9X Lạng Sơn mách cách làm bánh ngải dẻo thơm, ngon tuyệt
Chiếc bánh ngải, đặc sản Lạng Sơn thơm nức, dẻo ngon, màu xanh hút mắt lại không hề đắng cũng không quá khó làm.
Bánh ngải cứu là một trong những đặc sản rất nổi tiếng ở mảnh đất Lạng Sơn. Loại bánh mềm dẻo, thơm ngon, không có vị đắng này nhanh chóng gây nghiện cho bất cứ ai lần đầu thưởng thức. Hà Trang (25 tuổi, Lạng Sơn) cho biết, nhiều năm trước đây, bánh ngải chỉ xuất hiện trong các ngày lễ truyền thống. Thế nhưng, hơn 10 năm trở lại đây, du lịch phát triển, chiếc bánh ngải trở nên phổ biến hơn.
Hà Trang
Chiếc bánh ngải thơm ngon, hấp dẫn cũng không khó làm. Nếu không thể lên Lạng Sơn để thưởng thức bánh ngải, bạn có thể làm và thưởng thức tại nhà. Dưới đây là cách làm bánh ngải của Hà Trang, các bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu làm bánh ngải:
- Gạo nếp (gạo càng dẻo và không được lẫn tẻ)
- Lá ngải cứu
- Tro bếp (các loại tro mặn để làm bánh)
- Vừng trắng (mè trắng)
- Đường
Video đang HOT
- Sáp ong
- Dầu ăn
- Đặc biệt phải có cối và chày đủ lớn để giã
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế lá ngải (bước này giúp bỏ vị đắng của lá ngải cứu)
- Hái lá ngải và chọn lọc lấy phần lá và ngọn để ăn như ta hái rau mùi (ngò) vậy, sau đó rửa sạch để ráo nước.
- Đun nước tro mặn để làm bánh và lọc lấy phần nước, sau đó pha với nước để giảm độ mặn của tro tới mức vừa đủ. Bước này rất quan trọng vì độ mặn, nhạt của nước sẽ quyết định màu lá là vàng hay xanh.
- Tiếp theo là đun nước tro đã pha vừa tỉ lệ và khi sôi sẽ cho lá ngải vào để luộc.
- Khi lá ngải luộc đã chín (thử phần thân bóp thấy nát) thì vớt ra rửa với nước lã để giảm nhiệt giữ màu xanh lá.
- Sau đó dùng vải bọc từng nắm và ép bằng 1 cây chữ V sao cho vắt kiệt nước chỉ còn lại lá (ngày nay có máy vắt nên công đoạn này đỡ cực rất nhiều).
- Cuối cùng là xé tơi các nắm lá ra càng nhỏ càng tốt.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
- Gạo đãi, rửa sạch và ngâm khoảng 6-8 tiếng.
- Vừng đãi, rửa sạch, ráo nước, hong khô và rang đến khi chín có mùi thơm, miết thấy lớp vỏ giòn tan và hạt vừng thơm, màu đục.
- Giã lẫn vừng và đường theo tỉ lệ 1 đường, 2 vừng.
- Hỗn hợp chống dính khi tiếp xúc với bánh: đun dầu ăn và sáp ong thành hỗn hợp và để nguội khi dùng.
Bước 3: Làm bánh
- Vớt gạo đã ngâm để ráo nước và cho vào đồ thành xôi.
- Sau khi xôi chín sẽ cho lá ngải cứu đã sơ chế vào giã lẫn theo tỉ lệ 3 cân gạo và 1 cân lá đã sơ chế.
- Giã đến khi thấy bánh mịn đều thì bỏ ra nặn cho nhân đã sơ chế vào giữa như nặn bánh giày nhân đỗ. Lưu ý, lúc nặn phải còn nóng hổi thì bánh mới mềm ngon, dễ nặn.
- Khi tiếp xúc với bánh phải dùng hỗn hợp chống dính đã sơ chế vì bánh nếp rất dính. Tức là xoa hỗn hợp chống dính lên tay khi nặn bánh.
