9 vật phẩm cần có trên bàn thờ Thần tài để không phạm vào đại kị
Theo quan niệm dân gian, Thần tài chính là vị thần trông coi tiền bạc trong nhà. Vì vậy, việc thờ cúng Thần tài là điều rất quan trọng đối với những người kinh doanh buôn bán để cầu xin ông mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Cuối năm, nếu dọp dẹp và sắp xếp lại ban thờ Thần tài thì nên lưu ý những vật phẩm phong thủy dưới đây để không phạm vào đại kị khiến tiền bạc nhanh chóng “đội nón ra đi”.
Tượng ông Địa và Thần tài
Tất nhiên, tượng ông Địa và Thần tài là vật không thể thiếu trên ban thờ Thần tài. Theo quan niệm dân gian, việc thờ Thần tài và ông Địa chung với nhau sẽ giúp mang lại may mắn, tiền tài. Bên cạnh đó, ông Địa là thần cai quản đất đai, giúp gia chủ tránh những tai họa bất ngờ. Việc thờ chung hai ông cũng giúp gia chủ chiêu tài và trấn sát. Có một điều chúng ta cần đặc biệt chú ý là tượng Thần tài và ông Địa phải được đặt đúng vị trí trên ban thờ. Theo đó, nếu nhìn từ hướng ban thờ ra ngoài thì tượng ông Địa luôn ngồi bên trái và Thần tài sẽ ngồi bên phải.
Phật Di Lặc
Ngoài tượng ông Địa và Thần tài thìPhật Di Lặc cũnghay được thờ chung trên ban thờ nhằm giúp cai quản các vị thần. Bên cạnh đó, Phật Di Lặc cũng là biểu tượng cho sự hạnh phúc và may mắn. Để tiện cho việc thờ cúng, ban thờ Thần tài thường có hộp để đặt tượng Phật Di Lặc bên trên.
Tất nhiên bát hương cũng là một vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ Thần tài. Bát hương thường làm được bằng sứ, đá (ngọc) hoặc kim loại. Khi bốc bát hương gia chủ cần giữ cơ thể luôn sạch sẽ. Sau khi bốc bát hương xong thì nên mang lên chùa hoặc nhờ các bậc minh sư khai quang để ơn trên ban đức thì mới mang về. Đặc biệt, gia chủ không được dùng khăn ướt để lau ban thờ Thần tài, bởi ban thờ mệnh Hỏa, Thủy khắc Hỏa, không tốt.
Bình hoa tươi
Hoa dùng để cúng trên ban thờ Thần tài phải luôn là hoa tươi, không nên dùng hoa giả hoặc hoa khô. Gia chủ có thể sử dụng hoa đồng tiền, hoa cúc… để trưng trên ban thờ. Lưu ý, bình hoa phải luôn được đặt bên trái (phía ông Địa ngồi – hướng từ ban thờ nhìn ra ngoài).
Video đang HOT
Trái cây
Trái cây dùng để cúng trên ban thờ Thần tài nên được xếp theo loại ngũ quả (5 loại trái cây). Gia chủ có thể cúng trái cây hằng ngày trên ban thờ Thần tài, nhưng những ngày quan trọng như ngày vía Thần tài, mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng thì cần cúng kính trang trọng hơn. Đặc biệt, lưu ý là gia chủ không nên để đĩa trái cây cao hơn bát hương.
Hũ gạo, hũ muối và hũ nước
Theo các chuyên gia phong thủy, 3 hũ gạo, muối và nước cũng là thứ không thể thiếu trên ban thờ Thần tài, nếu thiếu dễ phạm đại kị và ngăn cản đường tiền tài của gia chủ. Lưu ý là lúc nào 3 hũ gạo, muối và nước cũng phải đầy, nếu vơi phải nhanh chóng châm thêm ngay. Đặc biệt, 3 hũ gạo, muối và nước đến cuối năm mới nên thay mới.
Khay chén nước hình chữ nhất
Các chuyên gia phong thủy khuyên gia chủ nên xếp những chén nước trên ban thờ Thần tài hình chữ nhất và các chén nước này cũng cần phải thay thường xuyên. Tuy vậy, cũng có quan niệm cho rằng các chén nước phải được xếp thành hình chữ thập để đại diện cho ngũ hành.
Tô sứ rải hoa tươi
Tô sứ dùng để rải hoa tươi gia chủ nên chọn loại nông lòng, đổ nước đầy vào và rải cánh hoa tươi lên trên. Việc làm này thường mang lại ngụ ý là giúp giữ tiền bạc khỏi trôi đi ra khỏi nhà.
Thiềm thừ
Theo quan niệm dân gian, Thiềm thừ (ông cóc) cũng chính là vật phẩm phong thủy giúp chiêu tài bậc nhất. Tương truyền, Thiềm thừ vốn là cóc 3 chân chuyên hại dân làng được Lưu Hải Tiên Ông thu thập. Sau đó, để đền đáp lại tội lỗi của mình nên Thiềm thừ thường xuyên ban phát tiền tài cho người nghèo. Tục truyền rằng, khi Thiềm thừ xuất hiện ở nhà ai thì nhà đó sắp có tài lộc vào nhà. Chính vì vậy mà trên ban thờ Thần tài cũng thường thờ Ông cóc để mong mang lại may mắn và tài lộc.
Tất nhiên những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo thôi bạn nhé. Nhưng dân gian có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thế nên một khi đã thờ Thần tài thì gia chủ cũng cần lưu ý những điều trên đây để giúp gia đình luôn “trong ấm ngoài êm”, công việc hanh thông và chuyện buôn bán kinh doanh luôn thuận buồm xuôi gió.
Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa
ANHMINH2012
Theo thethaovanhoa.vn
Bí mật đặt thứ này lên bàn thờ thần Tài, lộc lá "tíu tít" tìm về, cuối năm đổi vận phát tài chóng mặt
Muốn đón được thần Tài về nhà, ngoài việc thờ cúng hằng ngày và thắp hương vào ngày mùng 1, ngày rằm thì đây là một trong những mẹo phong thuỷ mà bạn cần chú ý:
Đặt gì lên bàn thờ thần Tài để gọi lộc may mắn?
Nhiều gia đình tuy đã lập bàn thờ Thần Tài từ lâu nhưng lại không hề biết thông tin này đâu nhé! Khi cúng, tốt nhất là gia chủ nên kèm theo 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tươi nguyên, đẹp mắt, hoặc thậm chí cho cả bó tỏi cũng được.
Phong thủy cho rằng nên bày tỏi để có 2 vị thần dễ dàng bài trừ "các đạo chích vong binh" ám muội. Giúp đường tài vận của gia đình được hanh thông, gia đạo bình an hơn.
Thêm nữa, các bạn cũng nên đặt thêm một Ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bên trái, nhớ ra sáng quay cóc ra, tối quay mặt cóc vào để tiền bạc và phúc khí không bị trôi ra ngoài nhé.
Cách bài trí bàn thờ cúng Thần Tài
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.
Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).
Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.
Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Mộc/Khoevadep.vn
Cuối năm sắp xếp bàn thờ thần Tài theo đúng cách này để "gọi lộc" về, làm gì cũng lên như diều gặp gió Theo phong thuỷ, đây là cách sắp xếp bàn thờ thần Tài chuẩn nhất theo phong thuỷ: 1. Vị trí đặt bàn thờ thần tài Theo phong tục, khác với bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất, ở một góc nhà, thường là ở ngay cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc. Vì sao bàn thờ...