90% số rạp đã dừng hoạt động, đại diện CGV: “Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn”
Tính đến thời điểm 25/3, đã có 185 cụm rạp đóng cửa trên cả nước (gần 90% so với tổng số rạp hiện có là 210 rạp), số cụm rạp đã đóng ước tính chiếm khoảng 91% doanh thu phòng vé. Con số này tương đương đã có gần 1.000 màn chiếu đóng trên cả nước.
Ngày 24-3, UBND TP HCM đã có công văn khẩn gửi các sở, ngành và 24 quận, huyện về việc tạm dừng một số hoạt động trên địa bàn TP. Theo đó, tạm dừng mọi hoạt động các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công suất phục vụ từ 30 người trở lên), câu lạc bộ bida, phòng tập thể hình (Gym), cơ sở làm đẹp, uốn tóc, hớt tóc trên địa bàn TP HCM kể từ 18 giờ ngày 24-3 đến hết ngày 31-3.
Một số nhà hàng, quán café có thể chuyển sang kinh doanh online, ship hàng tại nhà để gỡ doanh thu, tuy nhiên với một số loại hình kinh doanh khác, như rạp chiếu phim, quyết định của UBND TP.HCM sẽ đồng nghĩa với việc không có doanh thu nhưng chi phí vận hành vẫn phải trả.
Theo số liệu của Trí thức trẻ thu thập được, tổng doanh thu phòng vé trên cả nước (T3/2020 – tính đến ngày 25/3) chỉ bằng 20% so với cùng kì năm ngoái. Cụ thể tháng 3/2020 doanh thu đạt 76 tỷ trong khi tháng 3/2019 doanh thu phòng vé cả nước đạt hơn 350 tỷ. Số lượng vé bán ra tháng 3/2020 cả nước (tính đến ngày 25/3) là 1 triệu lượt vé trong khi số lượng vé bán ra tháng 3 năm 2019 cả nước đạt gần 5 triệu lượt vé.
Tính đến thời điểm 25/3, đã có 185 cụm rạp đóng cửa trên cả nước (gần 90% so với tổng số rạp hiện có là 210 rạp), 185 cụm rạp đã đóng ước tính chiếm khoảng 91% doanh thu phòng vé cả nước. Con số này tương đương đã có gần 1.000 màn chiếu đóng trên cả nước (chiếm hơn 90% so với tổng màn chiếu cả nước là 1.096 màn).
Theo tính toán của một người trong ngành, dự đoán tháng 4, số lượng vé bán ra chỉ bằng 30% so với tháng 3 thậm chí bằng 0, do không có film chiếu, rạp đóng cửa do tâm lý e sợ đám đông và những quyết sách chiến lược của Chính phủ để cách ly cộng đồng nhằm hạn chế lây lan COVID-19.
Trước thông tin này, chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Quốc Khánh, đại diện truyền thông của CGV về tình hình kinh doanh của các cụm rạp trên cả nước.
Theo ông Khánh, ở thời điểm hiện tại CGV đã phải dừng và đóng cửa 90% cụm rạp trên cả nước. Đối với các nhân viên partime làm bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu, còn với các nhân viên fulltime sẽ được chia ca luân phiên để vệ sinh cụm rạp (dù không có khách), xịt khử khuẩn, kiểm tra và sắp xếp lại hàng hóa..nói chung là những công việc hậu cần. Điều này có nghĩa là ở thời điểm hiện tại CGV gần như không có doanh thu nhưng chi phí cố định vẫn phải chi. CGV vẫn còn khoảng dưới 10% cụm rạp còn hoạt động tại các tỉnh, nơi chưa bùng phát dịch như Yên Bái, Tiền Giang, Sóc Trăng nhưng tỷ trọng phân bổ doanh thu của các khu vực này rất thấp. “HCM và Hà Nội chiếm 60-70% doanh thu của cả nước rồi”, ông Khánh tiêt lộ.
