90% người mắc nấm phổi chưa được phát hiện
Nấm phổi được coi là ‘kẻ giết người giấu mặt’. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 50-70%, bệnh khó phát hiện đối với cả người bệnh và nhân viên y tế.
Báo động là hiện nay, 90% người mắc nấm phổi chưa được phát hiện.
Đây là thông tin tại Hội thảo khoa học “Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi” do BV Phổi Trung ương tổ chức chiều ngày 1/2/2024 nhằm cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị nấm phổi cho đội ngũ y, bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế trên phạm vi cả nước. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với khoảng 1.000 khách mời là các chuyên gia y tế đầu ngành trong nước và quốc tế.
TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương trình bày báo cáo tại hội thảo khoa học “Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi”.
Mỗi năm, trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người tử vong do các bệnh nấm và gây ra bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh nấm mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới với khoảng 15.000 ca nấm phổi xâm lấn mỗi năm, nấm phổi mãn tính do Aspergillus có khoảng 55.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do mắc nấm phổi xâm lấn rất cao dao động 30-80%, đặc biệt nếu không được điều trị 100% bệnh nhân sẽ tử vong. Nấm phổi mãn tính do Aspergillus nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sau 5 năm tỷ lệ tử vong xấp xỉ 50%.
Khoảng 50% người đã từng mắc bệnh lao đến khám lại tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp đều mắc nấm phổi do Aspergillus. Đáng báo động hơn, 90% người nhiễm nấm phổi còn sót ngoài cộng đồng, nếu không được tầm soát và phát hiện sớm để điều trị kịp thời, nguy cơ bệnh nặng và tử vong rất cao.
Các chuyên gia, y bác sĩ tham dự Hội thảo khoa học “Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi”.
Nấm phổi do Aspergillus thường gây bệnh ở người suy giảm miễn dịch, có bệnh phổi hoặc COPD…
Các bệnh do nấm là một mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, tuy nhiên hiện nay căn bệnh này chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị. Người mắc bệnh nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, mỗi năm sẽ có khả năng ngăn ngừa 1,3 triệu ca tử vong do các bệnh về nhiễm nấm, đặc biệt là nấm phổi.
TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết: “Nấm mốc tồn tại phổ biến ở ngoài môi trường, nhưng thường gây bệnh ở người có hệ miễn dịch suy giảm, hoặc có bệnh lý nền là bệnh phổi.”
Bệnh nấm phổi hay gặp nhất là do nấm Aspergillus. Aspergillosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm mốc rất phổ biến và có mặt ở trong nhà và ngoài môi trường. Mặc dù mọi người thường hít phải loại nấm này từ không khí, nhưng loại nấm này chỉ ảnh hưởng đến những người người có hệ miễn dịch suy giảm nặng như bệnh nhân ung thư máu, ung thư các cơ quan khác, sau cấy ghép tạng hoặc điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày. Loại nấm này có thể gây bệnh ở những người đã/đang có bệnh tại phổi, chẳng hạn như những bệnh nhân đã từng mắc lao phổi, hen suyễn hay xơ nang phổi…
Theo TS.BS Đinh Văn Lượng, nấm phổi là căn bệnh khó phát hiện ngay cả với nhân viên y tế. Trên thế giới, tử vong liên quan đến các bệnh về nấm khoảng 3,8 triệu người mỗi năm, cao hơn tử vong do lao (1,3 triệu ca), gấp 5 lần tử vong do sốt rét. Riêng tại Việt Nam, nấm Aspergillus xâm lấn là 23.470 ca, nấm Aspergillus mãn tính 115.000 ca.
Theo TS.BS Đinh Văn Lượng, nấm phổi là căn bệnh rất khó phát hiện ngay cả với nhân viên y tế, đang là thách thức đối với ngành y tế.
Nhiễm nấm Aspergillus có tỷ lệ tử vong cao và là “thách thức” đối với nhiều y bác sĩ trong việc chẩn đoán đúng và phát hiện sớm, nhưng TS.BS Đinh Văn Lượng cho rằng, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc nấm Aspergillus mà nhân viên y tế có thể nghĩ tới là người bệnh COPD nhập viện nhưng không đáp ứng với điều trị kháng sinh, bệnh nhân có chẩn đoán lao phổi có hang, hay đã điều trị nhiễm khuẩn phổi tái đi tái lại, hay người mắc hen….
