9X làm giàu với trang trại chăn nuôi
Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, sau 5 năm khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi, chàng trai Lê Văn Tín (30 tuổi), ở thôn Phước Tích, xã Bình Mỹ ( Bình Sơn), đã sở hữu trang trại heo, bò quy mô nhất xã, mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.
Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, biết năng lực của mình không vào được đại học, nên sau khi học hết THPT, Tín đã chọn học nghề sửa xe. Rời quê vào TP.Hồ Chí Minh học nghề và gắn bó với công việc này với mức thu nhập khá ổn định, nhưng sau gần 4 năm thì anh Tín quay về quê và quyết định làm lại từ đầu.
Anh Lê Văn Tín, ở thôn Phước Tích, xã Bình Mỹ (Bình Sơn) chăm sóc đàn bò.
“Thời điểm đó, gia đình tôi gặp biến cố. Cha tôi mất, nên suy nghĩ về con đường làm giàu của tôi thay đổi rất nhiều. Dù công việc ở TP.Hồ Chí Minh đang có thu nhập tốt, nhưng nếu không được ở gần gia đình, chăm sóc mẹ thì việc làm giàu cũng không còn ý nghĩa. Vì vậy, tôi quyết định ở quê làm kinh tế, gầy dựng mô hình chăn nuôi”, anh Tín chia sẻ.
Video đang HOT
Để hiện thực hóa ý tưởng làm giàu bằng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, năm 2015, anh Tín đi học nghề thú y và tìm hiểu về các loại vật nuôi. Từ số tiền dành dụm được và mượn thêm người thân, năm 25 tuổi, anh Tín xây dựng gần 1.000m2 chuồng trại kiên cố để nuôi heo, bò và gà. Anh Tín cho biết: “Năm 2016, tôi đầu tư chăn nuôi heo. Đây cũng là thời điểm giá heo bấp bênh và xuống thấp. Dù 2 năm chăn nuôi heo không mang lại lợi nhuận, nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì, rồi đầu tư mạnh hơn vào bò và gà. Vào khoảng năm 2018 đến nay, thịt heo lên giá liên tục và giữ ở mức cao, nên mô hình chăn nuôi heo theo hướng trang trại của tôi mang về lợi nhuận khá tốt”.
Nhờ nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, tuân thủ các quy trình tiêm phòng và chăn nuôi theo hướng khép kín, hạn chế các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài mà nhiều năm qua, đàn heo, bò của anh Tín phát triển mạnh và chưa năm nào bị dịch bệnh. Anh Tín cho hay: “Những năm qua, trung bình mỗi năm, tôi xuất bán hơn 500 con heo thịt và vài chục con bò thịt. Trừ hết chi phí, mỗi năm tôi cũng có được vài trăm triệu đồng. Hiện nay, tôi tiếp tục mở rộng quỹ đất trang trại lên 3ha và xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò với sức chứa trên 50 con”.
Việc hiểu rõ năng lực bản thân đã giúp ông chủ trẻ 9X Lê Văn Tín có được những thành công từ khá sớm. “Dù trẻ tuổi, nhưng hiện nay, Tín sở hữu trang trại heo, bò quy mô nhất xã. Tín đã chứng minh cho nhiều bạn trẻ, làm nông nghiệp, chăn nuôi ở quê hương vẫn có thể làm giàu chỉ cần có kiến thức và sự kiên trì. Tấm gương vượt khó làm giàu của Tín là động lực cho nhiều thanh niên nông thôn mạnh dạn làm giàu ở quê hương”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Mỹ Nguyễn Hồng Liễn bày tỏ.
Cảng cá sông Trà Bồng: Quản lý nhập nhằng, ngư dân chịu thiệt
"Cảng cá sông Trà Bồng rất thuận lợi cho tàu cá, nhất là tàu câu mực ra vào. Nhưng đến nay, cảng cá này chưa được công nhận, khiến ngư dân chúng tôi rất vất vả và tốn kém trong quá trình di chuyển tàu cá", ngư dân Huỳnh Tấn Hải, ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) cho biết.
Chưa được bàn giao mặt nước
Cảng cá sông Trà Bồng, xã Bình Đông (Bình Sơn) được triển khai xây dựng vào năm 2010, do Ban Quản lý KKT Dung Quất làm chủ đầu tư. Dự án có tổng kinh phí trên 184 tỷ đồng, với quy mô trên 23ha, gồm: Cầu cảng cá và khu dân cư Bình Đông (giai đoạn 2). Riêng hạng mục cầu cảng cá được xây dựng trên quy mô 17ha, với 2 bến cập tàu 90CV và 45CV, cùng các công trình dịch vụ hậu cần, hạ tầng kỹ thuật và tuyến kè bảo vệ dài 1,4km... Sau đầu tư, Ban Quản lý KKT Dung Quất đã tổ chức đấu giá và giao Công ty TNHH Thiên Phú quản lý và khai thác công trình.
Tàu cá của ngư dân chỉ neo trú tạm tại cảng cá sông Trà Bồng, vì cảng này chưa được công nhận.
Sau khi được bàn giao diện tích trên bờ, Công ty TNHH Thiên Phú tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá và chế biến hải sản. Tuy nhiên, đã nhiều năm qua, Ban Quản lý KKT Dung Quất vẫn chưa bàn giao phần cầu cảng và diện tích mặt nước ngay trước cầu cảng. "Vì chưa có diện tích mặt nước, nên đến thời điểm này, cảng cá sông Trà Bồng không được ngành chức năng công nhận và công bố đạt tiêu chuẩn loại 2. Điều này khiến ngư dân gặp khó, còn chúng tôi cũng bị tổn thất nặng nề, nhất là việc thu mua nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến hải sản bị gián đoạn, ách tắc", Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú Phạm Thanh Ba bày tỏ.
Vấn đề này đã được chính quyền địa phương, ngư dân và doanh nghiệp kiến nghị các ngành chức năng quan tâm tháo gỡ vướng mắc. Đầu tháng 6.2020, UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh khẩn trương rà soát, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án Cảng cá sông Trà Bồng trước ngày 12.6.2020. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
"Gần nhà xa ngõ"
Trong khi chờ đợi các ngành chức năng của tỉnh tháo gỡ vướng mắc, phần lớn ngư dân hành nghề câu mực của huyện Bình Sơn gặp rất nhiều khó khăn, vì "neo tàu chỗ này, làm thủ tục chỗ khác".
"Tàu câu mực lớn, lại cồng kềnh, nên chạy đến cảng chỉ định không chỉ mất 8 tiếng đồng hồ, tốn 450 lít dầu, mà còn gặp rất nhiều rủi ro khi di chuyển vào cảng Tịnh Kỳ", ngư dân Huỳnh Tấn Hải, ở xã Bình Đông cho hay. Trước đây, tàu ông Hải thường cập tạm ở cảng Sa Cần, hoặc cảng cá sông Trà Bồng để xuất bán sản phẩm, vì vừa gần nhà, lại ra vào thuận lợi.
Tuy nhiên, từ khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực, cũng như thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu, thì tàu cá phải cập cảng chỉ định, để chủ tàu thực hiện các thủ tục khai báo nhập bến, xác nhận nguồn gốc hải sản, kiểm soát sản lượng khai thác... Vấn đề là, 4 cảng chỉ định, gồm: Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi), Mỹ Á, Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) không đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, cộng với luồng lạch nhỏ, thường xuyên bồi lấp, khiến nhiều tàu câu mực gặp khó khăn, thậm chí thiệt hại mỗi khi ra vào.
Chính vì thế, không chỉ ông Hải, mà các chủ tàu câu mực ở huyện Bình Sơn chỉ cập cảng chỉ định khi doanh nghiệp thu mua có yêu cầu, còn phần lớn vẫn về cảng Sa Cần, hay cảng cá sông Trà Bồng, để thuận lợi trong việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, vì 2 cảng này chưa được ngành chức năng công nhận và công bố là cảng cá, do vậy nguyên liệu hải sản cũng không được xác nhận, nên giá trị thấp, giá bán bấp bênh, thậm chí bị thương lái ép giá. "Cảng Sa Cần và cảng cá sông Trà Bồng rộng rãi, luồng lạch dài và sâu, nên tàu thuyền ra vào thuận lợi. Vì vậy, chúng tôi rất mong Nhà nước quan tâm tháo gỡ những bất cập, sớm công bố 2 cảng cá trên, để ngư dân chúng tôi thuận lợi hơn trong việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản", ngư dân Võ Duy Chưa, ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) kiến nghị.
Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Những năm qua, cùng với tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp đã được các địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Tỷ lệ CGH trong sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả trên...