9X Đặng Thị Hồng Nhung: “Thời trang là cách để tôi cân bằng cuộc sống”
Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Đặng Thị Hồng Nhung (còn được gọi là Nhung Dang) đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh các sản phẩm thời trang.
Đối với Hồng Nhung, thời trang không chỉ là đam mê, sở thích mà còn là yếu tố để cô cân bằng cuộc sống.
Đặng Thị Hồng Nhung sinh năm 1998, ngay từ khi học cấp 3, Hồng Nhung đã bắt đầu việc kinh doanh các trang phục thời trang với tầm giá học sinh để kiếm thêm thu nhập. Cũng từ đây, Hồng Nhung bắt đầu có niềm yêu thích đặc biệt với công việc này và gắn bó cho tới hiện tại.
Với phong cách thời trang hiện đại, Hồng Nhung luôn mong muốn đem đến cho phái đẹp những sản phẩm thời trang chất lượng cùng phong cách độc đáo. Đồng thời, phá bỏ mọi rào cản trước kia về trang phục thời trang nữ.
Khi nhắc đến quan điểm về kinh doanh và mục tiêu của bản thân trong tương lai. Hồng Nhung không ngần ngại cho rằng để có được thành công thì quan điểm kinh doanh lớn nhất của cô chính là tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Điều cốt lõi đầu tiên chính là tập chung vào chất lượng sản phẩm.
Video đang HOT
Do đó, tất cả trang phục thời trang mà cô cung cấp cho khách hàng đều đảm bảo được những yếu tố về chất lượng vải, đường may chắc chắn. Đồng thời, kiểu dáng và mẫu mã trang phục luôn bắt kịp xu hướng thời trang trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, Hồng Nhung cũng tự xây dựng chiến lược rõ ràng, trong đó tập trung vào chính sách tư vấn và chăm sóc. Tạo dựng niềm tin và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình để giải đáp những thắc mắc cũng như tư vấn lựa chọn sản phẩm.
Với niềm đam mê thời trang cùng cái tâm với nghề, Hồng Nhung đã không quản ngại khó khăn, luôn lắng nghe ý kiến để cải thiện dịch vụ của mình. Hiện tại cô đã gặt hái được những thành công nhất định như có nhà, xe ô tô riêng, có một số vốn kha khá để thời gian ngắn tới mở một cửa hàng thời trang mang thương hiệu của riêng mình.
Trong tương lai, Hồng Nhung kỳ vọng bản thân sẽ phát triển hơn nữa với nghề kinh doanh thời trang. Đồng thời, mở rộng quy mô và xây dựng cho bản thân một thương hiệu thời trang riêng, cạnh tranh chính thức trong thị trường thời trang chuyên nghiệp.
Dù biết sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng Đặng Thị Hồng Nhung (Nhung Dang) luôn suy nghĩ tích cực và cháy hết mình vì đam mê. Do đó, mọi khó khăn đối với cô gái trẻ chỉ là thử thách giúp cô trưởng thành hơn nữa. Hy vọng, với sự cố gắng của bản thân và niềm đam mê với nghề, Hồng Nhung sẽ thật thành công hơn nữa trong tương lai với ước mơ cháy bỏng về một cửa hàng thời trang mang thương hiệu riêng của Hồng Nhung.
Thói quen khó hiểu của chị em: Đam mê coi live stream đủ thứ trên đời
Theo Thanh niên, mới đây, thông tin một kho hàng giả, nhái nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Hermès, LV, Chanel,...tại xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định bị triệt phá đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Được biết, kho hàng này rộng tới 500m2, và tại thời điểm bị bắt giữ, ở đây có đến khoảng 30.000 sản phẩm chủ yếu là túi xách, tổng giá trị ước tính khoảng 6 tỷ đồng.
Để có thể di dời được hết số hàng hóa tập kết tại kho này, lực lượng chức năng đã phải dùng đến 10 xe ô tô 3,5 tấn. Vì vậy, nhiều người không khỏi tò mò, với số lượng hàng lớn như thế thì cơ sở này kinh doanh theo phương thức như thế nào?
Kho hàng rộng 500m2, ước tính giá trị lên đến 6 tỷ đồng (Ảnh: Tuổi trẻ)
Lực lượng quản lý thị trường cho biết, các đối tượng chủ yếu sử dụng mạng xã hội để buôn bán qua hình thức livestream. Khi có khách đặt mua, nhóm sẽ vận chuyển hàng hóa bằng dịch vụ chuyển phát.
Cơ sở này đã lập ra hàng chục tài khoản khác nhau như: Kho T.X - Hàng Q.C, The Q. - Chuyên túi VIP, T.A. (The Q.), The Q. - Đ.D. - Sỉ lẻ túi xách, D.V. (Boss The Q.),... Hòng né tránh cơ quan chức năng, chúng không sử dụng cùng lúc nhiều tài khoản này, mà luân phiên nhau.
Trong đó, những page như The Q. - Đ.D. - Sỉ Lẻ Túi Xách, The Q. - Chuyên Túi VIP, hay T.Q.B,...chỉ có khoảng dưới 3.000 lượt theo dõi. Nhưng riêng page V. Shop có hơn 30.000 lượt theo dõi. Mỗi ngày, các đối tượng livestream khoảng 2-4 tiếng.
