9X đang bị “xơ hoá tâm hồn” vì tiền?
“Giới trẻ ngày ngày càng thực dụng, vô cảm, ích kỉ và sống chỉ vì tiền”, đó là câu nói mà thường xuyên được nghe ở đâu đó. Đã có không ít trường hợp nổi loạn biểu hiện sự “xơ hóa trong tâm hồn” của giới trẻ khiến cả xã hội thất vọng. Hình như 9x ngày nay đang bị đầu độc quan niệm sống sai lệch: “sống chỉ vì tiền”.
9X ngày này sống chỉ vì tiền?
Bài văn của cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý trường THPT Chuyên Amsterdam thực sự đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Bài văn là tình cảm thiêng liêng của một người con trong một gia đình nhà nghèo có người mẹ phải chạy thận 8 năm trời, quan trọng hơn nó còn làm thức tỉnh cả một quan niệm của nhiều giới trẻ ngày nay.
Một cậu học trò nhịn ăn sáng, chỉ ăn cơm với lạc vừng, giảm tới 6kg chỉ để tiết kiệm tiền chữa bệnh cho mẹ và để chứng minh là tiền không quan trọng trong việc quyết định hạnh phúc. Đúng vậy, có tiền liệu có được hạnh phúc không? Đó là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, với quan niệm của Nguyễn Trung Hiếu, một cậu học trò nghèo đã đánh thức cả một thế hệ bị đầu độc với quan niệm “sống chỉ vì tiền” hay “có tiền là có hạnh phúc”.
Một bộ phận giới trẻ đang có quan niệm sai lệch về tiền bạc và các giá trị cuộc sống
Tiền vẫn được nhiều người xem là mục tiêu số một của nhiều người. Tuy nhiên với giới trẻ ngày nay thì tiền chính là thước đo độ đẳng cấp cao hay thấp.
Nhiều 9x ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã điên cuồng mải miết đi kiếm tiền bằng mọi cách. Chính vì vậy, quan niệm sống chỉ vì tiền từ lâu đã trở thành những điều “xưa như trời đất” và có ai đó lỡ đi ngược lại quan niệm này sẻ bị tẩy chay “thằng này điên, hâm, dở hơi…”
Khi được hỏi về việc tiền và hạnh phúc, bạn chọn gì? Phần đông các bạn trẻ được hỏi đều chọn câu trả lời là “tiền” với những lời giải thích trùng nhau đến lạ “có tiền sẽ mua được hạnh phúc”. Phải chăng, nếp sống hiện đại với những cuộc đua về vị thế xã hội, những cuộc mưu sinh vất vả đã làm lệch lạc quan niệm sống của thế hệ trẻ – thế hệ sẽ là trụ cột của đất nước trong tương lai.
Chia sẻ về vấn đề này, Nguyễn Thị Thanh Tâm, sinh viên trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật nói: “tiền dẫu có quan trọng nhưng nó không đồng nghĩa với việc đem lại hạnh phúc cho con người. Cần phải cân bằng vị thế của tiền bạc trong cuộc sống của mỗi con người”.
Từ câu chuyện “tôi ghét tiền” của một cậu học trò nghèo đã đánh thức quan niệm sống “chỉ vì tiền” của giới trẻ ngày nay. Bài học về hạnh phúc không bắt nguồn từ tiền bạc. Ở đâu đó ta vẫn bắt gặp những anh chàng sinh viên bỏ hàng giờ để gom góp sách cũ, quần áo cũ gửi trẻ em vùng cao, hay cô học trò nghèo vẫn hàng ngày nấu cháo cho bệnh nhân nghèo xấu số khác, vẫn còn đâu đó những cô gái nhường những đồng lẻ cuối cùng gom góp cho người nghèo… Hạnh phúc chỉ đơn giản là thế, chỉ có điều ta cảm nhận nó như thế nào cho ý nghĩa hơn.
Video đang HOT
Bài văn thức tỉnh
“Tiền làm chúng ta đau khổ hay hạnh phúc” đó chính là câu hỏi mở được đặt ra trong bài văn của cậu bé “tôi ghét tiền”. Riêng với Hiếu, tiền thật sự đáng ghét khi khiến cả gia đình chật vật, mẹ đau đớn vì bệnh tật nhưng lại thật ấm áp khi những người thân thương giúp đỡ nhau. Qua đó, giới trẻ có cái nhìn cân bằng hơn về tiền bạc.
