9X nhập viện tâm thần vì áp lực công việc, tình cảm trục trặc
Những khó khăn trong công việc, tình cảm trục trặc đã khiến Minh ngày càng sống trầm lặng hơn. Cô bắt đầu bỏ ăn, uống và không nói chuyện với ai.
Qua khảo sát nhỏ của Zing.vn, không phải ông bố nào cũng biết về trầm cảm sau sinh, có người lần đầu nghe thấy tên căn bệnh này.
Tại khoa Cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Minh (20 tuổi, ở Bắc Ninh) là một trong những bệnh nhân trẻ tuổi. Cô hốc hác, xanh xao, ánh mắt vô hồn.
PGS.TS Tô Thanh Phương, Phó giám đốc bệnh viện, cho biết Minh thuộc nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng. Khai thác tiền sử cho thấy 9X này là người có nhân cách yếu.
Minh xinh đẹp và từng có một công việc ổn định, được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Khi gặp khó khăn trong công việc, tình cảm gặp trục trặc, cô không chịu được áp lực, ngày càng sống trầm lặng hơn. Sau đó, cô bắt đầu bỏ ăn uống, không nói chuyện với ai. Từ một cô gái xinh đẹp đầy sức sống, cô trở nên gầy gò như một cái xác không hồn.
Minh là một bệnh nhân trầm cảm nặng. Ảnh: HQ.
Video đang HOT
PGS Phương cho hay hàng ngày Minh vẫn hợp tác điều trị nhưng không giao tiếp và bỏ ăn. Bệnh nhân đang được điều trị theo hướng dùng thuốc trầm cảm. Nếu sau 40 ngày tình trạng không biến chuyển, bệnh nhân sẽ được thay đổi phác đồ mới.
Theo chuyên gia này, hiện nay, giới trẻ bị các yếu tố xung quanh ảnh hưởng rất lớn, gây ra các rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm. Xã hội phát triển kéo theo những vấn đề ở giới trẻ như nghiện mạng xã hội, áp lực học tập, công việc, mâu thuẫn tình cảm,… Những người không có sức chống đỡ sẽ dễ bị mắc bệnh.
Do đó, khi có tâm sự, bác sĩ khuyên chúng ta nên chia sẻ với gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý để giải tỏa, tránh kìm nén quá lâu sẽ gây ra ức chế và dẫn đến trầm cảm.
Ngoài ra, người dân nên tăng cường rèn luyện thể lực, vận động thể thao, tăng lưu thông máu lên não, cải thiện khả năng chống đỡ, phòng tránh bệnh trầm cảm.
Khi xuất hiện những triệu chứng mất ngủ kéo dài, lo âu, buồn phiền không dứt, người bệnh cần đến chuyên khoa tâm thần để thăm khám.
Nếu bệnh nhân mắc trầm cảm dưới 6 tháng (cấp tính) sẽ điều trị thuốc tấn công liên tục, duy trì thuốc 1,5 năm. Bệnh nhân mắc bệnh trên 6 tháng dùng thuốc tấn công liên tục ít nhất 7-12 tháng và duy trì thuốc điều trị 3-5 năm.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Hà Quyên (Zing)
Mẹ trầm cảm sau sinh sát hại con nhỏ sẽ bị xử lý thế nào?
Cơ quan điều tra sẽ trưng cầu giám định nhận thức và điều khiển hành vi của người mẹ sát hại con để làm căn cứ xử lý.
Cơ quan điều tra sẽ trưng cầu giám định nhận thức và điều khiển hành vi của người mẹ để làm căn cứ xử lý.
Hôm qua (14.6), Công an TP.Hà Nội đã công bố kết quả điều tra ban đầu vụ cháu V.V.A (33 ngày tuổi, ở thôn Đình, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) tử vong trong chậu nước.
Theo đó, căn cứ tài liệu điều tra, cơ quan điều tra bước đầu xác định, P.T.T (20 tuổi, mẹ đẻ cháu V.A) là người gây ra sự việc. Cơ quan điều tra xác định nguyên nhân dẫn tới hành động của P.T.T là do cô này bị trầm cảm nặng sau khi sinh nên nảy sinh nhiều ý nghĩ tiêu cực.
Sự việc khiến dư luận bàng hoàng, đau xót bởi trước đó đã có nhiều vụ án đau lòng mẹ sát hại con đẻ do mắc trầm cảm nặng sau sinh.
Trao đổi với PV về việc xử lý các vụ án mẹ mắc trầm cảm sát hại con đẻ, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, trong trường hợp cơ quan điều tra xác định mẹ đẻ sát hại con như trường hợp P.T.T bỏ con vào chậu nước dẫn tới án mạng ở Thạch Thất vừa qua thì người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" theo Điều 93 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung "giết trẻ em".
Tuy nhiên, nếu người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm sau sinh tại thời điểm gây ra vụ án thì cơ quan điều tra cần phải trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển của nghi phạm để làm căn cứ xử lý.
"Trường hợp kết quả giám định xác định, người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án. Người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh", luật sư Kiên nói.
Tuy nhiên, theo luật sư Kiên, nếu kết quả giám định cho kết quả, trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, người mẹ chỉ hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc hạn chế năng lực và điều khiển hành vi có thể được tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt.
"Thực tế đã có nhiều vụ án mẹ mắc bệnh trầm cảm sát hại con như vụ án cháu bé 33 tuổi tử vong vừa rồi. Nỗi đau từ những vụ án này rất lớn, bản thân người mẹ trong vụ án cũng đáng thương vì hành vi của họ xuất phát từ vấn đề bệnh lý.
Vụ án trên là một bài học cảnh tỉnh cho các gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc và theo dõi phụ nữ sau sinh đẻ", luật sư Kiên nói.
Theo Danviet
Ca sĩ Hoàng Lê Vi bị trầm cảm sau sinh đến mất giọng hát Bà xã nhạc sĩ Trương Lê Sơn từng gặp khá nhiều áp lực khi sau sinh con gái đầu lòng. Sau này, nữ ca sĩ mới biết mình gặp chứng trầm cảm sau sinh. Trong chương trình Sài Gòn đêm thứ 7 phát sóng tối 16.12, ca sĩ Hoàng Lê Vi trình diễn ca khúc Vắng anh mùa đông - sáng tác của...