9 vương quốc hùng mạnh đã bị lãng quên trong lịch sử nhân loại
Trải dài từ Nigeria, kéo dài đến Pakistan, qua Peru, những chế độ quân chủ này đã từng rất hùng mạnh trong thời cổ đại, mặc dù có thể ngày nay rất ít người biết đến. Mặc dù vô tình bị lãng quên, nhưng những vương quốc này từng rất giàu có và quyền lực trong thế giới cổ đại.
Khi nghĩ tới những thế lực cai trị thế giới cổ đại, chúng ta thường đề cập đến những đế chế hùng mạnh của người La Mã, Trung Quốc hoặc Inca. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù có thể ít được kể đến trong hầu hết các cuốn sách về lịch sử thì cũng rất nhiều vương quốc khác cũng có những tác động đáng kể đến lịch sử thế giới vào thời cổ đại.
Đó có thể là quốc gia giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc từng nắm giữ vị trí địa lý chiến lược. Họ đã từng phát triển trong nhiều thế kỷ trước khi biến mất.
Dưới đây là 9 vương quốc hùng mạnh “bị lãng quên” trong lịch sử thời cổ đại:
1. Phrygia: Vương quốc cổ đại của ông vua hễ chạm vào thứ gì cũng thành vàng
Phrygia trị vì một vùng lãnh thổ rộng lớn.
Đây là một vương quốc cổ đại ở châu Á, làm chủ một vùng lãnh thổ rộng lớn (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) trong giai đoạn từ năm 1200TCN – 700TCN. Trong số các vị quân vương của vương triều này nổi tiếng nhất có thể kể đến Midas (sống khoảng thế kỷ 8TCN-7TCN), vị vua nổi tiếng trong câu chuyện huyền thoại hễ chạm vào thứ gì đều biến thành vàng.
Xác ướp của vị vua này được tìm thấy khi các chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật thành phố Gordion (Thổ Nhĩ Kỳ), thủ đô của Phrygia.
Tượng phật ở Ganhara cho thấy sự giao thoa, pha trộn giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây.
Quốc gia cổ đại này nằm ở vùng tây bắc Pakistan và Afghanistan ngày nay, vốn được biết đến nhiều nhất với nghệ thuật Phật giáo do chịu ảnh hưởng từ Hy Lạp. Đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, kết quả của việc Alexander Đại đế chinh phục khu vực này vào năm 327 TCN.
Bức hình trên là một tác phẩm điêu khắc Bồ Tát ở Ganhara, cho thấy sự pha trộn giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây.
3. Khotan: Quốc gia cổ đại có vị trí chiến lược trên “Con đường tơ lụa”
Khotan từng là quốc gia rất hùng mạnh thời cổ đại.
Đây là một quốc gia Phật giáo khác cũng từng rất hùng mạnh trong quá khứ, do có vị trí chiến lược trên “Con đường tơ lụa” phía tây Trung Quốc ngày nay. Khotan phát triển mạnh, hưng vượng trong khoảng 1000 năm trước khi bị chinh phục vào năm 1006.
Đặc biệt, người ta còn tìm thấy Rawak Stupa, một ngôi đền Phật giáo cổ xưa cao hơn 9 mét nằm trên sa mạc Taklamakan, một trong những sa mạc lớn nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Chimu là nền văn minh bí ẩn ở châu Mỹ.
Chimu là tên gọi của vương quốc hùng mạnh từng cai trị vùng đất phía bắc ở Peru trong khoảng gần 500 năm trước khi bị người Inca chinh phục vào năm 1470. Thủ đô của Chimu là Chan Chan, một trong những thành phố thuộc thời tiền Columbus lớn nhất ở châu Mỹ. Bên cạnh Inca, Chimu được coi là nền văn mình cổ, ẩn chứa nhiều bí mật kỳ thú.
5. Kandy
Kandy có nhiều ngôi đền cổ linh thiêng.
Thành phố Kandy từng là kinh đô của những vương triều cổ đại trong lịch sử của Sri Lanka từ thế kỷ 15 cho đến trước khi bị lật đổ trong thế kỷ 19. Nơi đây có ngôi đền Sri Dalada Maligawa nổi tiếng, được coi là nơi linh thiêng của cộng đồng Phật giáo Sri Lanka và thế giới.
6. Nri: Vương quốc thời Trung cổ ở Nigeria
Hình minh họa.