Các đối tượng buôn bán qua hình thức livestream (Ảnh: Cắt từ clip)
Trong các livestream, nhân viên dùng đủ mọi cách để quảng cáo, khẳng định chất lượng sản phẩm như dùng bật lửa hơ lên bề mặt túi, gọi túi là hàng "siêu VIP", "super VIP" với số lượng không nhiều, cần nhanh tay chốt đơn. Dù ngày nào cũng livestream nhưng nhân viên luôn nói rằng đây là buổi bán tri ân hoặc xả kho nghỉ bán. Vì thế, dù giá trị thật của chiếc túi là mấy chục triệu đồng nhưng chỉ bán khoảng...vài trăm ngàn đồng.
Với cái giá khá hời như 199.000đ, 269.000đ, 359.000đ,... rất nhiều chị em "tranh thủ chốt đơn" vì cho rằng mình đã mua được túi của thương hiệu lớn với giá rẻ. Không những sử dụng mạng xã hội để bán hàng mà cơ sở này còn có hệ thống chốt đơn tự động. Khách hàng chỉ cần để lại mã sản phẩm kèm số điện thoại là sẽ được in đơn. Sau đó có nhân viên gọi điện.
Thỉnh thoảng, trong các livestream, mọi người có thể thấy được cảnh tượng ngổn ngang phía sau, với những chồng túi xếp cao ngất. Nhân viên sẽ nói rằng đây là buổi cuối bán hàng nên giá giảm từ hơn 400.000đ xuống còn 300.000đ, thậm chí rẻ hơn thế nữa khiến nhiều chị em thi nhau chốt đơn.
Có thiết kế giống thương hiệu lớn song giá những chiếc túi xách này chỉ vài trăm ngàn đồng (Ảnh: Chụp màn hình)
Thực tế, hiện nay có một bộ phần người dùng mạng, nhất là chị em phụ nữ đam mê xem những livestream bán hàng như thế này. Chị K.L., nhân viên văn phòng chia sẻ với YAN cho biết: "Mình bắt đầu xem các livestream bán hàng khoảng gần 3 năm gần đây. Hồi đầu mới xem cũng lướt qua nhanh nhưng lâu dần thành đam mê. Cứ đi làm về là vào tất cả các page hay xem để xem họ có livestream không, rồi theo dõi cả buổi tối. Có khi cũng không chăm chú xem từ đầu đến cuối đâu, nhưng cứ phải bật để đó mới yên tâm".
Cùng chung "sở thích" này chị M.V. tâm sự: "Nhiều khi giờ nghỉ trưa mình cũng bật livestream để coi. Mặc dù thuộc cả mẫu, cả giá, cả các câu chào mời rồi nhưng vẫn thích coi. Mà coi thì lại "ngứa tay" muốn chốt đơn. Biết là như thế cũng hơi kỳ, nhưng không coi thì như thiếu thiếu gì đó. Chắc cũng giống như các anh thích xem bóng đá hoặc stream game".
Những mẫu túi nhái thương hiệu lớn như thế này chỉ có giá khoảng 300.000-400.000 đồng (Ảnh: Lao động)
Cũng từ thói quen thích xem livestream này mà không ít câu chuyện bi hài đã xảy ra tại các gia đình. Anh T.V.Đ. chia sẻ: "Vợ tôi mê xem livestream lắm. Xem là lại mua. Cô ấy giờ có không biết bao nhiêu là túi xách, giày dép, quần áo mua qua livestream rồi. Đến các đồ gia dụng cũng đòi mua ở đó. Nhưng bản thân tôi không tin tưởng chất lượng của những sản phẩm này lắm, nhất là đồ ăn uống mà mua như này rất sợ. Mà vợ cứ thích, mình nói nhiều thành ra tranh cãi nên đành chiều vợ một chút vậy".
Trong khi đó, một anh chồng khác thì lại kể rằng vì vợ anh xem livestream quá nhiều rồi rủ anh xem cùng nên anh bỗng dưng cũng có "đam mê" này từ lúc nào không biết. "Tối rảnh là hai vợ chồng cùng nhau ngồi xem chốt đơn. Kể cùng vui. Coi như giải trí", anh B.V. chia sẻ.
Có lẽ chính từ thói quen này của các chị em mà những người bán hàng giả, hàng nhái càng có thêm cơ hội đưa các mặt hàng không đảm bảo chất lượng ra thị trường. Thiết nghĩ, muốn giải quyết tận gốc vấn đề nên bắt đầu từ chính suy nghĩ của người tiêu dùng. Khi chúng ta kiên quyết bài trừ những sản phẩm kém chất lượng, làm giả, làm nhái thì các đối tượng buôn bán hàng nhái sẽ không còn "miếng bánh màu mỡ" để khai thác nữa.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy chia sẻ với YAN nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Hạn sử dụng của đồ ăn rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết những bí mật này Hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm là cơ sở để người tiêu dùng biết được thời gian sản xuất cũng như thời hạn sản phẩm còn sử dụng được hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của những thông số này. Mỗi khi đi mua sắm, hầu hết khách hàng kiểm tra xem sản phẩm đó...