92% cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip
Theo Bộ Y tế, số liệu báo cáo của BHXH VN cho biết toàn quốc đã có 11.726 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) triển khai KCB BHYT bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đạt tỷ lệ 92% tổng số cơ sở KCB BHYT trong toàn quốc, với gần 4,8 triệu lượt tra cứu thông tin BHYT bằng CCCD, trong đó có 2,95 triệu lượt tra cứu thành công.
Tỷ lệ tra cứu thành công đạt hơn 61,3% trên tổng số lượt được tra cứu. Tỷ lệ lượt KCB có tra cứu bằng CCCD gắn chip trên tổng số lượt KCB đạt khoảng 4,36% (thống kê từ 1.3 – 18.11.2022, với khoảng 110 triệu lượt KCB).
Bộ Y tế đánh giá, qua gần 9 tháng triển khai thí điểm, số lượng người dân đi KCB BHYT được cơ sở KCB tra cứu thông tin BHYT qua CCCD gắn chip còn rất thấp và tỷ lệ tra cứu thành công cũng rất thấp.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị KCB khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý rà soát tình hình triển khai thí điểm thực hiện KCB BHYT bằng CCCD gắn chip hoặc qua ứng dụng VNelD (ứng dụng định danh điện tử) của Bộ Công an theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Y tế. Khi có khó khăn, vướng mắc đề nghị thủ trưởng đơn vị trực tiếp trao đổi với cơ quan BHXH cấp tỉnh và phối hợp với PC06 công an cấp tỉnh để kịp thời tháo gỡ, giải quyết.
Hết năm nay, 100% các cơ sở phải thực hiện KCB BHYT bằng CCCD, với 20% người dân đi khám BHYT có tra cứu thông tin qua CCCD.
Từ 2023, thay đổi điều kiện được hưởng 100% chi phí khám bệnh
Do mức lương cơ sở tăng từ ngày 1/7/2023 nên điều kiện để người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh (KCB) cũng thay đổi theo.
Quyền lợi lớn nhất của người tham gia BHYT 5 năm liên tục là có thể được thanh toán 100% chi phí KCB.
Tại điểm c khoản 1 điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định mức hưởng BHYT như sau: "100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến".
Như vậy, không phải trường hợp nào đã tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên đều được hưởng 100% chi phí KCB BHYT.
Không phải trường hợp nào đã tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên đều được hưởng 100% chi phí KCB BHYT (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Để được chi trả 100% chi phí KCB BHYT, người tham gia BHYT phải đáp ứng đủ 2 điều kiện. Thứ nhất, có thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục trở lên tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm đi KCB. Thứ hai, có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục.
Tức là trong năm, nếu số tiền KCB mà người bệnh đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì phần vượt quá 6 tháng lương cơ sở sẽ do quỹ BHYT thanh toán và người bệnh được chi trả 100% chi phí KCB BHYT từ thời điểm này cho đến hết năm.
Do điều kiện thứ 2 căn cứ theo lương cơ sở nên khi mức lương cơ sở thay đổi từ ngày 1/7/2023, điều kiện để được miễn đồng chi trả cũng thay đổi theo.
Hiện số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm của người tham gia BHYT 5 năm liên tục lớn hơn 8.940.000 đồng (tính trên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng) thì đã được hưởng quyền lợi chi trả 100% chi phí KCB BHYT.
Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2023, lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm của người tham gia BHYT 5 năm liên tục phải lớn hơn 10.800.000 đồng thì mới được hưởng chế độ chi trả 100% chi phí KCB BHYT.
Vụ hàng loạt học sinh bị ngộ độc ở Khánh Hòa: Bộ Y tế điều chuyên gia chống độc đầu ngành vào hỗ trợ điều trị Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh ở Khánh Hòa nhập viện, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã điều chuyên gia chống độc đầu ngành vào hỗ trợ công tác điều trị cho các cơ sở y tế trên địa bàn Thông tin với...