Đây là vương quốc của người Igbo, phát triển trong thời kỳ từ thế kỷ thứ X cho đến khi bị thực dân Anh đánh bại vào năm 1911.
Đồ tạo tác bằng đồng trên rất tinh xảo, minh chứng cho thấy kỹ thuật chế tác rất phức tạp, công phu. Đây có thể là dấu hiệu của một vương quốc từng hùng mạnh.
7. Iceni, nơi có vị nữ vương nổi tiếng trong lịch sử
Boudicca là một trong những nữ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử. Bà đã lãnh đạo bộ tộc Iceni chống lại cuộc xâm lược của người La Mã.
Đây là một bộ tộc cổ, được trị vì bởi Boudicca, một trong những nữ vương vĩ đại nhất trong lịch sử. Bà được cho là người đã lãnh đạo bộ tộc Iceni chống lại cuộc xâm lược của người La Mã vào khoảng năm 60. Boudicca được cho là người chỉ huy Iceni, đánh bại được người La Mã trong một số trận chiến lớn tại Colchester, St Albans, London.
Hiện nay, các nhà khảo cổ học vẫn đang tiến hành khai quật những địa điểm của Iceni và La Mã tại Colchester ngày nay.
8. Sheba: Vương quốc của nữ hoàng Sheba nổi tiếng
Nữ hoàng Sheba nổi tiếng là một trong những bà hoàng vô cùng giàu có trong lịch sử. Ảnh: Internet.
Đây là một vương quốc cổ đại, từng được trị vì bởi Nữ hoàng Sheba, một trong những nữ quân vương giàu có nhất trong lịch sử. Tương truyền, nữ hoàng Sheba đã từng cạnh tranh với vua Salomon ở Jerrusalem về sự giàu có và quyền lực của mình. Một số đền thờ của vương quốc Sheba vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở Yemen.
9. Colchis: Vùng đất nổi tiếng của lông cừu vàng trong thần thoại
Colchis từng là một vương quốc giàu có và quyền lực. Ảnh: Ancientorigins.
Đây là vương quốc cổ đại nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp là vùng đất của lông cừu vàng. Colchis từng rất hùng mạnh, quyền lực nhờ sự giàu có do có nhiều vàng thu thập được từ núi Caucasus, nằm ở Georgia ngày nay. Thành phố Vani của Colchis từng phát triển mạnh trong khoảng gần 700 năm trước khi nó bị phá hủy một cách bí ẩn vào thế kỷ 1 TCN.
Theo danviet.vn
Giáng sinh ở một số nước
Giáng sinh là thời gian đặc biệt nhất trong năm. Tinh thần Giáng sinh tràn ngập không khí lễ hội, mọi người xích lại gần nhau hơn và làm điều tốt lành cho người khác. Ngay cả sự nghèo đói nhất cũng không thể cản trở những người nghèo trở thành một phần của lễ hội.
____________________
Dưới đây là một số cách mà các quốc gia khác nhau ăn mừng Giáng sinh.
Uganda
Người Uganda mừng Sekukkulu hoặc Giáng sinh (theo tiếng Anh) vào 25 tháng 12. Sekukkulu, ngày sinh của Chúa Giêsu Kitô, bắt đầu vào đêm trước của ngày 24 Tháng 12 với nhiều bài hát mừng Giáng sinh cùng nhà thờ được trang trí rất đẹp mắt. Nhà thờ được thắp sáng với đèn Giáng sinh và tất cả các loại trang trí. Các khu vực nông thôn nơi không có điện thì làm hết sức mình để cho sự kiện đầy màu sắc theo cách đặc biệt của riêng họ. Sáng 25/12 nhà thờ chật kín người, ngay cả những người không bao giờ đến nhà thờ cũng tham dự vào ngày này. Sau khi lễ hội, ăn uống, kỳ nghỉ thực sự bắt đầu. Người dân Uganda có cơ hội mặc trang phục mới, phụ nữ mặc váy truyền thống mới với màu sắc rực rỡ có tua rua trang trí.
Haiti
Người Haiti tổ chức lễ Giáng sinh bằng cách cắt cành thông để làm cây Giáng sinh hoặc mua cây mới cắt vào đầu tháng 12. Họ trang trí những cây bằng đồ trang trí tươi sáng và thêm vào một khung cảnh Chúa giáng sinh lớn trong phòng khách. Truyền thống này cũng được thực hiện trong các công ty, nhà thờ và các tổ chức.
