9 ứng dụng bất ngờ của máu (kỳ 1)
Những tác phẩm của một họa sĩ Mỹ có giá tới hàng chục nghìn USD vì ông dùng máu người để vẽ, trong khi máu của một loài ếch có thể tạo nên đột phá trong lĩnh vực ghép nội tạng.
Keo thịt
Mặc dù những hãng trong ngành công nghiệp thịt gọi chất dính để gắn các miếng thịt bò vào nhau là transglutaminase, phần lớn người dân gọi chúng bằng một tên đơn giản: keo thịt. Các nhà hang và cơ sở chế biến thịt thường có nhiều miếng thịt thừa với hình thù và kích thước đa dạng. Để khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với thực khách, họ sẽ gắn chúng vào nhau bằng một loại keo mà nếu thao thác đúng cách, bạn sẽ không thể nhận ra sự tồn tại của chúng. Người ta dùng máu bò và, đôi khi, máu lợn để sản xuất keo thịt. Tất nhiên, việc sử dụng keo thịt là vấn đề gây tranh cãi, mặc dù nó an toàn hơn nhiều so với những thứ khác, chẳng hạn như keo màu hồng.
Ảnh minh họa: extremenaturalheath.com
Nhiều người lo ngại rằng keo thịt sẽ khiến họ vi phạm những tín ngưỡng tôn giáo một cách vô thức, do người ta dùng máu lợn để sản xuất keo thịt nhưng lại không liệt kê nó trên thực đơn hay danh sách thành phần nguyên liệu. Tất nhiên, dư luận cũng đặt ra nhiều câu hỏi đối với việc dùng máu lợn, bò để sản xuất keo thịt. Một số người cảm thấy đó là cách không trung thực để tiếp thị một sản phẩm tới khách hàng.
Chất chống đông tự nhiên
Video đang HOT
Nhờ khoa học hiện đại, cấy ghép nội tạng trở nên an toàn và dễ dàng hơn so với trước đây. Cách đây không lâu, ghép tim là một việc không tưởng trên phương diện thực tiễn. Nhưng việc cấy ghép nội tạng vẫn đối mặt với nhiều hạn chế. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với những ca cấy ghép tim, ca phẫu thuật phải diễn ra trong vòng vài giờ, bởi việc bảo quản tim trong môi trường lạnh khiến nó trở thành thứ vô dụng. Vì thế các nhà nghiên cứu liên tục tìm cách để làm lạnh các bộ phận của người mà không khiến chúng mất nước (đây là nguyên nhân khiến tế bào chết bởi hiện tượng phát cước).
Ảnh minh họa: wordpress.com
Mặc dù chúng ta còn phải học hỏi nhiều thứ, đặc biệt là cách áp dụng đối với người, chúng ta vẫn có thể hy vọng về việc giải quyết vấn đề bảo quản nội tạng. Hóa ra những con ếch gỗ có một hệ thống tự nhiên cho phép chúng đưa cơ thể vào trạng thái ngừng hoạt động mỗi khi gặp thời tiết lạnh. Ếch gỗ có một loại protein đặc biệt, không tồn tại trong máu người, để điều khiển năng lực phi thường của chúng.
Về cơ bản, tế bào của con người mất nước và tách ra khỏi nhau khi chúng ở trong môi trường lạnh. Nhưng tế bào của ếch gỗ lại làm đông lạnh nước trong máu để chúng không thể thoát khỏi cơ thể. Sau đó chúng sản xuất đường để nó thay thế nước trong nhiệm vụ gắn kết các tế bào với nhau. Nếu chúng ta có thể tìm ra cách để tận dụng những protein đặc biệt của ếch gỗ để dùng trong máu người, trên phương diện lý thuyết chúng ta có thể làm lạnh nội tạng trong khoảng thời gian vô hạn, tạo nên cuộc cách mạng trong cấy ghép bộ phận cơ thể và cứu vô số sinh mạng.
Vẽ tranh
Trong quá trình vẽ tranh, Vincent Castiglia – một họa sĩ tại Brooklyn, thành phố New York, Mỹ – dường như đã hiểu giá trị của câu thành ngữ: “Máu, mồ hôi và nước mắt”. Vincent đã dùng máu của chính ông để vẽ tranh. Giống như mọi việc, ông bắt đầu với những lượng máu nhỏ. Một lần ông lấy một chút máu và phết nó lên một tranh nhỏ. Tuy nhiên, niềm đam mê của ông về các bức tranh vẽ bằng máu ngày càng lớn dần. Và một ngày nọ, niềm đam mê ấy lớn đến mức mức ông đã tạo những bức chân dung hoàn toàn bằng máu. Một số tác phẩm còn cao hơn ông.
Ảnh minh họa: blogspot.com
Vincent khẳng định ông đã dùng 30 lọ máu để vẽ một số bức chân dung. Ông thường xuyên hút máu của bản thân với khoảng 15 lọ mỗi lần. Họa sĩ nói với một phóng viên rằng thậm chí trước đây ông không quan tâm ông lấy bao nhiêu máu. Vincent nghĩ lá phổi phải của ông xẹp do tình trạng lấy máu thường xuyên. Tất nhiên, ông có động lực khá mạnh mẽ để duy trì thói quen vẽ tranh điên rồ, bởi ông có thể bán mỗi tác phẩm với giá hàng chục nghìn USD.
Theo Zing
Lai Châu: 19 người nhập viện do ngộ độc nấm rừng
Sau khoảng 30 phút ăn nấm rừng, toàn bộ 19 người đã bị ngộ độc phải cấp cứu.
Ngày 3-11, BS Đỗ Văn Giang, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết: " Khoa hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa tiếp nhận 19 trường hợp đến cấp cứu và điều trị do bị ngộ độc ăn nấm rừng tại xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ".
Trước đó, ngày 2-11, do một gia đình tại xã Sin Súi Hồ làm nhà mới nên có rất đông người đến giúp dựng nhà. Sau đó mọi người có lên rừng hái được gần 5kg nấm, gia đình đã dùng một nửa số nấm để chế biến làm thức ăn cho bữa tối.
Nhiều loại nấm rừng có độc tố rất cao, sau khi ăn phải thời gian ngắn là độc tố phát tác
Sau bữa ăn khoảng 30 phút, đồng loạt 19 người ăn nấm đều biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, trong đó có người bị nôn ra máu. Trong đêm, các nạn nhân đều được chuyển đến Khoa hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu để cấp cứu và điều trị.
Trong số những người phải nhập viện, có người cao tuổi nhất là bà Chang Thị Nu (62 tuổi) và ít tuổi nhất là bé Vàng Thị Sú mới được 24 tháng tuổi.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, truyền dịch (bù nước điện giải) và cho các nạn nhân uống than hoạt tính để khử độc.
Hiện tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định và có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn đang được các bác sĩ theo dõi và sẽ cho xuất viện nếu có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
Theo ANTD
Cách phòng, tránh phản ứng sau tiêm chủng vaccine sởi - rubella Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện đã có hơn 5 triệu trẻ em được tiêm vaccine sởi - rubella an toàn, phấn đấu đến hết tháng 2-2015 có tổng cộng 23 triệu trẻ em được tiêm vaccine này. Tuy nhiên, hiện tượng một số học sinh bị choáng, ngất sau tiêm vaccine này hay cán bộ y tế tiêm nhầm vaccine...