9.000 giáo sư không có sáng chế, tại sao nông dân có?
Tuần qua, Dự luật Khoa học và công nghệ (KHCN) sửa đổi đã được Bộ KH&CN giải trình trước Ủy ban Thường vụ QH, trong đó trọng tâm là sửa đổi cơ chế tài chính.
Khoản ngân sách trị giá 2% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm được Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đánh giá là mặc dù ở mức thấp nhưng sử dụng lại còn không hiệu quả.
Trong khi đó, theo Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc, do vướng bận các thủ tục hành chính về thanh quyết toán mà “các nhà khoa học lo về tiền còn vất vả hơn nghiên cứu, dẫn đến hiệu quả hạn chế, làm xong ứng dụng thực tế thì ít mà lưu kho thì nhiều, trong khi chính người nông dân lại tự sáng tạo ra nhiều máy móc phục vụ sản xuất hiệu quả”.
Vấn đề miếng bánh ngân sách đầu tư cho KHCN còn thấp và cơ chế tài chính nhiều bó buộc, nhiêu khê đối với nhà khoa học là một thực tế. Việc Nhà nước ôm chặt các cơ sở nghiên cứu khoa học cả về kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch nhân sự lẫn kế hoạch chi tiêu dẫn đến hạn chế về chất lượng nghiên cứu cũng là một thực tế. Tình trạng thiếu một cơ chế tự do học thuật để các nhà khoa học có thể độc lập về đường lối nghiên cứu và đi đến cùng trong khoa học cũng là một thực tế. Tuy nhiên, nếu đổ hết lỗi lầm của một nền khoa học yếu kém cho cơ chế như vậy thì vai trò của các nhà khoa học nằm ở đâu?
Chúng ta có hàng trăm trường đại học, hàng nghìn cơ sở nghiên cứu, hàng chục nghìn cán bộ nghiên cứu, hàng chục nghìn tiến sĩ, hơn 9.000 giáo sư nhưng cuối cùng người sáng chế ra chiếc máy gặt lúa, máy thu hoạch hoa quả, máy cắt tỉa cành lại là một người nông dân.
Cho đến nay ông Nguyễn Kim Chính ở Bình Định đã sở hữu tới ba sáng chế liên quan đến các loại máy nông nghiệp và ngày 13-9 vừa qua, ông tiếp tục công bố sáng chế máy tuốt đậu phộng mà theo ông là chưa có mặt trên thị trường Việt Nam. Riêng sản phẩm máy gặt lúa của ông đã bán được tới 200 chiếc cho các khách hàng trong nước và cả nước ngoài, tính từ năm 1998 đến nay. Tất cả kết quả này của ông Chính đến từ khoản đầu tư 15 triệu đồng mua máy gặt lúa hồi cuối những năm 1990 của gia đình ông. Ông Chính mới chỉ học hết lớp 7 trường làng và tự mày mò làm lấy tất cả.
Trong khi đó, năm 2011 và 2012, riêng kinh phí cấp phát cho các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước đã là 3.667 tỉ đồng.
Nếu tính đến các khó khăn về cơ chế, tài chính thì thời đại nào và ở đâu các nhà khoa học cũng gặp phải. Xét một cách khách quan thì điều kiện nghiên cứu ngày nay đã tốt hơn hẳn và thuận lợi hơn hẳn so với các thời kỳ trước đây. Lý do sử dụng kinh phí không hiệu quả, trước hết phải hỏi các nhà khoa học.
Video đang HOT
Theo TNO
"Anh Hai lúa" với những sáng chế khoa học độc nhất vô nhị
Không qua trường lớp đào tạo, không có thày chỉ dạy, nhưng một nông dân chân chất ở huyện Phù Cát (Bình Định) lại có những sáng chế khoa học độc đáo, thiết thực giúp bà con nông dân.