Bài văn “Tôi ghét tiền” hay bài học cảm động về tình yêu và đức hy sinh giữa con người (ảnh DT)
Đối với giới trẻ ngày nay, vấn đề tiền bạc luôn nhạy cảm và quan trọng. Bởi có không ít người trẻ phát cuồng vì tiền, hay giết người chỉ vì mấy đồng bạc lẻ… Bản chất của tiền bạc không xấu nhưng xấu là quan niệm sai lệch về tiền.
Đối với Thanh Huyền, sinh viên trường ĐH Thương Mại Hà Nội: “Tiền không mang lại đau khổ hay hạnh phúc. Tiền chỉ là một phương diện trong cuộc sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người. Tuy nhiên, đó là thứ mà mỗi ngày thức dậy mình luôn bị ám ảnh vì nếu không có nó chắc mình đã chết”.
Nguyễn Thị Hoa, sinh viên năm 3 trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội có tâm sự: “đồng tiền thực sự đã làm tôi đau khổ suốt những năm tháng tuổi thơ, ngay khi là sinh viên tôi cũng lao đầu vào kiếm tiền để xua tan cái đói, cái nghèo và hơn hết là có tiền ăn học. Tiền đã từng là nỗi ám ảnh ảnh sâu sắc của tôi”.
Tuy nhiên, sau khi đọc xong bài văn của em Hiếu, Hoa đã thay đổi: “tôi không ghét tiền nhưng cũng không tôn thờ chúng. Vì tôi biết hạnh phúc chỉ thực sự đến khi người ta biết quan tâm nhau thôi”.
Lối sống thực dụng, bệnh vô cảm đang làm “muối” trái tim những người trẻ tuổi ở Việt Nam, bài viết của cậu học trò nghèo đã làm thức tỉnh các một quan niệm từ trước đến nay vẫn “chắc như đinh đóng cột” của những người trẻ “sống vì tiền”. Nói như vậy để biết rằng, quan niệm sống của giới trẻ ngày nay đang ngày càng lệch lạc, mất niềm tin, phương hướng vào cuộc sống.
Rất cần nữa những “liều thuốc” như bài văn rơi lệ của cậu học trò nghèo “ghét tiền” để chứng minh: “hạnh phúc vẫn đến trong lúc người ta khốn khó nhất”.
Theo VietNamNet
Vì sao một bộ phận 9X nghiện "show hàng"?
Vì sao một bộ phận 9X nhà mình sa đọa? Do môi trường sống không lành mạnh, do gia đình và nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục giới tính hay do sự bùng nổ của công nghệ thông tin?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Gia đình, nhà trường chưa chú trọng giáo dục giới tính
Vừa mới vào lớp 10, nhưng K.Nhung đã được bố mẹ sắm ngay cho cái laptop Vaio cực sành điệu. Không phải vì cô bé giỏi giang gì mà được thưởng như vậy, chỉ bởi giá điện tăng liên xoành xoạch, thêm nữa cả bố và mẹ Nhung đều có những "bí mật" sợ bị Nhung xóa mất khi dùng chung máy tính nên họ đầu tư cho mỗi người trong đại gia đình mình một chiếc laptop riêng.
Và chỉ cần thêm 1 cái mật khẩu cho máy tính xách tay là cô nàng có thể thỏa sức làm mọi việc mỗi khi ở nhà một mình mà không sợ bị ai phát hiện.
Ở lớp, Nhung nghe các bạn nói về "chuyện ấy" nhiều lắm. Nhất là khi ngồi tụm 3, tụm 7 mấy đứa con gái với nhau. Mặc dù rất tò mò, nhưng Nhung vẫn tỏ ra "không thèm để ý tới" để giữ hình ảnh đoan chính, trong sáng cho mình. Thế nhưng, khi vừa về nhà, lựa lúc bố mẹ chưa đi làm về, cô nàng đã liền ngồi ngay vào máy tính hỏi ông "google" để biết thêm chi tiết.