Chẩn đoán và điều trị nấm Aspergillus xâm lấn là thách thức đối với y tế toàn cầu
TS.BS Nguyễn Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương cho biết, chẩn đoán và điều trị nấm Aspergillus là thách thức cho các y bác sĩ trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. “Nấm phổi là bệnh diễn biến rất nhanh, khó chẩn đoán. Có những trường hợp khi chẩn đoán ra bệnh thì bệnh nhân đã tử vong”, TS Nguyễn Bích Ngọc nói.
Những cập nhật gần đây cho thấy, trên thế giới mỗi năm có 2 triệu ca nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn ở bệnh nhân COPD, 1 triệu ca tử vong do nấm xâm lấn Aspergillus.
Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương cho rằng: “Bệnh viện Phổi Trung ương đã trình Bộ Y tế hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm Aspergillus phổi mãn tính”. Nếu được phê duyệt, sẽ giúp cho các bác sĩ trong lĩnh vực truyền nhiễm và bệnh hô hấp trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh khó phát hiện này.
Video đang HOT
TS.BS Nguyễn Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương trình bày tại hội thảo.
TS Nguyễn Bích Ngọc cũng cảnh báo, với những bệnh nhân COPD, bệnh nhân nằm hồi sức tích cực điều trị lâu ngày mà không có chuyển biến, người bệnh ung thư đang truyền hóa chất, hoặc đã từng mắc lao, từng phẫu thuật phổi… mà bị ho ra máu nhưng không có vi khuẩn lao trong đờm, nhân viên y tế cần nghĩ đến khả năng bệnh nhân có thể nhiễm nấm Aspergillus. “Thuốc điều trị nấm rất đắt. Bệnh nhân phải điều trị dài ngày nên chi phí rất cao.”, TS Nguyễn Bích Ngọc cho hay.
Để bảo vệ sức khỏe của những người có hệ miễn dịch suy giảm, người có nguy cơ cao nhiễm nấm Aspergillus như nói ở trên, TS Nguyễn Bích Ngọc khuyên, người bệnh không nên đến những nơi tập trung đông người, nếu bắt buộc phải đi tới những địa điểm có nguy cơ với sức khỏe, người bệnh cần đeo khẩu trang để phòng nhiễm nấm Aspergillus.
Nấm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Nấm phổi là một bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp. Bệnh nấm phổi ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50-70% nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi. Tỷ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi. Tuy nhiên khi bị nấm phổi nếu người bệnh không phát hiện điều trị kịp thời, khả năng tử vong rất cao. Nấm phổi ít gặp ở người có sức khỏe bình thường, sức đề kháng tốt.
Trong các căn nguyên gây nấm phổi, hay gặp nhất là nấm Aspergillus. Đây là bệnh do nấm Aspergillus còn gọi là Aspergillosis. Nấm Aspergillus là một loại nấm mốc rất phổ biến và có mặt ở trong nhà và ngoài môi trường.
Bệnh nấm phổi ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50-70%,
Mặc dù mọi người thường hít phải loại nấm này từ không khí, nhưng loại nấm này chỉ ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy giảm nặng như bệnh nhân ung thư máu, ung thư các cơ quan khác, sau cấy ghép tạng hoặc điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày dẫn đến bệnh nấm Aspergillus xâm lấn. Loại nấm này cũng có thể gây bệnh ở những người đã/đang có bệnh tại phổi. Chẳng hạn như những bệnh nhân đã từng mắc lao phổi, hen suyễn hay xơ nang phổi... dẫn đến bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính.
Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu cụ thể về bệnh nấm phổi do Aspergillus. Ở Việt Nam do dịch tễ lao cao nên gánh nặng nấm Aspergillus phổi mạn tính lớn. Khoảng 50% bệnh nhân đã từng mắc lao, đến khám lại tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp mắc nấm Aspergillus phổi mạn tính. Việt Nam cũng là nước có gánh nặng nấm Aspergillus phổi mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới với trên 55.000 ca.
Người mắc nấm phổi nếu không được điều trị, phần phổi bị phá hủy sẽ ngày một lớn, dẫn đến mất chức năng phổi. Lâm sàng biểu hiện là ho ra máu, khó thở và suy mòn.... dần dần người bệnh sẽ tử vong.
Trên thế giới, tỷ lệ sống của bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính sau 1 năm, 5 năm, 10 năm tương ứng là 86%, 62%, 47%. Tỷ lệ mắc nấm Aspergillus phổi mạn tính ở bệnh nhân lao mới 14% và lao đã điều trị 56%.
Phổi bị tổn thương do nấm.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về bệnh nấm phổi:
Nấm phổi là gì?