Nhà sáng chế "chân đất" Nguyễn Kim Chính (55 tuổi, thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, Bình Định) đã thành công với những sáng chế như: cải tạo máy gặt lúa hiệu Putu 1 Dụng cụ cắt tỉa cành, thu hoạch trái cây đa năng và chuẩn bị trình làng máy tuốt đậu phụng độc nhất vô nhị tại Việt Nam mang nhãn hiệu "Made in Kim Chính".
Nhà sáng chế chân đất Nguyễn Kim Chính với những tấm huy chương, huy hiệu - Ảnh: Doãn Công.
Vốn sinh ra tại một vùng quê nghèo ở huyện Phù Cát, gia đình đông anh em, bản thân ông phải làm nông cực nhọc. Chứng kiến người dân quê mình khổ cực suốt ngày phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" cực khổ và cả vợ con ông cũng phải lam lũ với cộng việc ruộng đồng đầu tắt, mặt tối mà hiệu quả không cao từ đó ông Chính nung nấu một suy nghĩ phải làm điều gì đó giúp bà con nông dân cũng như giúp chính gia đình mình.
"Ngày trước, mỗi khi vào mùa gặt lúa cả gia đình tôi lại còng lưng, làm quần quật cả ngày cũng chỉ gặt được sào lúa rất vất vả. Nhưng khổ nhất là gặp trời mưa, lúa nổi trên mặt nước gặt không kịp bị mọc mầm, xót lắm" anh Chính nhớ lại.
Bốn bức tường nhà ông Chính kín bằng khen, giấy chứng nhận- Ảnh: Doãn Công.
Khoảng những năm 1990, khoa học phát triển, các loại máy móc như máy cày, máy gặt lúa... đến với bà con nông dân càng nhiều. Thấy chiếc máy gặt rất tiện lợi, thu hoạch nhanh, đỡ tốn công lao động, ông Chính bàn với vợ con dồn tiền mua một chiếc máy gặt lúa nhãn hiệu Putu 1, trị giá 15 triệu đồng.
Tưởng khi có máy gặt lúa rồi sẽ an nhàn hơn, tuy nhiên chiếc máy gặt này có những hạn chế nhất định là chỉ hoạt động trong thời tiết khô ráo, trên ruộng khô, cây lúa đứng..., hơn nữa khi gặt lá lúa thường bị kẹt trong máy, nhất là lúa ướt làm máy không chạy được, ảnh hưởng đến công thu hoạch. Ngoài ra, máy không có bộ phận chắn bùn, lại đi bằng bánh lồng vừa chậm lại vừa bị dính bùn đất, làm giảm tuổi thọ của máy.
Ông Chính chuẩn bị trình làng máy tuốt đậu phụng có 1 không 2 tại Việt Nam - Ảnh: Doãn Công
Đã bỏ một số tiền lớn để mua máy, bây giờ chẳng lẽ lại bỏ không, bán sắt vụn. Ông quyết định cải tạo chiếc máy cho phù hợp với điều kiện ruộng đồng ở quê mình. Nhưng nói là một chuyện còn làm được lại là cả một vấn đề, nghĩ đi nghĩ lại ông thấy bản thân chỉ mới học đến lớp 7, những kiến thức về động cơ máy móc đều mù tịt. Nhưng nghĩ là làm, ông đem quyết định tháo chiếc máy ra từng bộ phận, ghi chép rất tỉ mỉ từng bộ phận để tránh tình trạng tháo ra mà không lắp lại được.
"Từ nhỏ tới lớn tôi có học trường lớp, thầy nào đâu, từ một anh nông dân sửa xe đạp, sửa xe máy, máy nổ nên khi tôi có ý định cải tạo chiếc máy gặt lúa ai cũng cho rằng tôi hâm, ngay cả vợ con cũng không thể tin. Nhưng mình nghĩ, không thử thì sao biết thất bại hay thành công. Lúc đó, chỉ nghĩ nếu có thất bại thì cũng không ai cười mình vì có học ai đâu mà sợ nhưng may mà thành công. Giờ nghĩ lại cũng thấy mình dại..." ông Chính vui vẻ chia sẻ.
