9 ứng dụng cho iPhone bị Apple “cấm cửa”
Những ứng dụng này thường có nội dung quá nhạy cảm hoặc được Apple xếp vào hàng… vô thưởng vô phạt.
Là một nền tảng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà phát triển ứng dụng, hiện nay Apple App Store đang được cho là có hơn 700.000 ứng dụng với nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên, để quyết định một ứng dụng có thể được đưa lên kho ứng dụng hay không, Apple có một chính sách kiểm duyệt hết sức ngặt nghèo để loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng đồng thời có nội dung không phù hợp. Được biết, cho đến thời điểm hiện tại, ước tính đã có 5.000 ứng dụng không được Apple công khai trên App Store.
Bang With Friends xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 1 năm ngoái dưới dạng một ứng dụng Facebook có cách hoạt động khá đơn giản. Người dùng chỉ cần đăng nhập Facebook, tìm đến những đối tượng mình quan tâm và gửi đi các lời mời về… “hẹn hò nhạy cảm”. Vì lí do nhạy cảm này, chỉ sau một tuần xuất hiện trên nền tảng iOS, Apple đã quyết định thẳng tay gỡ bỏ ứng dụng này ra khỏi App Store.
Đến nay, đội ngũ phát triển Bang With Friends đã tung ra một ứng dụng khác có tên Down cũng có chủ đề tương tự Bang With Friends nhưng đỡ nhạy cảm đi rất nhiều.
Tưởng chừng như là một trò chơi vô hại nhưng Obama Trampoline cũng không thoát khỏi vòng kiểm duyệt của Apple. Trong trò chơi này, người dùng có thể lựa chọn các nhân vật trong chính phủ Mỹ và cho họ chơi trò… bật nhảy.
3. I Am Rich
Video đang HOT
Nếu muốn chứng tỏ mình là một người giàu có đến mức tiền… không biết để làm gì thì bạn có thể sử dụng ứng dụng I Am Rich đã từng có mặt trên iOS. Theo đó, ứng dụng này sau khi được mua về với mức giá 1000 USD chỉ có duy nhất chức năng là hiển thị một viên kim cương đỏ cùng dòng chữ “I Am Rich”.
Cho đến trước khi bị gỡ xuống, I Am Rich đã bán được 8 bản. Dẫu sao đây vẫn là món hời lớn cho các nhà phát triển ứng dụng này.
4. iBoobs
Apple có vẻ không thích các ứng dụng chứa các yếu tố quá nhạy cảm về mặt giới tính xuất hiện trên kho ứng dụng của mình và iBoobs là một trong số đó. Người dùng ứng dụng này chỉ có thể tương tác với nó qua duy nhất một thao tác là lắc máy và xem… chuyện gì sẽ xảy ra.
Dường như được phát triển riêng dành cho dân “F.A”, “táo khuyết” cũng không để “cô bạn gái trong túi quần” này được hoàn thành sứ mệnh của mình bởi ứng dụng đã bị cấm cửa không lâu sau khi lên kệ. Lí do Apple đưa ra là Pocket Girlfriend sử dụng quá nhiều ngôn ngữ thô tục.
Cũng liên quan đến ngôn ngữ, Ghetto Tweets là ứng dụng sử dụng các thuật toán thông minh để chuyển các dòng tweet từ ngôn ngữ thường sang tiếng lóng trước khi đăng tải lên Twitter. Một phần do ngôn ngữ Ghetto Tweets sử dụng không lành mạnh nên nó đã bị gỡ xuống.
7. Baby Shaker
Một ứng dụng vô cùng kì quặc, thậm chí có phần vô nhân đạo là Baby Shaker cũng đã vô tình lọt qua khâu kiểm duyệt của Apple và được bán ra với giá 0,99 USD. Ứng dụng kì quặc này yêu cầu người dùng lắc iPhone cho tới khi hình ảnh em bé trên iPhone xuất hiện 2 dấu “X” ở mắt. Không lâu sau đó, Baby Shaker đã bị gỡ khỏi kho ứng dụng App Store, Apple cũng đồng thời lên tiếng xin lỗi vì đã đưa ứng dụng này lên chợ ứng dụng của họ.
8. Me So Holy
Cho phép người dùng ghép ảnh mặt người bất kì vào hình các nhân vật tôn giáo, Me So Holy đã bị Apple gỡ xuống với lí do chứa các nội dung nhạy cảm liên quan đến tôn giáo. Được biết, bên cạnh Me So Holy, Apple cũng gỡ xuống rất nhiều các ứng dụng có nội dung tương tự.
9. Phone Story
Phone Story là một trò chơi mang đến cho người chơi góc nhìn về mặt xấu của quy trình sản xuất điện thoại di động. Theo khẳng định của nhà phát triển, tất cả doanh thu của Phone Story sẽ được sử dụng để ủng hộ những người đang làm trong các nhà máy sản xuất smartphone. Với ý nghĩa đầy tính nhân văn như vậy, Phone Story vẫn bị cấm khỏi App Store. Tuy nhiên, hiện trò chơi này vẫn khả dụng trên Android.
