9 “tuyệt chiêu” lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.
Quả thực, những người phụ nữ, khi đã bước qua tuổi trung niên, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống có thể biết vô vàn thủ thuật hay ho, thông minh để giữ nhà cửa ngăn nắp.
Nếu bạn không tin, hãy đọc bài viết này ngay bây giờ nhé!
01. Cách lưu trữ ga gối
Ngoài quần áo, có rất nhiều món đồ tính theo bộ như chăn – ga – gối hay tất, găng tay,… Bạn có thừa nhận, ngay cả khi rất cẩn thận thì sau khi giặt giũ, phơi sấy và gấp gọn xong thì bạn vẫn khó tìm thấy chúng mỗi lúc cần dùng tới không?
Cá rằng bạn cũng sẽ giống tôi, nghĩ tới nghĩ lui về việc mua một thiết bị lưu trữ đặc biệt nào đó để làm điều đó nhưng không. Mẹ tôi đã chứng minh cho tôi thấy rằng, những bộ đồ có vài món như thế hoàn toàn có thể được cất giữ cùng nhau vì bản thân chúng đã có chức năng lưu trữ rồi.
Chỉ cần gấp ga trải giường và vỏ chăn thành kích thước phù hợp, sau đó lồng món đồ nhỏ vào bên trong món đồ lớn. Cuối cùng cất vào tủ là xong. Tới khi cần dùng, bạn chỉ cần nhìn thoáng qua cũng sẽ dễ thấy.
02. Tận dụng xô nhựa, chai nhựa để đựng hành lá, khoai…
Sau khi dùng xong và còn lại vỏ rỗng, bạn có thể rửa sạch, phơi khô rồi dùng chúng để đựng hành lá, hay khoai và các loại đồ khô khác…
Bạn có thể bỏ chúng vào thùng rỗng, không tốn diện tích và dễ bảo quản.
03. Tận dụng túi làm hộp đựng khăn giấy
Bạn không cần tốn tiền mua hộp khăn giấy tại nhà mà có thể dùng túi trà sữa để tự làm hộp khăn giấy. Trên thực tế, phương pháp này rất đơn giản mà vẫn mang tới hiệu quả như ý vì tính thẩm mỹ cao lại không hề tốn kém.
Chỉ cần bạn tìm được một túi trà sữa đẹp mắt thì hộp khăn giấy hoàn toàn có thể trở thành một vật trang trí nhỏ rất xinh để đặt ở nhà.
Trông rất đẹp mắt phải không nào?
04. Dùng nắp chai đựng xà phòng
Không cần phải tốn tiền mua một đĩa đựng xà phòng riêng. Một số đĩa đựng xà phòng không dễ sử dụng và rất dễ bẩn, lại chiếm diện tích lưu trữ trong phòng tắm.
Nhưng nếu bạn chưa tìm ra cách nào khác thì nhất định phải học ngay cách của mẹ tôi, đó là lấy nắp chai nước để làm hộp đựng xà phòng. Cách này có tác dụng thoát nước tốt và không tốn diện tích, lại còn hoàn toàn miễn phí nữa.
Cách này còn giúp bạn tái sử dụng tốt vỏ chai nhựa nữa đó!
Video đang HOT
05. Túi đựng trứng “thiết kế” độc bản
Nếu trứng được đặt trực tiếp vào tủ lạnh, chúng sẽ dễ đổ, lăn lóc khắp nơi, không may va chạm mạnh có thể bị vỡ. Thực tế, không cần phải mua hộp bảo quản riêng, bạn chỉ cần lấy các túi đựng (vỏ cứng một chút) rồi cuộn phần mép lại và đặt ngay ngắn trong tủ lạnh. Cách này dễ sử dụng hơn nhiều so với hộp đựng bằng nhựa và cũng rất thuận tiện để bạn lấy ra bỏ vào.
Chiếc túi đựng trà sữa dùng để làm hộp đựng giấy cũng có thể dùng để lưu trữ trứng được đó!
06. Khay đựng đồ dùng nhà bếp từ vỏ hộp đựng trái cây
Đừng vứt bỏ những khay trái cây không sử dụng. Bạn có thể sử dụng chúng làm giá đựng đồ trong bếp. Chỉ cần cắt 1/3 khay, sau đó hơ nhẹ các cạnh đã cắt để chúng bớt sắc lẹm, an toàn khi sử dụng.
