9x Bỏ Việc Họa Sĩ Về Quê Làm Nông Dân Hái Trà: Giờ Kinh Doanh Phát Đạt
Bỏ phố về quê không còn là cụm từ xa lạ với nhiều người, dẫu biết ở thành phố sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên tùy vào định hướng của mỗi người, về quê đôi khi là lựa chọn hoàn hảo.
Như câu chuyện của cô bạn Hải Yến đã từ bỏ công việc họa sĩ ở thành phố để về quê khởi nghiệp với lá trà quê hương, giờ đây cô nàng đã là chủ của một thương hiệu trà xanh.
9X bỏ công việc họa sĩ về quê làm nông dân hái lá trà. Ảnh: Hải Yến Canvas
Hải Yến sinh năm 1994, quê ở Thái Nguyên, gắn bó với lá trà từ nhỏ nên cô bạn luôn trăn trở làm sao để đưa thương hiệu trà Thái Nguyên ngày càng phát triển hơn. Như bao bạn trẻ ở quê hương, Hải Yến sớm vào thành phố để học tập, dưới lời khuyên của nhiều người cô nàng ở lại thành phố làm việc. Những tưởng giấc mơ với lá trà Thái Nguyên sẽ khép lại, đúng vào thời điểm dịch bệnh, cô nàng đã tạm ngưng công việc ở thành phố để về quê.
Chính khoảng thời gian này đã giúp Yến nhận ra nhiều điều, cô nàng cảm thấy không phù hợp với chốn đô thị, muốn gắn bó với quê hương. Nghĩ là làm, Yến tìm tòi cách kinh doanh với nguyên liệu đặc sản là trà Thái Nguyên, cô nàng bắt đầu với nền tảng MXH thu hút sự quan tâm nhất định.
Cô nàng xây dựng hình ảnh đáng yêu trên MXH, thành công nhận được sự quan tâm. Ảnh: Hải Yến Canvas
Cô nàng bắt đầu kinh doanh bột trà xanh của quê hương Thái Nguyên. Ảnh: Hải Yến Canvas
Chàng trai Sài Gòn bỏ phố lên núi ở rể cùng vợ kinh doanh homestay: Lam lũ nhưng hạnh phúc.
Video đang HOT
Thay vì khởi nghiệp từ nước trà xanh như mọi người vẫn nghĩ đến, Hải Yến đã bắt đầu với bột trà xanh, thay đổi tâm lý ưa chuộng bột trà xanh Nhật Bản của nhiều người. Nhờ sự chăm chỉ và chiến lược hợp lý, hiện nay thương hiệu của cô nàng đã được nhiều người biết đến, công việc kinh doanh thuận lợi. Sau hơn 2 năm quyết định bỏ phố về làng, Hải Yến đã chứng minh được bản thân đủ bản lĩnh để thành công với đặc sản quê hương.
Lá trà xanh đã giúp Hải Yến kinh doanh phát đạt. Ảnh: Hải Yến Canvas
Sau 2 năm bỏ phố về quê, Hải Yến hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ảnh: Hải Yến Canvas
Tương tự như Hải Yến, cô sinh viên Y dược Hana Ban Mê cũng lựa chọn bỏ phố về quê để khởi nghiệp với hạt cà phê. Dù đã có công việc ổn định tại thành phố, nhưng Hana luôn muốn về quê để bình yên bên gia đình và phát triển nông nghiệp quê hương.
Cuối cùng, mặc bao lời ngăn cản Hana đã trở về quê nhà Tây Nguyên để khởi nghiệp với hạt cà phê, phụ giúp bố mẹ chăm sóc vườn nông sản. Nhờ sức ảnh hưởng của MXH, thương hiệu bột cà phê nguyên chất của cô nàng được nhiều người yêu thích, sự mộc mạc, đáng yêu của Hana Ban Mê cũng được dân tình khen ngợi.
Hana Ban Mê từ bỏ công việc ổn định ở thành phố để khởi nghiệp với hạt cà phê. Ảnh: Hana Ban Mê
Cô nàng thường xuyên chia sẻ cuộc sống bình yên ở quê. Ảnh: Hana Ban Mê
>>> Xem thêm: Biểu cảm bỡ ngỡ đáng yêu của những học sinh lần đầu lên Hà Nội
Hana Ban Mê thành công với việc kinh doanh bột cà phê nguyên chất. Ảnh: Hana Ban Mê
Quay trở lại với cô bạn Hải Yến bỏ phố về quê khởi nghiệp với bột trà xanh, có thể thấy mỗi người sẽ có định hướng riêng, không phải cứ ở lại thành phố mới có thể thành công. Tôi nghĩ bỏ phố về làng không phải là công thức thành công, chính sự kiên trì và quyết tâm, có định hướng rõ ràng cho tương lai mới giúp Hải Yến có được thành tựu như hiện tại. Còn bạn, bạn cảm thấy như thế nào câu chuyện bỏ phố về quê khởi nghiệp của Hải Yến? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Giới chức Tokyo tặng hàng triệu yên cho mỗi gia đình 'bỏ phố về quê'
Chính quyền Nhật Bản đang khuyến khích người dân rời khỏi thủ đô Tokyo và đến sinh sống ở những khu vực ngoại ô bị suy giảm dân số và già hóa nhanh.