Khi được hỏi tại sao CGV không thực hiện việc bán các phim trên online và thu phí hàng tháng hoặc thu phí từng phim như Netflix, ông Khánh cho biết việc này liên quan đến độc quyền của các studio. CGV nhập phim từ các hãng như Paramount Pictures, Warner Bros., Walt Disney Pictures, 20th Century Fox..các studio này không muốn chiếu các bộ phim do họ sản xuất, các bộ phim bom tấn lên online nên kể cả CGV muốn cũng không dịch chuyển được do ngành kinh doanh đặc thù. Với các bộ phim đã mua bản quyền và sắp chiếu như Fast&Furious 9 bắt buộc phải dời lại.
Video đang HOT
Nhận định về tình hình kinh doanh hiện tại ông Khánh cho biết ở thời điểm này gần như “sập nguồn hoàn toàn”. Và nếu CGV không bán vé được thì sẽ không có doanh thu chi trả cho nhà sản xuất, kéo theo rất nhiều ekip sản xuất phim phía sau như đạo diễn, diễn viên…không nhận được thù lao. Ngoài việc nhập phim từ nước ngoài và mua bản quyền một số phim trong nước, CGV cũng là nhà sản xuất một số bộ phim như Chị chị em em, Lật Mặt…
Chia sẻ về các đối tác, đại diện CGV cho biết, thời điểm này công ty nhận được sự hỗ trợ từ Vincom như miễn tiền thuê mặt bằng trong thời gian rạp đóng cửa (nhưng vẫn phải nộp tiền phí dịch vụ), với một số TTTM khác được giảm tiền thuê mặt bằng 20-30% trong tháng 2 và 3.
CGV mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc giãn thời gian nộp thuế VAT.
Ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký Tờ trình Chính phủ số 3540 về Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Lãnh đạo Bộ cũng đã ký công văn số 3530 xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Trong Dự thảo hoàn thiện trình Chính phủ, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm một số nhóm đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trong đó có ngành “Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động thể thao; hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên; hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề; hoạt động chiếu phim”.
Dự thảo Nghị định quy định các doanh nghiệp trong diện hỗ trợ sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai theo quý). Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Đồng thời, gia hạn 5 tháng thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN còn phải nộp theo quyết toán của năm 2019 mà chưa nộp vào Ngân sách Nhà nước và số thuế tạm nộp của quý 1, quý 2 năm 2020.
Từ những thay đổi về đối tượng tác động đã nâng gói hỗ trợ từ hơn 30.000 tỷ đồng lên hơn 80.000 tỷ đồng tiền hoãn, giãn nộp thuế.
Châu Cao
Khi nền kinh tế toàn cầu chật vật vượt qua cơn khủng hoảng Covid-19, thì đây sẽ là lĩnh vực chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ nhất!
Trong khi phần còn lại của nền kinh tế đang chịu những ảnh hưởng ngày càng lớn từ dịch Covid-19, thì hoạt động kinh doanh tại các "big tech" vẫn được duy trì ổn định, thậm chí còn tăng trưởng với tốc độ ấn tượng.
Hồi tuần trước, Amazon cho biết sẽ tuyển dụng thâm 100.000 nhân viên làm việc tại kho để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Mark Zuckerberg - CEO của Facebook, cho biết lưu lượng sử dụng đối với cuộc gọi video và nhắn tin đã tăng vọt trong thời gian này. Microsoft cũng chia sẻ số người sử dụng phần mềm của họ để hỗ trợ quá trình làm việc online đã tăng gần 40% trong 1 tuần.
Trong bối cảnh nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà, tình trạng dịch bệnh lây lan đã khiến sự phụ thuộc vào các dịch vụ từ những công ty công nghệ lớn ngày càng sâu sắc hơn, khi các ứng dụng đó vốn đã mang lại lợi ích cho họ.
Daniel Ives - giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu thị trường tại Wedbush Securities, nhận định: "Các công ty công nghệ lớn nhất có thể 'trỗi dậy' trong bối cảnh hiện tại và trở nên mạnh mẽ hơn nhiều."