Trong những ngày này, mọi người bận rộn mua những thứ mới cho bản thân và nhà của họ. Trung tâm thương mại thường giảm giá vào dịp này để thu hút người mua. Đồ gỗ trong nhà được đánh bóng, các bức tường được sơn mới.
Trẻ em thì chuẩn bị những đôi giày đã được làm sạch chứa đầy rơm dưới gốc cây Giáng sinh hoặc trên hiên nhà vào đêm Giáng sinh. Những đứa trẻ này mong Tonton Nwel (Ông già Noel) sẽ tặng quà vào trong hoặc xung quanh đôi giày.
Một số người Haiti tham dự thánh lễ nửa đêm trong khi những người khác đi ra ngoài đường phố hát bài hát mừng Giáng sinh.
Liberia
Liberia tổ chức lễ Giáng sinh theo cách rất khác biệt so với các quốc gia khác. Người Liberia không có ông già Noel nhưng có một ông già Beggar, người mặc trang phục giống như giẻ rách và đi xin tiền. Khách du lịch được thông báo về trò chơi Giáng sinh, thay vì một Giáng sinh vui vẻ, thì điều này mang đến cho khách du lịch cảm giác khác thường khi tham dự Giáng sinh ở Liberia. Các đường phố tràn ngập đấu giá. Giáng sinh được coi là thời điểm tốt nhất để có được những món đồ đầy màu sắc và hợp thời trang với mức giá hợp lý.
Philippines
Quốc gia Kitô giáo duy nhất ở châu Á kỷ niệm tháng Giáng sinh trước lễ kỷ niệm lớn. Ngay từ tháng 9, đèn Giáng sinh được thắp sáng ở các vùng khác nhau của đất nước. Các đèn lồng hình ông sao (Parol) đẹp cũng được trang trí trong nhà. Những đèn lồng hình ông sao mang ý nghĩa là sự chiến thắng của ánh sáng trước đêm đen này tương đương với cây Giáng sinh ở các quốc gia phương Tây. Simbang Gabi hay Đêm nguyện được thực hiện trong 9 đêm trước Giáng sinh, là một truyền thống lâu đời của người Philippines. Người ta tin rằng điều ước của một người sẽ thành hiện thực nếu hoàn thành 9 đêm nguyện.
Ethiopia
Người Ethiopia ăn mừng Giáng sinh muộn hơn các nước khác. Hầu hết mọi người đều theo lịch Julian cổ đại và ăn mừng ngày lễ vào ngày 7 tháng 1. Lễ mừng Giáng sinh tại Nhà thờ Chính thống giáo ở Ethiopia được gọi là Ganna. Một Giáng sinh của người dân thường bắt đầu với một ngày ăn chay, tiếp theo là các đi lễ nhà thờ và một bữa tiệc bao gồm món hầm, rau và bánh mì bột chua. Mặc dù hầu hết bạn bè và gia đình không tặng quà cho nhau nhưng cộng đồng tụ tập chơi trò chơi, thể thao và cùng nhau tận hưởng các lễ hội trước khi trở lại làm việc.
Ghana
Giáng sinh ở Ghana là một kỳ nghỉ xứng đáng, trùng với thời điểm kết thúc vụ thu hoạch ca cao và bắt đầu vào ngày 1/12 - bốn tuần trước Giáng sinh. Các gia đình trang trí nhà cửa và khu phố, sử dụng đèn, nến và đồ trang trí lấp lánh. Đối với hầu hết người Ghana, đó chỉ là khởi đầu. Vào ngày Giáng sinh, lễ hội thực sự bắt đầu, bắt đầu với bữa ăn gia đình, thường bao gồm dê, rau và súp - và sau đó là buổi lễ nhà thờ cho cả cộng đồng và một cuộc diễu hành đầy màu sắc.
Đêm Giáng sinh rất quan trọng. Các nhà thờ tổ chức các buổi tối âm nhạc lớn (nhiều nhà thờ có ít nhất năm hoặc sáu ca đoàn) và một vở kịch Chúa giáng sinh. Những vở kịch này kéo dài, bắt đầu từ đầu buổi tối với sự sáng tạo, Vườn địa đàng và kết thúc bằng câu chuyện về Vua Herod làm chết các bé trai. Vào ngày Giáng sinh, hầu hết các gia đình đều cố gắng có một bữa ăn ngon hơn bình thường. Nếu họ có đủ khả năng, họ sẽ có một ít thịt (thường là thịt gà hoặc thịt lợn). Phần còn lại của ngày được dành cho nghỉ ngơi, có thể ngủ sau một đêm bận rộn và náo nhiệt.