Tokyo là đô thị đông dân nhất thế giới, tập trung khoảng 35 triệu người. Ảnh: Getty Images
Ngoài khoản hỗ trợ tài chính lên tới 3 triệu yên đã có sẵn, Chính phủ Nhật Bản đang cấp thêm 1 triệu yên (180 triệu đồng) trên mỗi con em của các gia đình chuyển ra khỏi Tokyo, trong nỗ lực nhằm đảo ngược tình trạng suy giảm dân số trong khu vực.
Theo truyền thông địa phương, khoản ưu đãi này đã tăng đáng kể so với chi phí tái định cư trước đó là 300.000 yên, và sẽ được triển khai từ tháng 4 năm nay.
Mặc dù dân số Tokyo lần đầu tiên có xu hướng giảm xuống vào năm ngoái, được cho là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các nhà hoạch định chính sách tin rằng họ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giảm mật độ dân số của thành phố này, và đem lại sức sống mới cho các thị trấn và làng mạc xa xôi khác.
Gói hỗ trợ trên sẽ được cung cấp cho các gia đình sống ở 23 phường "lõi" của Tokyo cùng với các thành phố có vành đai đi lại lân cận là Saitama, Chiba và Kanagawa.
Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời các quan chức cho biết để nhận trợ cấp, người dân phải di chuyển ra ngoài Vùng thủ đô Tokyo (Greater Tokyo) và chuyển đến các khu vực miền núi nằm trong ranh giới của thành phố này. Họ phải sống trong ngôi nhà mới ít nhất 5 năm và một thành viên trong gia đình phải đi làm hoặc có kế hoạch mở một cơ sở kinh doanh tại nơi ở mới. Những người chuyển đi trước thời hạn 5 năm sẽ phải trả lại tiền.
Các quan chức hy vọng biện pháp trên sẽ khuyến khích các gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi chuyển nơi ở để giảm bớt áp lực về không gian và dịch vụ công cộng ở Tokyo, đô thị đông dân nhất thế giới, tập trung khoảng 35 triệu người.
Về nguyên tắc, những người tái định cư nhận được 1 - 3 triệu yên cho mỗi hộ gia đình với điều kiện họ đáp ứng một trong ba tiêu chí: làm việc tại một công ty vừa hoặc nhỏ trong khu vực họ chuyển đến; tiếp tục công việc cũ của họ thông qua làm việc từ xa; hoặc bắt đầu kinh doanh tại ngôi nhà mới của họ.
Sau khi bổ sung thêm các ưu đãi khác, một gia đình có hai con có thể đủ điều kiện nhận tới 5 triệu yên. Kyodo cho biết một nửa số tiền mặt sẽ được trích từ ngân sách của chính quyền trung ương và nửa còn lại từ các địa phương.
Sau 3 năm triển khai, chính sách tặng tiền cho các gia đình "bỏ phố về quê" đã thu hút được đông đảo người tham gia hơn. Cụ thể, 1.184 gia đình đã đăng ký chuyển đi vào năm 2021 - thời điểm làm việc từ xa trở nên phổ biến hơn, nhiều hơn so với 71 gia đình vào năm 2019 và 290 gia đình vào năm 2020.
Chính phủ Nhật Bản đang hy vọng 10.000 người sẽ chuyển từ Tokyo đến các vùng nông thôn tính đến năm 2027.
Để thu hút cư dân mới, các thị trấn và làng mạc ở Nhật Bản đã đẩy mạnh quảng bá nét đẹp thanh bình của cuộc sống nơi nông thôn, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ chăm sóc trẻ em và y tế.
Nỗ lực mới nhất nhằm hồi sinh vùng ngoại ô diễn ra trong bối cảnh dân số Nhật Bản tiếp tục sụt giảm.
Theo dữ liệu của chính phủ, dân số của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm kỷ lục 644.000 người trong năm 2020 - 2021.
Dự kiến, dân số của họ sẽ giảm mạnh từ 125 triệu của hiện tại xuống còn ước tính 88 triệu vào năm 2065, tức giảm 30% trong 45 năm.
Trong khi số người trên 65 tuổi tiếp tục tăng, tỷ lệ sinh vẫn ở mức thấp nhất là 1,3 trẻ - thấp hơn nhiều so với mức 2,1 trẻ cần thiết để duy trì quy mô dân số hiện tại.
Năm 2021, tổng số ca sinh là 811.604, mức thấp nhất kể từ lần đầu lưu trữ hồ sơ vào năm 1899. Ngược lại, số người sống trên 100 tuổi là hơn 90.500 người, tăng mạnh so với con số 153 vào năm 1963.
Ngôi nhà đầy nắng và gió của cặp vợ chồng bỏ phố về quê Ngôi nhà có không gian ngập tràn nắng và gió với công năng 3 ngủ, 1 phòng thư giãn, 1 phòng khách, 1 bếp là tổ ấm của vợ chồng anh Duy khi rời thành phố, về quê sống. Vợ chồng anh Võ Đức Duy năm nay 35 tuổi, họ từng làm việc ở thành phố sôi động, náo nhiệt. Tuy nhiên, sau...