Những công ty nhỏ hơn sẽ chật vật để "sóng sót"
Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng các big tech không nên lo ngại. Lĩnh vực quảng cáo - nguồn thu chủ yếu của Google và Facebook, đang có những dấu hiệu cho thấy đã phải chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế toàn cầu trì trệ. Cổ phiếu của Apple, Microsoft, Amazon, Facebook và Alphabet đã mất tổng cộng hơn 1 nghìn tỷ USD vốn hoá từ tháng trước đến nay. Ngoài ra, Microsoft và Apple đã hạ dự báo kết quả kinh doanh ngắn hạn do nhu cầu người tiêu dùng chậm lại.
Các công ty lớn có thể được hưởng lợi phần nào, nhưng những start-up nhỏ hơn đang phải chật vật để "sống sót" ở thời điểm này. Những ứng dụng được sử dụng để liên lạc như Zoom hiện đang rất cần thiết, đặc biệt với giới văn phòng và các lớp học online. Tuy nhiên, những công ty phát triển dịch vụ gọi xe như Uber, Lyft và các trang web cho thuê nhà như Airbnb đều chứng kiến lượng khách hàng "bốc hơi".
Ngành công nghệ toàn cầu trị giá 3,9 nghìn tỷ USD chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay, dù vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại sẽ là như thế nào. Hồi tháng 12, công ty nghiên cứu IDC dự báo doanh số phần cứng, phần mềm và dịch vụ trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2020. Sau khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng, gây rủi ro phá vỡ nguồn cung và làm giảm doanh số tại Trung Quốc, thì IDC cho biết doanh thu hàng năm có thể chỉ đạt mức 1% trong năm nay. Frank Gens, trưởng nhóm phân tích tại IDC, nhận định con số 1% đó hiện tại có thể được coi là lạc quan.
Các big tech hưởng lợi khi nhiều người làm việc, học tập tại nhà
Dẫu vậy, khi nền kinh tế hồi phục trở lại, các big tech có thể hưởng lợi từ những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Dù hứng chịu sự chỉ trích của các nhà lập pháp, nhà lập quy và các đối thủ trong hơn 18 tháng trước khi đại dịch lây lan đến Mỹ, thì các công ty lớn vẫn có thể tiến tới một năm với tiềm lực mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong một bài đăng hồi tuần trước, Dave Clark - phó chủ tịch cấp cao của Amazon, đã viết công ty đang tuyển dụng thêm nhiều vị trí mới tại các nhà kho và hệ thống giao hàng ở Mỹ, do nhu cầu đối với lao động của họ hiện tăng lên mức chưa từng có trong thời gian này. Một lý do khiến Amazon tăng cường hoạt động tuyển dụng là người tiêu dùng đang mua nhiều loại hàng hoá hơn. Theo số liệu từ CommerceIQ, từ 20/2 đến 15/3, doanh số bán các loại thuốc cảm cúm không kê đơn đã tăng gấp 9 lần tại Mỹ so với 1 năm trước. Số lượng đơn đặt hàng thức ăn thú cưng cũng tăng gấp 13 lần và doanh số bán khăn, giấy vệ sinh tăng gấp 3.
Không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, lưu lượng truy cập các ứng dụng và nền tảng chiếu phim trực tuyến cũng tăng mạnh. Lượt tải xuống ứng dụng Netflix tăng đột biến 66% tại Italy, 35% tại Tây Ban Nha và Mỹ - nơi ứng dụng này đã quá phổ biến, tăng 9%. Hiện tại, Netflix từ chối bình luận về thông tin lượt đăng ký.
Giới chức châu Âu thậm chí còn kêu gọi Reed Hastings - CEO của Netflix, giảm chất lượng video để tránh hiện tượng nghẽn mạng tại khu vực này. Theo đó, cả Youtube và Netflix đều đồng ý tạm ngừng phát video với độ phân giải cao ở châu Âu trong 1 tháng.
CEO của Facebook cũng cho biết, lưu lượng cuộc gọi được thực hiện qua WhatsApp tăng gấp đôi, tương tự như ứng dụng Messenger. Zuckerberg cho hay: "Sự gia tăng đột biến như vậy đối với chúng tôi thường diễn ra vào đêm giao thừa, khi mọi người muốn nhắn tin cùng một thời điểm, chụp ảnh selfie và gửi đến những người thân trong gia đình. Và hiện tại, lưu lượng sử dụng các ứng dụng của chúng tôi còn tăng mạnh hơn thế."