Theo Trí Thức Trẻ
Bkav không sợ bị nhà mạng chặn ứng dụng OTT Btalk
Bkav cho biết đã nghiên cứu và tìm ra giải thuật, công nghệ để lách qua nguy cơ bị nhà mạng chặn ứng dụng OTT.
Tại lễ ra mắt chính thức ứng dụng OTT miễn phí Btalk sáng nay, 16/4/2014, Bkav khẳng định chất lượng cuộc gọi của Btalk vượt trội hơn hẳn so với các ứng dụng OTT hiện có trên thị trường.
Tuy nhiên, đã có một số ý kiến hồ nghi sự khẳng định đó của Bkav. Theo luồng ý kiến này, chất lượng cuộc gọi thường phụ thuộc vào hạ tầng mạng như sóng 3G. Nếu các nhà mạng can thiệp bằng phương thức kĩ thuật như chặn ứng dụng OTT thì Btalk sẽ khó có thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Mặt khác, Btalk có thể đạt chất lượng tốt trong giai đoạn demo thí điểm bởi còn ít người dùng, đến khi số lượng người dùng tăng lên thì chất lượng cuộc gọi sẽ lại kém giống như các dịch vụ OTT khác.
Ứng dụng Btalk của Bkav trên Play Store.
Theo lãnh đạo Bkav, gần đây Viettel, VinaPhone, MobiPhone đều công bố sẽ gia nhập thị trường OTT nên không cần phải lo ngại chuyện ứng dụng OTT bị nhà mạng chặn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tử Hoàng, Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm Bkav nói: "Cách đây 5 - 6 tháng, câu chuyện OTT phụ thuộc hạ tầng mạng đã rất "nóng". Chúng ta có thể nghe đâu đó chuyện nhà mạng chặn OTT, "bóp" băng thông, chặn đường truyền, dịch vụ,... Trong quá trình phát triển Btalk, chúng tôi đã lường đến những tình huống như thế, và đã đưa ra giải thuật để lách qua việc bị nhà mạng chặn, đảm bảo cho các cuộc gọi bằng Btalk luôn được thông suốt, chất lượng tốt. Đương nhiên, cũng phải tùy thời điểm và hiện trạng việc chặn của nhà mạng thế nào để đưa ra chiến lược, chiến thuật hợp lý".
Theo công bố cụ thể hơn từ phía Bkav, giải pháp công nghệ mà Bkav đã nghiên cứu và dùng để đối phó với nguy cơ bị nhà mạng chặn dịch vụ OTT hoạt động theo phương thức peer-to-peer (mạng ngang hàng), dữ liệu từ điện thoại của hai người sử dụng dịch vụ Btalk sẽ có khả năng tìm được đường đến với nhau trực tiếp không qua 3G, giảm rất nhiều tính phụ thuộc của dịch vụ OTT vào đường truyền, đồng thời đảm bảo chất lượng cuộc gọi.
Đại diện của Bkav hơn một lần khẳng định Bkav đã có giải pháp kĩ thuật để vượt qua việc bị nhà mạng chặn ứng dụng OTT, trừ phi nhà mạng cắt hẳn dịch vụ đường truyền.
"Nếu là một cuộc chiến thì chúng tôi sẵn sàng theo đuổi cuộc chiến này. Nhưng bây giờ tôi nghĩ thời thế đã khác. Gần đây, các nhà mạng đã công bố sẽ tham gia thị trường OTT, nên tôi nghĩ vấn đề OTT phụ thuộc hạ tầng mạng không cần phải băn khoăn nhiều nữa", ông Nguyễn Tử Hoàng chia sẻ.
Như ICTnews đã đưa tin, Btalk là một ứng dụng OTT tích hợp miễn phí được Bkav đầu tư vài trăm tỉ đồng để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Các tính năng gọi điện, chat,... miễn phí hoặc tính phí được hiển thị rõ trên 1 giao diện duy nhất, rất tiện dụng cho người sử dụng. Ngoài các tính năng cơ bản như gọi điện, nhắn tin, Btalk còn cung cấp nhiều tính năng, tiện ích khác như chia sẻ file, chia sẻ ảnh, chia sẻ địa điểm kiêm luôn hướng dẫn tìm đường đi, voice chat, gửi ghi âm, chat nhóm, gọi điện nhóm,...
Bkav xác định trước mắt chưa tính đến chuyện thu lợi từ Btalk dù đã chi vài trăm tỉ đồng đầu tư cho ứng dụng này. Theo "bật mí" của Bkav, Btalk chỉ là một ứng dụng, dịch vụ trong hệ sinh thái hệ thống phần mềm, một dự án lớn hơn của Bkav.
Theo ICTnews
Google Camera tăng cường khả năng chụp ảnh cho Android KitKat Được gọi là Google Camera, ứng dụng máy ảnh mới được Google cung cấp trên Play Store chắc chắn sẽ là lựa chọn sáng giá cho những ai đang dùng Android KitKat. Theo thông báo từ Google thì Google Camera sẽ giúp cho người sử dụng điện thoại và máy tính bảng Android có thêm trải nghiệm chụp ảnh và quay phim dễ...