- Sau khi nặn bánh xong, để bánh vào mâm và xoa thêm hỗn hợp chống dính lên lá chuối để khi bánh xếp vào chung chúng không bị dính với nhau.
Chúc các bạn thành công!
Bánh ngải Lạng Sơn
Đông đến, Xuân qua, lá ngải xanh mơn mởn. Những người dân tộc Tày, Nùng vùng Lạng Sơn đã nghĩ ra cách làm bánh từ loại lá này. Bánh tuy chỉ là sản phẩm dân dã, nhưng lại để lại dấu ấn cho nhiều du khách khi đi qua đây.
Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng... Ngải cứu là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp; nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu, hạ sốt. Ngải cứu có thể dùng để chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, có thể kể đến như trứng tráng ngải cứu, ngải cứu hầm gà, ngải cứu chần óc lợn, ngải cứu nấu lẩu gà, bánh ngải cứu... Những món ăn trên đều khá bình dân và ai cũng có thể chế biến.
Nói về bánh ngải, chỉ là một sản phẩm dân dã, nhưng để làm, lại mất khá nhiều công. Trước tiên phải chuẩn bị vỏ đỗ xanh hoặc tre nứa, đốt lấy tro, lọc lấy nước, sau đó đem luộc lá ngải tươi non vừa hái để lá ngải có được màu xanh đẹp. Lá ngải luộc nhừ, vớt ra vắt sạch nước tro rồi cho vào cối giã nhuyễn. Lại nói về gạo, để làm bánh ngải, phải dùng loại nếp nương, vo sạch, ngâm nước ấm từ 4-8 giờ, sau đó đem đi đồ xôi. Xôi được, cho vào cỗi giã cùng lá ngải đã giã nhuyễn trước đó; điều cần chú ý là sau khi được xôi phải đem giã ngay thì mới cho mẻ bánh mềm, mịn và dẻo.
Bánh ngải được chia làm 2 loại, loại có nhân và loại không nhân. Sau khi bột được giã nhuyễn, người làm nhanh tay múc ra mâm và nặn bánh; bánh được bôi sáp ong để có độ bóng, dẻo thơm mà không bị dính. Bánh có nhân thì công phu hơn. Nhân được làm từ hạt vừng rang giã nhỏ trộn lẫn đường phên, sau đó đảo qua lửa cho đường chảy ra rồi để nguội để có độ sánh đặc. Sau khi nặn bánh xong cũng có thể cho vào chõ hấp qua lần cuối. Dù là bánh có nhân hay không nhân, khi nặn cũng đòi hỏi sự khéo léo và đều tay, nếu không bánh sẽ không được tròn, đều, sẽ giảm mất độ thẩm mỹ. Bánh không nhân khi ăn được chấm kèm với đường phên (có nơi gọi đường bát) gọt mịn trộn đều với vừng (mè) rang. Bánh có nhân khi ăn sẽ đậm đà hơn, không phải chấm với thứ gì.
Điều đáng nói, bánh ngải tuy được làm từ gạo nếp, lại kết hợp với lá ngải cứu nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy và không bị đắng. Bánh có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm của hạt vừng hòa quyện vào nhau. Tuy nhiên, bánh ngải chỉ có theo mùa và chỉ ăn trong ngày là ngon nhất. Cuối Đông và cả mùa Xuân là khi lá ngải lên xanh tốt, vừa tầm để làm bánh. Mùa lá ngải tươi ngon vì thế cũng chính là mùa bánh ngải.
Ăn gì khi ghé thăm vùng đất Lạng Sơn? Đến Lạng Sơn đừng quên thưởng thức 9 món ngon Lạng Sơn nước tiếng dưới đây nhé. Sẽ tiếc hùi hụi nếu bạn bỏ lỡ một trong số những món này đấy. Món ngon Lạng Sơn - Phở chua Ăn gì khi ghé thăm vùng đất Lạng Sơn? Đặc sản xứ lạng này được chế biến rất cầu kỳ và có hương vị...