Hàng triệu nhân viên văn phòng làm việc tại nhà cũng chứng minh giá trị của điện toán đám mây khi lượng sử dụng tăng đột biến. Đối với các công ty quản lý cơ sở hạ tầng internet của họ, thì việc điều chỉnh nhu cầu sử dụng điện toán trong thời điểm này lại rất phức tạp và tốn kém. Còn điện toán đám mây mang đến giải pháp dễ dàng hơn.
Amazon, Microsoft và Google - 3 nền tảng điện toán đám mây lớn, đang thu về rất nhiều tiền và chạy các chương trình giảm giá mạnh đối với các bên thuê cơ sở hạ tầng cơ bản dùng cho mạng lưới công ty và phần mềm nhân viên sử dụng.
Hôm 21/3, Microsoft cho biết lượng người sử dụng nền tảng Teams đã tăng 37% chỉ trong 1 tuần lên hơn 44 triệu người, có ít nhất 900 triệu cuộc họp từ xa và cuộc gọi được thực hiện trên ứng dụng này mỗi ngày. Jared Spataro - phó chủ tịch Microsoft 365, cho biết: "Chúng tôi tin rằng sự thay đổi đột ngột diễn ra trên toàn cầu sang làm việc từ xa sẽ là một bước ngặt đối với cách làm việc và học hỏi của chúng tôi."
Khả năng "vươn lên" từ khủng hoảng
Ngay cả Apple - một công ty phải đóng cửa hàng trăm cửa hàng trên toàn thế giới, đang cho thấy có nhiều dấu hiệu rằng họ sẽ "trỗi dậy" từ đại dịch với vị thế mạnh mẽ. Terry Guo - chủ tịch Foxconn, cho biết các nhà máy sản xuất iPhone ở Trung Quốc đang sản xuất trở lại sớm hơn dự kiến trước đó.
Hiện tại, Apple cũng giảm bớt sự phụ thuộc vào doanh số bán thiết bị và hướng đến doanh thu dịch vụ, bao gồm hoạt động bán ứng dụng và lượt đăng ký dịch vụ nghe nhạc, xem phim trực tuyến. Ở mảng này, trong bối cảnh người dân Mỹ và châu Âu hạn chế ra khỏi nhà, thì đây chính là một tin tốt lành. Số liệu ban đầu cho thấy người dân dành nhiều thời gian để xem TV hơn. Trong khi đó, Apple đã chi hàng tỷ USD cho dịch vụ Apple TV với mức phí 5 USD/tháng.
Theo Sensor Tower, trong 10 tuần đầu năm nay, doanh số bán ứng dụng trên iPhone tăng 18% lên 690 triệu USD, trong khi doanh số trên Android tăng 5% lên 360 triệu USD. 2 tuần vừa qua tại Mỹ, con số trên đã tăng mạnh, Apple chứng kiến mức tăng 20% lên gần 670 triệu USD, trong khi Android tăng 14% lên 380 triệu USD.
Nhà phân tích Ives nhận định: "Sau khủng hoảng tài chính 2008, Apple đã vươn lên mạnh mẽ hơn. Do đó, không có lý nào khiến các 'gã khổng lồ khác' không thể làm được điều đó một lần nữa."
Tham khảo New York Times
Giang Ng
Trong bão dịch Covid-19, mảng thương mại điện tử của các siêu thị vốn ì ạch nay bỗng "bứt tốc": Lượng giao dịch của Aeon Mall tăng 3 lần, Co.op Mart tăng 10 lần Trong khi Co.op Mart giao hàng trong 24h, phí vận chuyển chỉ 10.000 đồng thì Aeon Mall đang gặp khó khi thời gian vận chuyển kéo dài đến 3 ngày. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Người dân hạn chế tập trung nơi đông người khiến nhiều trung tâm...