị liệu, bởi vậy hầu như thích hợp với người có tiền.
Kem trị sẹo mặc dù mang lại hiệu quả chậm hơn lăn kim, phải từ 2 - 4 tháng tùy theo từng trường hợp khác nhau, song lại lành tính hơn nhiều, không gây đau đớn. Được chiết xuất từ thành phần giàu dưỡng chất và bào chế theo công thức đặc biệt, kem trị sẹo nhẹ nhàng thẩm thấu sâu vào da, kích thích tái tạo tế bào mới, phục hồi tế bào hư tổn, tăng sản sinh collagen và elastin, giúp những vết sẹo lõm từ từ lấp đầy. Đồng thời, dòng sản phẩm này còn có hàng loạt ưu điểm vượt trội như giá thành thấp phù hợp túi tiền của nhiều người, chỉ từ vài trăm nghìn nhưng dùng đến nhiều tháng và dễ sử dụng, tiện lợi...
Theo Thanhnien
Mách các nàng 3 công thức trị mặt rỗ, sẹo lõm đã được nghiên cứu Mấy chị đừng vội nói rau quả chỉ làm mịn da chứ không thể trị được sẹo lõm nha. Em có đọc tài liệu hẳn hoi và sẽ ghi ra dưới đây luôn. Rau má Trong rau má có chứa chất triterpenoids, là chất có trong các loại kem trị sẹo đắt tiền đó ạ, giúp tái tạo các sợi collagen làm đầy...