Chỉ cần 1 cái kích chuột, là một loạt hình ảnh nhạy cảm hiện ra dù chúng chẳng mấy liên quan tới vấn đề Nhung cần tìm. Và rồi, cô nàng bắt đầu lén lút hóng hớt chuyện "người lớn" từ đấy. Sợ bố mẹ cho là mình hư đốn, bạn bè cười nhạo, nên Nhung giấu tiệt mọi bí mật trong cái laptop nhỏ, xinh của mình.
Có lần thấy bên Trung Quốc, Hàn Quốc xuất hiện trào lưu một số bạn trẻ tự xướng, tung ảnh "nuy", bán khỏa thân lên mạng rồi đùng một cái trở thành "hot girl", Nhung chạnh lòng. Một lần tán gẫu cùng con bé bạn thân, Nhung tâm sự "bọn đấy nhìn xấu òm mà facebook của chúng vài chục nghìn view (lượt xem).
Mình không đến nỗi mà facebook cũng chỉ vài trăm người vào là nhiều". Không ngờ con bé bạn thân cũng ngấm ngầm săn ảnh nóng từ lâu. Vậy là hai cô nàng rủ nhau "tự sướng" để được nổi tiếng và cũng để chứng tỏ cho "bọn kia" biết rằng "hàng của bọn tớ còn đẹp hơn nhiều!".
Khác với Nhung, Liễu sinh ra và lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả nhưng có quá nhiều "nguyên tắc". Bố Liễu rất khắt khe với các con tới nỗi chỉ cần Liễu hỏi câu gì hơi "người lớn" một tý là no đòn. Hàng ngày, cứ đều như cơm bữa, Liễu phải đi, về học đúng giờ.
Chậm một tý là bố liễu ca bài ca muôn thưở "con phải cẩn thận đấy. Tan học là về nhà ngay. Ai rủ đi uống nước là không được đi đâu đấy. Nó cho tí thuốc mê vào cốc nước thì coi như xong đời. Mà ở nhà này, vác cái bụng to đùng về đây thì ...tao chém". Nhưng càng bị "hãm phanh" thì Liễu lại càng thích "sổng chuồng", thích quậy sau lưng bố.
Những hôm trời mưa, Liễu muốn nghỉ học ở nhà "chat" với lũ bạn thì cô nàng giả vờ ốm để được thỏa thích ăn chơi nhảy múa. Trời nắng ấm dù rát bỏng da, Liễu cũng lao ra ngoài đường đi học. Bố mẹ tưởng thế thì mừng, nhưng kì thực cô nàng là người hay trốn học đi tụ tập nhất lớp. Kì nào Liễu cũng dính án "kỉ luật" vì nghỉ học quá số buổi cho phép của nhà trường.
Tuy nhiên, giấy kỉ luật không gửi về nhà, bố mẹ chẳng thể biết được nên Liễu cứ tha hồ nghỉ. Mà giả sử giấy có gửi về cũng chỉ ghi vỏn vẹn vài chữ "bị kỉ luật trừ 0,2, chứ còn nguyên nhân thì Liễu hoàn toàn có thể bịa ra vài lý do để che mắt bố mẹ.
Mỗi lần đi chơi với lũ bạn hư đốn, là một lần Liễu "mở mang tầm mắt". Liễu kể "bọn nó cắn cả thuốc lắc nhé. Xong là chao đảo, nhảy múa điên cuồng. Thuốc thì đắt (...). Nhưng mà toàn công tử bột, tiểu thư con nhà giàu thì lo gì. Chuyện ăn mặc mát mẻ giờ xưa như trái đất roy (rồi). Hôm sinh nhật một con bé bạn cùng nhóm toàn con gái với nhau, nó còn đọ hàng với mấy đứa còn lại hẳn hoi cơ".
Những cuộc vui của Liễu không bao giờ kết thúc cả. Lúc đầu Liễu còn e dè thì chỉ dám ăn mặc hơi mát mẻ một chút như áo hai dây, quần đùi. Sau rồi để thoải mái, Liễu cởi hết. Và nếu có "anh, chị nào có máu mặt ngồi đấy mà chụp vài cái ảnh rồi tung lên facebook thì cũng phải chịu kẻo lại bị ăn đòn. Chơi thì phải đẹp. Lúc đầu tớ còn ngại, xin giấu mặt, chỉ lộ hàng. Chứ sau rồi thì...show hết. Vì ai cũng như mình mà", Liễu kể.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Môi trường 9X tiếp xúc hàng ngày
Kể cả với một tên "mọt sách" như Tuấn, sinh viên trường Kiến Trúc cũng phải thay đổi "style" (phong cách) sao cho phù hợp với nhóm bạn chơi cùng. Thi đỗ đại học, với Tuấn "thế là đủ. Hết trách nhiệm". Gia đình của cậu chàng cũng khá khá giả, tiền với Tuấn không phải là vấn đề lớn.
