999 vấn đề về sức khỏe trẻ nhỏ – Mẹ hỏi chuyên gia trả lời
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu nên hay gặp các vấn đề về sức khỏe, hiểu được khó khắn của các mẹ trên hành trình chăm con và với mong muốn mỗi bé sinh ra đều lớn lên khỏe mạnh và phát triển tốt, chuyên gia NutriBaby giải đáp từ A đến Z về sức khỏe trẻ nhỏ.
1. Bé vừa biếng ăn, vừa tiêu chảy dùng NutriBaby loại nào?
Mẹ Nguyễn Kim có hỏi: Con nhà mình 2 tuổi mà biếng ăn, đang bị tiêu chảy nữa thì sử dụng NutriBaby loại nào thưa bác sĩ?
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải đáp:
Chào mẹ Nguyễn Kim!
Bé nhà mẹ Nguyễn Kim hiện nay 2 tuổi và đang biếng ăn. Mẹ muốn hỏi rằng nên lựa chọn sản phẩm nào trong 2 sản phẩm NutriBaby và NutriBaby Plus. Nếu bé chỉ biếng ăn thôi thì mẹ có thể sử dụng NutriBaby – sản phẩm có tác dụng giúp cho trẻ có được sự tiêu hóa tốt hơn, phù hợp với bé nhà mình.
Hơn nữa đối với vấn đề tiêu chảy thì trong sản phẩm này cũng có kẽm. Việc bổ sung kẽm là bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế đối với những trường hợp bị tiêu chảy, cho nên mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm NutriBaby hỗ trợ bé ngay cả khi bé đang bị tiêu chảy.
Biếng ăn, rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
2. Bé thường xuyên bị viêm họng, sổ mũi thì nên dùng NutriBaby loại nào?
Mẹ Trang Hà có hỏi: “ Hai bé nhà em, một bé 5 tuổi và một bé 20 tháng, thường bị viêm họng, sổ mũi thì nên cho con dùng NutriBaby loại nào thưa bác sĩ?”
Video đang HOT
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải đáp:
Chào mẹ Trang Hà!
Đối với trẻ em thì những nhiễm khuẩn hô hấp, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm họng, sổ mũi là những bệnh rất hay gặp. Bởi vì đôi khi do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thể đáp ứng kịp, bố mẹ không thể thay đổi quần áo hay lau mồ hôi cho bé được kịp thời, đó là sự cảm nhiễm trước các yếu tố thời tiết. Hoặc có thể do sức đề kháng của bé chưa được tốt lắm sẽ làm cho bé có thể bị nhiễm khuẩn, làm cho bé bị viêm đường hô hấp trên.
Đối với 2 bé nhà mẹ, tôi nghĩ rằng bé 5 tuổi hiện nay đang ít bị ốm hơn so với bé 20 tháng. Mẹ cũng rất muốn sử dụng sản phẩm nào đó để giúp tăng sức đề kháng của bé thì trong 2 sản phẩm ở đây thì có sản phẩm NutriBaby Plus đều dùng được cho cả 2 bé để giúp tăng sức đề kháng. Đặc biệt, đối với những vấn đề ốm vặt liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp thì tác dụng của sản phẩm khá là tốt.
Ngoài ra trước đó có một phụ huynh có hỏi tôi là dùng bao nhiêu lâu thì thấy có tác dụng thì thông thường các bé dùng khoảng 3 hộp thì bắt đầu có hiệu quả và mẹ có thể quan sát thấy khá rõ ràng.
3. Bé đang dùng NutriBaby, sau khi tiêm chủng có phải ngừng sử dụng không?
Mẹ Huyền Trần có hỏi: “Bé nhà em được 15 tháng tuổi. Bé đang dùng NutriBaby màu cam, sang tuần em cho bé đi tiêm chủng viêm gan A. Vậy sau khi tiêm chủng bé vẫn sử dụng NutriBaby như bình thường hay phải ngưng sử dụng ạ?” – Mẹ Huyền Trần
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải đáp:
Chào mẹ Huyền Trần!