Ông chính (áo trắng) trong những lần được vinh danh tại Hà Nội - Ảnh: Doãn Công.
Đến năm 1998, sau một thời gian dài tự mày mò, nghiên cứu ông Chính đã trình làng máy gặt lúa rải hàng, tính năng vượt trội, có thể hoạt động 24/24 giờ, bất cứ địa hình ruộng lầy, trời mưa, hay lúa nghiêng, lúa đổ..., máy đều gặt được, khả năng di chuyển tuyệt vời nhờ hệ thống bánh lốp.
Với thành công đó, năm 2005 ông được trao tặng danh hiệu "Nhà nông sáng chế". Tiếng lành đồn xa, người dân trong vùng cũng như các tỉnh khác trong cả nước tìm đến đặt mua máy gặt lúa của ông cải tạo thêm. Tính ra đến nay, sản phẩm máy gặt lúa của ông đã bán được hơn 200 máy cho bà ở khắp các tỉnh trong cả nước và ở quốc tế.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi cải tạo thành công máy gặt lúa, ông Chính tiếp tục được biết đến giải pháp sáng chế "Dụng cụ cắt tỉa cành và thu hoạch trái cây đa năng".
Một lần tình cờ vào hội trợ triển lãm thương mại tại tỉnh Bến Tre, ông Chính thấy dụng cụ cắt tỉa cành và thu hoạch trái cây. Sau khi hỏi về tính năng của dụng cụ này, ông Chính nhận thấy máy chưa hoàn hảo: cồng kềnh, không linh hoạt khi sử dụng, chỉ cắt được các lọai cành nhỏ có đường kính tối đa 0,5 cm...
Giấy chứng nhận cải tiến máy gặt lúa đầu tiên do ông Chính sáng chế - Ảnh: Doãn Công.
Nghĩ là mình có thể cải tạo dụng cụ này tốt hơn, tiện lợi hơn ông tiếp tục tự mày mò, nghiên cứu. Không lâu sau, dụng cụ cắt tỉa cành, thu hoạch trái cây do ông sáng chế ra đời. Tính năng hơn hẳn máy cũ, gọn nhẹ kiểu như chiếc cần ăng ten có thể thu ngắn, dài tùy người sử dụng chỉnh bằng hệ thống dây cuốn nên dễ dàng sử dụng ở mọi điều kiện cây cao hay thấp. Hơn nữa có thể cắt được cành to tới 2,5 cm, tiện lợi trong cắt tỉa những cành cây khô, bị sâu bệnh...
Với giải pháp sáng chế này, ông Chính đã được Hội Nông dân Việt Nam - Ban Chỉ đạo cuộc thi sáng chế nhà nông toàn quốc lần thứ IV (2010-2011) trao tặng giấy chứng nhận giải Ba.
Đam mê với công việc, không ngừng học hỏi, sáng tạo, ngày 13/9 này, ông Chính sẽ tiếp tục trình làng sản phẩm sáng tạo máy tuốt đậu phụng có 1 không 2 tại Việt Nam.
Từ một nông dân chân chất, ông Chính đã sáng chế thành công nhiều máy móc giúp bà con nông dân bớt vất vả, đó là điều khiến ông vui nhất. Vui hơn nữa, ông Chính được Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam công nhận ông là "Điển hình sáng tạo Việt Nam". Ngoài ra ông còn vinh dự nhận hàng chục bằng khen, giấy chứng nhận sáng tạo của các Bộ, ngành, Trung ương Đoàn và UBND tỉnh Bình Định trao tặng.
Theo Dantri
Người chế tạo xe máy leo được cầu thang Anh khiến mọi người ngạc nhiên vì sáng chế thành công hộp số lùi lắp ráp vào xe máy và xe lăn điện chinh phục các bậc thang. Năm lên ba tuổi, cơn sốt kinh hoàng đã cướp đi đôi chân biến anh Võ Đình Minh (54 tuổi, ở số nhà 293/60 Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thành...