Vừa vào trường, được mấy anh hơn tuổi, nhưng học cùng khóa do bị trượt khoa "chỉ bảo", Tuấn như người vừa tỉnh sau giấc ngủ dài. Nghề của Tuấn sau này là "kiến trúc sư, chuyên vẽ vời, còn vẽ cái gì là tùy từng người. Chuyện một đứa trong nhóm khỏa thân cho mấy thằng bạn còn lại tập vẽ là chuyện bình thường và thay ca liên tục. Mỗi hôm một người cho mới mẻ", Tuấn chia sẻ.
Với Tuấn, "ở cái tuổi 20 mà chưa biết xxx là gì, hoặc chưa từng vào mạng tìm hotgirl thì quả là uổng phí tuổi thanh xuân và quá kém cỏi. Đôi lúc còn phải ngồi nghe các anh chỉ dạy kinh nghiệm, oằn mình kiểu gì để khoe hết cơ bụng đẹp này, show hàng đến đâu là vừa đủ, không phản cảm mà các em cứ gọi là xếp hàng dài xin chết.
Rồi thì cả chuyện quan hệ với các em vào ngày nào là an toàn cũng là những chủ đề hot mà mỗi lần mấy anh em tụ tập thức khuya hay bàn tới". Quả thật câu nói "hãy cho tôi biết những người bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là ai" chưa bao giờ sai cả.
Nếu thường xuyên tiếp xúc với những bậc "đàn anh, đàn chị" quá rành về chuyện ấy, teen nhàmình cũng dễ bị "nhiễm" lắm. Thêm vào đó, môi trường để họ có thể tụ tập qua đêm, bàn tán về "sex" cũng là lỗi lớn ở các bậc làm cha, làm mẹ do quá "thả rông" con cái mình hoặc quá tin tưởng chúng khi mà chúng mới ở ngưỡng cửa của sự trưởng thành.
Xã hội phát triển, các mạng thông tin bùng nổ
Ngày nay, ngay đến cả các quảng cáo cũng phải "sexy" thì người ta mới xem nhiều, báo chí cũng phải giật tiêu đề gây sốc độc giả mới ầm ầm vào xem, thậm chí sách vở cũng phải "người lớn" một tý, phim cứ phải là "có cảnh nóng" thì mới "hút khách", thử hỏi sao teen nhà mình lại không tò mò "quá thể" được cơ chứ?
Mỗi ngày, trên các diễn đàn, các mạng xã hội lớn, ở khu vực dành cho teen cũng ồ ạt teen "lộ hàng", "khoe hàng", ...mà lượt xem cứ ầm ầm tăng, chứ chẳng thấy mấy ai bàn tán về chuyện học tập, phải sống làm sao cho lành mạnh, thử hỏi teen nhà mình có thể miễn nhiễm chuyện của người lớn được không?
Để rồi có lần bố Liễu gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm mới tá hỏa con gái mình không "hiền" như họ tưởng. Và lúc đó, quan tâm đúng mức tới giáo dục giới tính liệu đã quá muộn chưa?
Rồi ngay đến cả các thần tượng của họ cũng liên tục lộ ảnh nóng, gặp sự cố lộ ngực, lộ ảnh khỏa thân, thậm chí công khai chụp khỏa thân không mục đích. Thử hỏi liệu các 9X nhà mình có thể không bị ảnh hưởng bởi họ?
Theo Vnmedia
6 kỳ tích của teen Việt năm 2010 Cô bé 13 tuổi gây xôn xao làng hiphop, chàng thủ khoa duy nhất đạt điểm tuyệt đối, hay 9X trường Ams vô địch Đường lên đỉnh Olympia gây ra cuộc cãi vã lùm xùm... là những "kỳ tích" của giới trẻ trong năm kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Năm 2010, ngoài những câu chuyện đau lòng về giới...