Nigeria
Giáng sinh ở Nigeria là một sự kiện gia đình, thời điểm rất nhiều thành viên trong gia đình cùng nhau ăn mừng và vui chơi. Hầu hết các gia đình, sống ở thành phố đều trở về những ngôi làng nơi ông bà và người thân của họ sinh sống.
Nhiều gia đình sẽ tổ chức những bữa tiệc Giáng sinh kéo dài suốt đêm. Sau đó, vào sáng Giáng sinh, họ đến nhà thờ để tạ ơn Chúa. Nhà và đường phố thường được trang trí. Hầu hết các ngôi nhà sẽ có một cây Giáng sinh nhân tạo .
Trẻ em thích chơi pháo vào Giáng sinh. Dàn hợp xướng nhà thờ hát những bài hát mừng Giáng sinh. Thiệp Giáng sinh được gửi cho bạn bè và các thành viên gia đình. Quà trao tặng cho nhau và một số gia đình có thể cho con cái họ mặc trang phục mới đến gặp ông già Noel
Ngoài việc phục vụ gà tây, một bữa ăn Giáng sinh truyền thống ở Nigeria có thể bao gồm thịt bò, dê, cừu, ram hoặc gà. Các món ăn khác có thể bao gồm khoai mỡ nghiền, cơm jollof, cơm chiên, salad rau và một số loại hầm.
Ngoài ra, vào ngày 19 tháng 1, người dân Nigeria bắt đầu lễ kỷ niệm Timkat, cử hành lễ rửa tội của Chúa Giêsu trong vòng 3 ngày. Trẻ em đi bộ đến nhà thờ trong một đám rước. Họ mặc vương miện và áo choàng của các nhóm thanh niên nhà thờ mà họ thuộc về. Người lớn mặc Netela. Các linh mục mặc áo choàng đỏ và trắng và mang theo những chiếc ô thêu.
Kenya
Ở Kenya, Giáng sinh là thời điểm các gia đình cố gắng và bên nhau. Đây thường là lần duy nhất các gia đình lớn sẽ gặp nhau trong năm, vì vậy điều đó rất quan trọng.
Mọi người cố gắng ở nhà vào đêm Giáng sinh cùng nhau chuẩn bị. Nhà và nhà thờ thường được trang trí bằng bóng bay đầy màu sắc, ruy băng, trang trí giấy, hoa và lá xanh. Đối với cây Giáng sinh, một số gia đình sẽ dùng cây Síp.
Ở Kenya, Ông già Noel không đến trên con tuần lộc của mình mà có thể đến bằng Land-rover, Lạc đà hoặc thậm chí là một chiếc xe đạp!
Nhiều người, đặc biệt là người Kitô hữu, đi lễ nhà thờ vào nửa đêm để chúc mừng Giáng sinh. Buổi lễ sẽ có các bài thánh ca Giáng sinh, bài hát mừng & và thường là những vở kịch giáng sinh...
Sau khi đi lễ, mọi người về nhà và bữa tiệc thực sự bắt đầu. Các món ăn Giáng sinh phổ biến bao gồm thịt nướng có thể là dê, cừu, thịt bò hoặc thịt gà. Bữa ăn Giáng sinh lớn được gọi là 'nyama choma'. Mọi người thường tự làm bia để uống và các bộ lạc khác nhau cũng có những món ăn đặc biệt mà họ làm. Nếu bạn sống ở một thành phố, bạn có thể có một chiếc bánh Giáng sinh phương tây, nhưng những thứ này không phổ biến ở các vùng nông thôn.
Kitô giáo đã có mặt trên lục địa từ giữa thế kỷ thứ nhất và khoảng 350 triệu người châu Phi theo đạo Thiên chúa - vì vậy, họ đã có nhiều thời gian để phát triển các truyền thống kỳ nghỉ độc đáo của riêng mình, như các bữa tiệc giả trang và ăn uống ngoài trời.
Theo ngaynay.vn
Đến Pakistan để chạm vào cảm xúc Cộng hòa Hồi giáo Pakistan có một nền văn hóa đa dạng, phong phú và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời khiến không ít người đến đây phải ngỡ ngàng. Cầu treo Hussaini bắc qua hồ Borit, một trong số rất nhiều cầu treo ở phía bắc Pakistan. Những chiếc dây thừng dài tạo nên cầu treo này. Pakistan vốn không phải là...