90 năm, 100 năm, hay 150 năm: Đâu là giới hạn tuổi thọ của con người?
Giới hạn tuổi thọ con người là bao nhiêu? Người nắm giữ kỷ lục hiện tại là 122 tuổi.
Jeanne Louise Calment là một lão bà người Pháp, hiện đang nắm giữ kỷ lục sống thọ nhất trong lịch sử loài người với 122 năm và 164 ngày. Calment qua đời vào năm 1997, và cho đến bây giờ vẫn chưa có ai sống qua được con số 120 năm như bà.
Quan trọng hơn, bà đã sống rất viên mãn vào những năm cuối đời. “Cả đời tôi chỉ có một nếp nhăn, và giờ tôi đang ngồi lên nó đấy” – Calment hài hước chia sẻ trong một bài phỏng vấn vào năm 110 tuổi.
Sinh – lão – bệnh – tử, ai sinh ra cũng phải già đi, mắc bệnh rồi chết. Nhưng giới hạn tuổi thọ của con người là bao nhiêu?
Cần biết rằng, theo nghiên cứu của Benjamin Gompertz vào năm 1825, tỉ lệ tử vong sẽ tăng theo cấp số nhân khi chúng ta già. Cứ mỗi 8 năm, tỷ lệ sẽ tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, quy tắc của Gompertz chỉ tính từ năm 30 – 80 tuổi. Còn sau ngưỡng đó, rất nhiều chuyên gia tỏ ra không đồng tình với cách tính này. Như theo nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Science, thì tử thần có vẻ như đã dễ dãi hơn với con người trong giai đoạn này.
“Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra xem tỷ lệ tử vong của con người có giống với các loài khác không” – Kenneth Wachter, giáo sư về nhân khẩu học và thống kê tại ĐH California (Berkeley, Mỹ).
Video đang HOT
Tỉ lệ tử vong, theo Wachter, sẽ tăng dần cho đến 80 tuổi, nhưng lại giảm dần sau đó, trở nên ổn định trong giai đoạn 105 – 110.
Làm rõ hơn một chút, chúng ta đang nói đến mức độ tăng trưởng của tỉ lệ tử vong, chứ không chỉ là bản thân cái tỉ lệ ấy. Nếu riêng về tỷ lệ tử, thì số người sống quá thọ cũng không nhiều. Chỉ 2:100.000 phụ nữ sống được đến năm 110 tuổi. Với nam giới thì tỷ lệ còn thấp hơn – chỉ 2 phần triệu.
Trong nghiên cứu của Wachter thì khi chạm ngưỡng 105 tuổi, khả năng… sống sót cho đến sinh nhật thứ 106 tuổi sẽ là 50-50.
Giống như đồng xu của số mệnh vậy. Bạn tung lên, ra mặt ngửa – bạn 106 tuổi; còn nếu úp – bạn thọ 106 tuổi. Cứ như vậy đến 107, 108, 109 và 110.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã theo dõi những ngườ thọ trên 105 tuổi, sinh ra tại Ý trong giai đoạn 1896 – 1910. Nghiên cứu bao gồm 3836 người, với tổng cộng 3373 phụ nữ và 463 nam giới.
“Người Ý có bộ cơ sở dữ liệu tốt nhất hiện tại” – Wachter chia sẻ.
Còn Holger Rootzen từ ĐH Công nghệ Chalmers (Thuỵ Điển) thì cho rằng đây là một nghiên cứu hết sức tỉ mỉ. Trên thực tế vào tháng 12/2017, Rootzen đã từng bác bỏ giả thiết về việc giới hạn tuổi thọ của con người là cố định. Ông cho rằng dù tỷ lệ con người thọ hơn 115 tuổi là rất thấp, nhưng không có nghĩa là không có.
Và theo ông dự đoán thì trong vòng 1/4 thế kỷ tới, người có tuổi thọ cao nhất sẽ là 128.
Trên thực tế, số người sống siêu thọ giờ đang ngày càng tăng. Chẳng hạn tại Italy, 4 người sinh vào năm 1896 đã thọ hơn 105 tuổi. 600 người sinh vào năm 1910 hiện giờ vẫn đang sống.
Theo Rootzen, vấn đề nằm ở tỷ lệ. Giống như trò phi tiêu vậy, sẽ rất khó để bạn nhắm trúng hồng tâm chỉ với 10 lần ném. Nhưng ném hàng ngàn lần thì lại ra vấn đề khác. Tương tự như vậy, giai đoạn 1896 – 1910 có tỷ lệ trẻ tử vong là rất thấp tại Italy.
“Càng có nhiều người sinh ra ở một giai đoạn trong quá khứ, tỷ lệ kỷ lục bị phá càng cao.”
Hơn nữa, sự phát triển của y tế đã giúp cho việc chăm sóc người già ngày càng được cải thiện. Và kết quả là ngày càng có nhiều người đạt ngưỡng 100 tuổi.
“Chỉ khi nào chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa di truyền và các yếu tố khác trong cuộc sống – như dinh dưỡng, hành vi… – với tuổi thọ, ta mới có thể biết được tại sao ngày càng có nhiều người sống thọ đến thế.”
“Ngay cả phong cách sống – như luyện tập, ăn uống lành mạnh – dường như cũng chỉ có tác dụng khi còn trẻ. Còn lúc về già, chúng chẳng quan trọng nữa” – Rootzen cho biết.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Quy trình báo động đỏ cứu sống thanh niên bị đâm đến tủy sống
Bệnh nhân 32 tuổi tại TP HCM được bác sĩ cứu khỏi tử thần sau khi bị đâm xuyên ngực phạm đến tủy sống.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu sau 10 phút bị đâm vào vùng ngực. X-quang tim phổi ghi nhận dị vật cản quang nằm chồng lên bóng tim. Nghi ngờ dị vật có thể làm tổn thương mạch máu lớn ở vùng ngực, các bác sĩ cấp cứu khẩn cấp thực hiện quy trình báo động đỏ, hội chẩn với Khoa Phẫu thuật Tim Lồng ngực Mạch máu.
Bệnh nhân được nhanh chóng đưa vào phòng phẫu thuật, mở ngực sau bên phải, khoang liên sườn thứ 7. Bác sĩ phẫu thuật kiểm rra không thấy dị vật xuyên vào khoang màng phổi, không thấy máu cục. Bệnh nhân được hội chẩn cùng khoa Ngoại Thần kinh vì khả năng dị vật đi vào vùng cột sống ngực.
Các bác sĩ Ngoại Thần kinh quyết định rút dị vật và khâu vết thương vùng cột sống ngực, chụp CT cột sống ngực và MRI cột sống ngực khi tình trạng bệnh nhân ổn định. Hiện bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn định.
Bác sĩ khuyến cáo đối với bệnh nhân bị đả thương và còn dị vật trong vùng vết thương, nên đưa vào bệnh viện gần nhất và không nên rút dị vật ra khỏi vết thương. Điều này nhằm tránh tăng thêm nguy cơ tổn thương các mạch máu lớn hoặc các cơ quan quan trọng khác có thể dẫn đến tử vong.
Mỹ Lê
Theo vnexpress.net
6 lần chết đi sống lại của em bé sơ sinh Ngừng tim liên tiếp 6 lần, bé Ariana Williams (Mỹ) may mắn thoát khỏi tử thần, hiện phải sống phụ thuộc vào máy móc. Mang thai đáng lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc của người phụ nữ song Andrea Cole (Mỹ) không may mắn như vậy. Sáu tuần trước ngày dự sinh con gái Ariana Williams, cô phát hiện bị ung thư...