9x kiếm ra tiền từ vườn lan giá không quá 300k
“Năm 2015, được một người bạn giới thiệu, tôi mua 1.000 cây lan giống Thái về treo trong sân nhà để trang trí và dự định nếu bà con trong xóm cần thì chia lại, không ngờ chỉ trong một tuần, 1.000 cây lan đã bán hết”, Trần Hải Dương-9x ở An Giang khởi đầu câu chuyện về những thành công của vườn lan giá không quá 300k của mình.
Hưởng ứng phong trào thanh niên khởi nghiệp, 9x Trần Hải Dương (sinh năm 1993), ngụ ấp Bình Phú, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú (An Giang) đã lập cho mình một khu vườn trồng hoa lan. Vườn lan không chỉ mang lại thu nhập, mà còn giúp Dương thỏa niềm đam mê đối với loài hoa “đỏng đảnh”.
Trần Hải Dương chia sẻ: “Khi còn học phổ thông tôi đã rất thích vẻ đẹp của hoa lan. Năm 2015, được một người bạn giới thiệu, tôi mua 1.000 cây lan giống Thái về treo trong sân nhà để trang trí và dự định nếu bà con trong xóm cần thì chia lại, không ngờ chỉ trong một tuần, 1.000 cây lan đã bán hết”.
Từ tập tành chơi, giờ đây 9x Trần Hải Dương rất say mê với vườn lan có giá bán dưới 300k (300 ngàn đồng/giỏ) của mình.
Thấy “chơi” lan có thể kiếm được tiền, Dương bắt đầu tìm hiểu về kỹ thuật trồng lan qua Internet, sách hướng dẫn và học tập từ những người có kinh nghiệm trồng lan. Sau đó, tìm mua các loại lan: Dendrobium, vanda, cattleya, mokara, ngọc điểm…giống Thái, đủ kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc để xây dựng vườn lan cho riêng mình.
Với diện tích trồng lan khoảng trên 300m2, vườn lan của Dương cung ứng lan thường xuyên cho các “mối” trong và ngoài tỉnh. Nhờ có đầu ra ổn định, nên sau khi trừ chi phí, Dương thu được khoảng 60-80 triệu đồng/năm. Dương cho biết: “Những cây lan trong vườn có giá từ 300 ngàn đồng trở xuống (giới trẻ hay gọi 300 ngàn là 300k), phù hợp túi tiền nên được bà con địa phương ủng hộ, họ đến không chỉ mua lan mà còn muốn học hỏi kinh nghiệm trồng lan, tôi thấy vui hơn vì có nhiều người cùng đam mê như mình. Còn khách hàng mua sỉ do tôi liên hệ thông qua Internet và được bạn bè giới thiệu”.
Trồng lan khá vất vả bởi đây là loài hoa rất “đỏng đảnh”, đòi hỏi người trồng lan phải đam mê, kiên trì học hỏi kinh nghiệm, nắm chắc, vận dụng đúng kỹ thuật để có cách chăm sóc hợp lý, phòng trừ dịch bệnh phù hợp đặc tính từng loại. Dương cho biết: “Muốn trồng lan hiệu quả, khâu quan trọng nhất là chọn giống và xử lý môi trường. Không nên trồng lan với mật độ quá dầy sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, khiến lan không trổ hoa hoặc có trổ thì hoa cũng không đẹp…”.
Video đang HOT
Theo 9x Trần Hải Dương, một yếu tố quan trọng không kém là “chất” trồng, như: Than, sơ dừa, độ ẩm, nước tưới, phân bón… tất cả đều phải phù hợp để lan phát triển. Nếu “chất” trồng quá kém, khi 1 cây xuất hiện nấm bệnh dễ lây lan sang cả vườn. Ngoài ra, việc chọn hướng cho giàn lan cũng là yếu tố cần chú ý, nếu ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây lan sẽ làm héo cây, cháy lá.
Dù “bén duyên” với nghề trồng lan chỉ mới 2 năm, nhưng bằng sự đam mê, Trần Hải Dương đã tạo nên vườn hoa “đỏng đảnh” khoe sắc tươi tốt và mang lại lợi nhuận cho gia đình. Có nhiều người có điều kiện để xây dựng vườn lan với các giống lan đắt tiền từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/giò. Nhưng 9x Trần Hải Dương lại đang say mê với vườn lan có giá bán không quá 300k/giò/giỏ của mình. Dương cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng lan và tập trung nhân rộng loại lan ngọc điểm, bởi đây là loài có hoa thơm, đẹp, được nhiều người ưa chuộng, nhất là mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.
Theo Mỹ Linh (Báo An Giang)
Khổ công trồng hoa "giấc mộng vua Trần", chỉ lãi hơn 200 triệu/năm
Bà Lại Thị Nga, ở khu trung tâm xã Tả Phìn (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) được biết đến là người "giàu có" địa lan nhất vùng. Trong vườn lan nhà bà hiện lên đến cả nghìn chậu. Mỗi năm, bán loài hoa "đỏng đảnh" như thiếu nữ này, bà Nga lãi hơn 200 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nga cho biết: Giống địa lan mà bà trồng có tên gọi đầy đủ là địa lan Trần mộng. Địa lan Trần mộng gắn truyền thuyết về một vị vua đời Trần - đó là Trần Nhân Tông. Tương truyền, vào một đêm trăng thanh, gió mát, trong giấc mộng, vua Trần nhìn thấy một loài địa lan lạ, rất đẹp và rất thơm. Thật kỳ lạ, ngay trong ngày hôm sau, có người mang tiến vua một chậu lan y hệt trong giấc mộng của vua Trần. Cũng từ đó, loài lan quý được mang tên địa lan Trần mộng, tức là giấc mộng của vua Trần.