Trước hết rất là cám ơn mẹ Huyền đã có quan tâm đến vấn đề tiêm chủng của con. Việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp cho con có được miễn dịch chủ động tốt nhất, nghĩa là phòng những bệnh rất hay gặp ở trẻ em.
Thế còn để giúp cho bé có được sức đề kháng tốt thì không chỉ liên quan đến vấn đề tiêm chủng mà còn cần sự nuôi dưỡng tốt để giúp cho bé có được khả năng tiếp nhận được hết các thức ăn để đáp ứng được đủ nhu cầu của bé, giúp cho bé không chỉ tăng trưởng tốt mà còn có được hệ miễn dịch tốt hơn. Và ngay cả khi mẹ đưa con đi tiêm chủng thì việc sử dụng NutriBaby như hiện nay mẹ đang cho bé nhà mình dùng cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả của tiêm chủng. Và tiêm chủng cũng không ảnh hưởng và cũng không phải là điều để mẹ phải cắt NutriBaby của con.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Hy vọng với thông tin hữu ích bài viết cung cấp các mẹ tự tin chăm con khoa học, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực làn trí lực.
Nếu mẹ bé đang gặp khó khăn trên hành trình chăm con hay bé nhà mình đang gặp vấn đề về sức khỏe đừng ngần ngại gọi lên tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được tư vấn của chuyên gia NutriBaby.
Theo doisongphapluat
Ăn muối thế nào để không bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim?
Một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối.
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, hiện mỗi người Việt Nam sử dụng trung bình 18-22g muối/ ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Thiếu muối, cơ thể bải hoải, mệt mỏi, sự cân bằng bị phá vỡ. Tuy nhiên, ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... thậm chí còn làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư tiêu hóa, ví dụ như ung thư dạ dày.
Ở nước ta hiện nay, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối.
70% lượng muối ăn vào hằng ngày của người Việt là từ muối, gia vị thêm vào trong khi nấu ăn, hoặc do chấm/trộn mắm, muối, gia vị trên bàn ăn. Tuy nhiên, nhiều người không biết mình đang trong tình trạng ăn quá nhiều muối. Đặc biệt, là khi được hỏi bản thân có ăn mặn hay không thì chỉ có khoảng 16% số người được hỏi cho rằng mình ăn mặn.
Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, theo khuyến cáo của tổ chức WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày để phòng chống bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo kết quả điều tra toàn quốc gần đây nhất, trung bình một người trưởng thành ở Việt Nam đang tiêu thụ 9,4g muối/ngày - mức cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hầu hết những thực phẩm chế biến sẵn chưa có dán nhãn thực phẩm nên người dân không biết hàm lượng muối cụ thể trong sản phẩm đó dùng hàng ngày gây khó khăn trong lựa chọn.
Để giảm muối trong khẩu phần ăn, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân, đặc biệt là những người nội trợ, đầu bếp tại gia đình hay nhà hàng ăn uống, hãy "Cho bớt muối khi nấu ăn - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay đồ mặn". Mỗi hành động nhỏ tạo thói quen sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm. Lượng muối chừng 1 thìa uống trà (2300 mg) mỗi ngày là thích hợp nhất với hầu hết mọi người.
Người dân cũng nên sử dụng các thực phẩm tươi và hãy hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: Mỳ ăn liền, rau củ muối, bim bim, giò, chả... Cùng đó, tăng cường ăn các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang; Nên đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm khi trước khi mua.
Đối với trẻ em, cha mẹ nên rèn cho con thói quen giảm ăn muối ngay từ nhỏ. Còn với người có thói quen ăn nhiều muối, nên tuân thủ nguyên tắc giảm muối dần dần trong các bữa ăn hàng ngày.
Diệu Thu
Theo Báo Dân Việt
Bí quyết để không bao giờ bệnh: Vận động, ngủ ngon, ăn uống lành mạnh Chuyên gia dinh dưỡng nhận định: rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ, tuy nhiên hoàn toàn có thể giảm các triệu chứng và phòng tránh RLTH qua chế độ dinh dưỡng khoa học. TS BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện...