92 trẻ em bị bỏng rát sau khi dùng miếng dán tăng cường miễn dịch, chuyên gia khuyến cáo không được tự ý dùng!
Bệnh viện đã nói với các bậc cha mẹ rằng miếng dán được chỉ định dán ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống chỉ trong vòng 2-4 giờ, nên kiểm tra trẻ thường xuyên vì có thể có phản ứng dị ứng.
Nhiều trẻ gặp tác dụng phụ sau khi dùng miếng dán Sanfutie
Thông tin đăng tải trên Sixthtone cho biết, một bệnh viện trẻ em ở phía đông Trung Quốc, tỉnh Giang Tây đã đình chỉ một trong những phương pháp điều trị y học cổ truyền Trung Quốc sau khi hàng chục trẻ em phàn nàn về các tác dụng phụ như mụn nước, ngứa và bỏng da, cửa hàng Red Star News đưa tin vào thứ 3 tuần này. Phương pháp có tên gọi là Sanfutie.
Gần 900 trẻ em được Bệnh viện Nhi thuộc tỉnh Giang Tây điều trị theo phương pháp này với chi phí khoảng 400 nhân dân tệ (60 USD) mỗi lần điều trị. Trong số những bệnh nhân này, 92 trường hợp báo cáo đã trải qua tác dụng phụ không lường trước.
Tháng trước, Bệnh viện Nhi thuộc tỉnh Giang Tây bắt đầu quảng bá miếng dán Sanfutie thông qua tài khoản chính thức trên ứng dụng xã hội WeChat, kêu gọi phụ huynh đăng ký cho con em mình, đặc biệt các trường hợp hay mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
Trong một bài đăng trên WeChat riêng biệt vào ngày 12 tháng 7, bệnh viện đã nói với các bậc cha mẹ rằng miếng dán được chỉ định dán ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống chỉ trong vòng 2-4 giờ, nên kiểm tra trẻ thường xuyên vì có thể có phản ứng dị ứng.
Video đang HOT
Miếng dán được chỉ định dán ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống chỉ trong vòng 2-4 giờ, nên kiểm tra trẻ thường xuyên vì có thể có phản ứng dị ứng.
Chia sẻ với Red Star News, nhiều phụ huynh cho biết, các vết bỏng và mụn nước bắt đầu xuất hiện trên lưng con họ trong vòng vài giờ sau điều trị. Nhiều trường hợp còn bị sốt cao.
Theo các nghiên cứu của Xu Xiaodong, một bác sĩ chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, miếng dán Sanfutie thường được làm từ các thành phần có tên là yangsheng như khoai lang hoặc đậu xanh. Những thành phần có nguồn gốc từ thực vật này sau đó được trộn với các chất kích thích tự nhiên – ví dụ như mù tạt – để tạo cảm giác nóng rát.
Một bác sĩ khác là Yang Zhen, nói với Sixth Tone rằng các thành phần được sử dụng cho miếng dán Sanfutie không hề độc hại ngay cả khi có thể gây kích ứng da. Không có công thức tiêu chuẩn cho hỗn hợp, vì các thành phần khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau cũng như tương ứng các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, miếng dán sanfutie được khuyến cáo chỉ nên được thực hiện dán lên người tại các bệnh viện lớn.
Miếng dán sanfutie được khuyến cáo chỉ nên được thực hiện dán lên người tại các bệnh viện lớn.
Cẩn trọng khi sử dụng miếng dán Sanfutie để trẻ tăng cường miễn dịch, ít ốm đau
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), sử dụng bất cứ liệu pháp gì để tăng cường sức khỏe, dù là trẻ nhỏ hay người lớn mà xuất hiện những tác dụng phụ như bị bỏng rát, ngứa ngáy… thì đều cần phải dừng lại ngay và đi khám, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là phản ứng dị ứng với loại thuốc được đắp lên cơ thể. Trong trường hợp 92 trẻ bị dị ứng trên đây là do miếng dán Sanfutie – một liệu pháp tăng cường sức khỏe rất phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc hiện nay.
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, xét về thành phần của những miếng dán Sanfutie này thì mọi người đều cần hết sức cẩn trọng, không được tùy tiện tự mua và dùng cho trẻ nhỏ. Ngoài những thành phần thực vật tương đối lành tính, miếng dán Sanfutie còn có những thành phần không hề dễ chịu như như mù tạt hoặc bột ruồi Tây Ban Nha.
Xét về thành phần của những miếng dán Sanfutie này thì mọi người đều cần hết sức cẩn trọng, không được tùy tiện tự mua và dùng cho trẻ nhỏ.
“Mù tạt thường được sử dụng để làm gia vị, là món chấm khoái khẩu của nhiều người, đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe. Tuy nhiên, người mới dùng sẽ có cảm giác bỏng lưỡi, hơi cay nồng đột ngột xộc lên mũi có thể gây sốc cho người lần đầu sử dụng. Ở một số quốc gia, người ta dùn mù tạt như cao nóng thoa ngoài da để trị vết phồng rộp nhưng phải pha thật loãng”, chuyên gia chia sẻ.
Bên cạnh đó, bột ruồi Tây Ban Nha từ lâu được cộng đồng xôn xao là một biệt dược phòng the, một dạng chất kích thích tình dục, giúp cơ thể người nữ nóng lên ngay khi mới uống xong và có ham muốn quan hệ tình dục ngay lập tức. Chất Cantharidin có trong loài ruồi này cũng đã được chứng minh là có tác dụng kích thích hưng phấn tình dục mạnh mẽ, không tõ khả năng chữa bệnh đến đâu nên không thể tùy tiện dùng cho trẻ nhỏ.
Chuyên gia khuyến cáo, với phương pháp không được bộ y tế khuyên dùng như trên thì cha mẹ cần tuyệt đối không tự ý đắp để tăng cường sức khỏe cho con, tránh hậu quả tiền mất tật mang.
Theo afamily
Mùa mưa đến, cẩn trọng với kiến ba khoang
Kiến ba khoang đang xuất hiện nhiều, bay vào nhà theo ánh đèn, gây bỏng rát và các mụn nước li ti trên da người nếu tiếp xúc.
Bác sĩ Lâm Bình Diễm, Khoa Da liễu, Bệnh viện quận 2, TP HCM, cho biết kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa do độ ẩm cao, thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn...
Kiến ba khoang có thân dài, kích thước từ 1,5 đến 20 mm, màu đỏ nâu, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong đít. Chúng tiết ra chất pederin có độc tính, gây bỏng, khi tiếp xúc với da người tạo phản ứng viêm da, mụn nước như bỏng, mụn mủ nhỏ li ti.
Dấu hiệu nhân biết kiến ba khoang là có khoang vàng trên thân. Ảnh: Mosqueteiros
Những tình huống khiến bạn dễ bị kiến tiếp xúc như vô ý quẹt tay hoặc đập nát chúng; kiến vô tình rơi vào mặt, cổ và vùng da hở trên cơ thể. Một số trường hợp kiến bám vào khăn mặt, quần áo, mắt kính, người không chú ý sẽ khiến chất độc tiếp xúc với da.
"Ban đầu, bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, da đỏ nhẹ. Sau khoảng 6 đến 12 giờ, vùng da đỏ nhiều, thành vệt, xuất hiện mụn nước, mụn mủ. Bệnh nhân thường thấy đau rát kèm khó chịu, nổi hạch. Nếu tổn thương gần mắt có thể gây sưng hai mắt", bác sĩ Diễm nói.
Không phải ai cũng kịp thời đến bệnh viện xử lý vết thương do kiến ba khoang gây ra. Một số người nhầm lẫn giữa mẩn đỏ do tiếp xúc kiến ba khoang và bệnh giời leo (zona), tự ý mua thuốc thoa lên da. Vết bỏng do kiến ba khoang không nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nếu xử lý không phù hợp, tình trạng tổn thương da sẽ nặng hơn.
Bác sĩ Diễm khuyên khi dính phải nọc độc của kiến ba khoang, bạn cần nhanh chóng lấy nước rửa sạch chỗ tiếp xúc, hạn chế tổn thương lây lan. Tùy mức độ nặng nhẹ mà điều trị bằng cách khác nhau. Trường hợp nhẹ có thể điều trị với các dung dịch làm dịu da, sát khuẩn bằng gel, dung dịch màu. Vết thương nặng, nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc, xử lý đúng cách. Người bệnh được chỉ định uống kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc dùng corticosteroid. Thông thường, vết thương sẽ ổn định sau 5 đến 7 ngày.
Mọi người nên ngủ trong màn, tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, có thể bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà. Kiểm tra mũ, nón, khẩu trang, khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Để tránh côn trùng bay vào nhà, cần hạn chế mở cửa, buông rèm, lưới ngăn côn trùng ở khu vực gần cây cối... khi thắp đèn.
Cẩm Anh
Theo VNE
Lại thêm một trường hợp bị viêm da ánh sáng trong mùa hè, nguyên nhân đến từ một cây... kem chanh Một người mẹ trẻ đã đưa ra lời cảnh báo tới các bậc phụ huynh về trường hợp cậu con trai của cô ăn kem chanh khi đi dưới trời nắng. Sau đó, cậu bé này bị bỏng khắp miệng và được chẩn đoán mắc bệnh viêm da ánh sáng. Mới đây, cô Amy Parkin-Low (32 tuổi) và chồng của mình đã đưa...