Bà Nga sở hữ hơn 1000 chậu hoa địa lan
Cách đây khoảng 8 năm, thấy một số người dân bản địa mang bán rong loài địa lan quý này, bà Nga liền mua về trồng. "Lúc đầu, tôi chỉ mua hơn chục cây về trồng. Vì người dân mới lấy ở rừng về nên nhìn chúng bé xíu. Nhưng sau một thời gian chăm bẵm, thấy lan phát triển tốt, đẻ nhiều nhánh nên tôi mới nghĩ đến chuyện nhân giống trồng với số lượng lớn để cung cấp cho khách. Từ chỗ chỉ vài chục chậu, đến này tôi đã có cả vườn hơn 1.000 chậu địa lan Trần mộng" - bà Nga phấn khởi nói.
Bà Nga làm lưới che sương muối, năng nóng cho vườn địa lan của gia đình
Theo bà Nga, loài địa lan rất khó tính, chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ như ở Tả Phìn. Không chỉ mát mẻ mà ở Tả Phìn hay có sương mù nên rất tốt cho lan, nhất là vào thời kỳ lan chuẩn bị ra hoa. Loài địa lan Trần mộng này được ví như người thiếu nữ vừa đỏng đảnh lại vừa kiêu kỳ. Nói khó thì rất khó mà nói dễ thì cũng cực dễ nếu người trồng biết chọn giá thể phù hợp với địa lan."Tuy đỏng đảnh nhưng nếu biết cách yêu thương, chăm sóc cẩn thận thì địa lan sẽ cho nhiều "lộc". Nhà nào có chậu địa lan trong nhà thì việc làm ăn sẽ rất phát đạt, suôn sẻ..." - bà Nga tiết lộ.
Bà Nga cho biết, khi địa lan ra hoa nhìn rất đẹp, có cành hoa dài cả mét
Nói về kỹ thuật trồng lan, bà Nga chia sẻ: "Tôi thường lấy phân trâu trộn với trấu, mùn cưa, vôi bột... ủ khoảng 1 tuần. Sau đó, tôi đóng vào bao, chừng một tháng mới cho giá thể vào chậu rồi đưa lan vào trồng và chăm sóc, làm cỏ, bắt sên, sâu... Nhờ đó, vườn lan của gia đình tôi luôn phát triển tốt, ra hoa rất đẹp...".
Ngoài nhân giống để trồng và bán ra thị trường, bà Nga còn sản xuất cả chậu xi măng. Bên cạnh đó, bà còn làm lưới che sương muối, nắng nóng cho vườn lan, đảm bảo cho lan phát triển.
Để xây dựng thương hiệu đồng thời có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất, tháng 7/2016, bà Nga đã đứng ra thành lập Hợp tác xã Hoa địa lan Tả Phìn, do bà làm giám đốc. HTX có 12 thành viên, mỗi thành viên có khoảng 200 chậu địa lan. Gia đình bà có số lượng lớn nhất, với hơn 1.000 chậu.
Theo bà Lại Thị Nga, địa lan Trần mộng rất đỏng đảnh như người thiếu nữ kiêu kì
"Tôi cung cấp cho các thành viên HTX giống, phân, chậu và lo khâu tiêu thụ. Không phải lo đầu ra nên các thành viên, ai cũng yên tâm chăm sóc vườn lan của mình. Ngoài bao tiêu sản phẩm cho các thành viên, tôi còn thu mua lan của người dân trong xã, rồi cung cấp ra thị trường. Doanh thu của HTX mỗi năm đạt hơn 2 tỷ đồng. Riêng, gia đình tôi thu khoảng 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn lãi hơn 200 triệu đồng..." - bà Nga thông tin.
Hợp tác xã hoa địa lan Tả Phìn do bà Lại Thị Nga làm giám đốc, chuyên cung cấp hoa địa lan tết cho khách hàng.
Bà Nga cho biết thêm, vì là giống lan nguyên bản, không cấy ghép, lai tạo lại được trồng, chăm sóc đúng quy trình nên khi lan nở hoa không chỉ đẹp, với nhiều màu sắc (xanh ngọc, vàng chanh, nâu đỏ, xanh cam...) mà tuổi thọ của hoa kéo dài từ 3 - 4 tháng. Do đó, khách hàng rất ưa chuộng địa lan do HTX cung cấp. Vì loài hoa này từ khi trồng đến khi được thu hoạch phải mất từ 3 - 5 năm nên giá thành khá cao. Khách hàng chủ yếu là đại gia, giới thượng lưu mua địa lan về "chơi" trong dịp tết. Giá một chậu lan chí ít cũng dăm ba triệu đồng, tùy theo số lượng cành hoa trong chậu. Có chậu lan giá cả trăm triệu đồng, nếu muốn mua thì khách phải đặt trước, chứ những chậu thế này không có nhiều...
Chia tay bà Nga, bên tai chúng tôi vẫn văng vẳng nỗi trăn trở của bà về những khó khăn của HTX, nhất là về vốn. Để HTX Hoa địa lan Tả Phìn phát triển vững chắc cũng như để loài lan quý không bị mai một, bà Nga mong muốn được Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ HTX vốn vay ưu đãi...
Theo Danviet
Người dân vớt bé gái sơ sinh trôi trên nhánh sông Hậu Nghe tiếng bé sơ sinh khóc thét từ chiếc thau trôi trên nhánh sông Hậu trước nhà vào sáng sớm, người đàn ông ở An Giang liền bơi ra vớt. Bé gái sơ sinh được vớt từ nhánh sông Hậu. Ảnh: An Phú. Khoảng 5h ngày 10/8, ông Huỳnh Hồng Phú ở xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang) giật mình thức...