Nấm phổi là một bệnh lý nhiễm trùng do nấm xâm nhập vào phổi. Nấm phổi do các loại nấm khác nhau gây ra, phổ biến nhất là Aspergillus, Cryptococcus neoformans, và Histoplasma capsulatum. Nấm có thể tồn tại ở nhiều nơi trong môi trường như: đất, nước, không khí, trên các vật dụng... và có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh nấm phổi hay gặp nhất là do nấm Aspergillus. Bệnh nấm phổi do Aspergillus gồm có nhiều thể bệnh khác nhau như: nấm Aspergillus phổi xâm lấn, nấm Aspergillus phổi mạn tính, nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng.
Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi:
-Hít phải bào tử nấm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nấm phổi. Bào tử nấm có kích thước rất nhỏ, có thể bay lơ lửng trong không khí và dễ dàng được hít vào cơ thể. Đặc biệt là trong một số môi trường tồn tại nhiều nấm như nông trại, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc môi trường sống ẩm thấp,...
Một số loại nấm thường gây bệnh nấm phổi qua đường hô hấp bao gồm:
Aspergillus: Loại nấm này thường gặp trong đất, bụi bẩn, và các công trình xây dựng.
Cryptococcus neoformans: Loại nấm này thường gặp trong phân chim bồ câu.
Histoplasma capsulatum: Loại nấm này thường gặp trong đất, phân chim dơi.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao mắc bệnh nấm phổi hơn so với người bình thường.
Một số yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch như: Mắc bệnh HIV/AIDS, ung thư, bệnh đái tháo đường, người sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài, người sau ghép tạng...
- Mắc bệnh về phổi từ trước: lao phổi để lại di chứng hang, giãn phế quản, COPD,...
Hình ảnh nấm phổi dưới kính hiển vi.
Triệu chứng của bệnh nấm phổi:
Những dấu hiệu cảnh báo có thể mắc nấm phổi bao gồm:
-Sốt cao kéo dài.
-Ho khan, đôi khi ho ra máu.
-Đau tức ngực.
-Khó thở giống như mắc bệnh hen.
-Sụt cân không rõ nguyên nhân.
-Mệt mỏi.....
Đối tượng có nguy cơ mắc nấm phổi:
- Người có hệ miễn dịch yếu, bị suy giảm miễn dịch.
-Người cao tuổi.
-Người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch do ung thư, người hay dùng các thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng...
-Người được xác định viêm phổi mà điều trị mãi không khỏi, bác sĩ cần nghĩ tới bệnh nấm phổi.
Chẩn đoán nấm phổi:
Để xác định một người bị nấm phổi, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng như:
-Chụp X-quang ngực.
-Chụp cắt lớp vi tính ngực.
-Xét nghiệm máu.
-Xét nghiệm tìm nấm trong đờm, dịch phế quản.
-Sinh thiết phổi phát hiện các dấu vết của nấm trong phổi.
Điều trị bệnh nấm phổi:
-Điều trị bệnh nấm phổi rất tốn thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để chữa bệnh nấm phổi, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm.
-Bệnh nhân nấm phổi phải điều trị hàng tháng trời. Thuốc điều trị nấm phổi có giá rất cao.
-Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân nấm phổi bằng các biện pháp: thở oxy, dinh dưỡng,...
- Những trường hợp tổn thương phổi có thể phải phẫu thuật, kết hợp dùng thuốc kháng nấm....
Biến chứng nguy hiểm của bệnh nấm phổi:
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nấm phổi sẽ gây ra các biến chứng trên bệnh nhân như:
-Suy hô hấp.
- Ho ra máu.
-Xơ phổi.
-Tái phát các đợt nhiễm khuẩn phổi.
-Suy mòn, khó thở thường xuyên.
-Tử vong....
Phòng ngừa mắc nấm phổi:
-Tránh tiếp xúc với môi trường nấm mốc.
-Giữ gìn vệ sinh môi trường sống.
-Tăng cường sức đề kháng.
-Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Khám bệnh định kỳ nếu có bệnh lý phổi nền.
Dùng kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân tiết niệu ở Ninh Thuận Bệnh nhân mắc bệnh tiết niệu nặng, phức tạp ở Ninh Thuận được phẫu thuật bằng kỹ thuật mới ngay tại địa phương. Ngày 13/10, Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức hội thảo khoa học "Kỹ thuật mới ít xâm lấn trong điều trị bệnh lý đường tiết niệu". Chàng trai trải qua 23...