Tiếp theo bạn chỉ cần dùng ốc vít để cố định trực tiếp lên cửa tủ là có thể dùng để đựng những dụng cụ nhỏ sử dụng hàng ngày. Vật dụng này lại được làm bằng chất liệu trong suốt nên không có cảm giác rẻ tiền.
07. Hộp đựng giấy/khăn lau từ vỏ hộp đựng trái cây
Khi mua trái cây, bạn đừng vứt vỏ hộp đi. Bạn có thể dùng nó để đựng giấy/khăn lau bếp, có thể dễ dàng lấy ra khi nấu ăn. Nhìn thật tiện lợi phải không?
Cách làm thực sự rất đơn giản. Bạn hãy giữ nguyên cả vỏ hộp, sau đó khoét một đường ở giữa để dễ dàng rút khăn/giấy rồi gắn lên đáy tủ bát là được.
Những chiếc hộp kiểu này có khả năng chống thấm nước và dầu ăn…
08. Tái sử dụng hộp chỉ nha khoa
Nếu một số vật dụng nhỏ không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị thất lạc khi nhìn xung quanh và không thể tìm thấy khi sử dụng. Thực tế, chúng ta có thể tận dụng hộp đựng chỉ nha khoa để đựng những vật dụng nhỏ.
Tuy nhiên, hãy nhớ dùng nhãn ghi tên món đồ đó sao cho chỉ cần nhìn thoáng qua là bạn biết được bên trong đó đựng gì.
09. Dùng vỏ chai đựng đồ khô
Sau khi uống xong chai nước khoáng, bạn có thể dùng chúng để đựng rong biển khô, mì khô, nấm và các đồ khô khác. Trên thực tế, những chai nhựa dùng một lần này không tốt cho sức khỏe nhưng miễn là chúng không chứa đầy chất lỏng như các loại gia vị gồm: Dầu, giấm hay nước tương… là được.
Hơn nữa, cách bảo quản này không những không tốn diện tích mà còn có khả năng bịt kín tốt nên không bị mốc do ẩm, đặc biệt là rất tiện lợi.
Bạn có thể xếp gọn như thế này để tăng khả năng lưu trữ trong các hộc đựng đồ và nhìn đẹp mắt hơn.
Vốn dĩ, muốn giỏi bất cứ thứ gì, chúng ta cũng cần học. Việc dọn dẹp nhà cửa cũng thế. Và nếu bạn thấy những cách trên hợp lý thì hãy thử áp dụng nhé! Kết quả đạt được vô cùng bất ngờ đó!
Cô gái tận dụng chai nước giải khát bỏ đi để trồng rau thủy canh, vừa bắt mắt vừa giảm được kha khá tiền ăn
Có những người yêu hoa, nhưng cũng có những người đam mê trồng rau. Bằng cách này, người ta cho rằng việc gieo trồng không chỉ giúp tạo ra 1 không gian xanh mát, mà còn phục vụ hữu ích cho đời sống hàng ngày.
Một cô gái Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã tận dụng những chai nước giải khát bỏ đi để trồng rau trong nước. Cách này thực sự vừa bắt mắt vừa thiết thực. Lý do chính là vì màu xanh tươi kết hợp trong những chiếc chai lọ nhựa trong suốt có thể nhìn rõ từng nhánh rễ giúp tạo ra cảm giác vô cùng thoải mái và thư giãn.
Trồng rau tại nhà giúp cô gái này tiết kiệm được thêm 1 khoản tiền cho chi phí ăn uống.
Cô gái này là một blogger ẩm thực, cô đặc biệt thích nấu những món ăn ngon tại nhà. Khu vực ban công ở nhà đang bị bỏ trống nên cô ấy đã nảy ra suy nghĩ trồng 1 vườn rau trên ban công.
Tuy nhiên, thay vì mua chậu hoa hay đất dinh dưỡng, cô lại dùng những chai nước giải khát bỏ đi để trồng rau theo phương pháp thuỷ canh, tạo ra 1 không gian mang tới cảm giác đặc biệt trong trẻo và bắt mắt! Hãy xem cô ấy làm điều đó như thế nào nhé!
Tận dụng chai nước giải khát bỏ đi để trồng rau thủy canh như thế nào?
Đầu tiên, không thể thiếu chính là chuẩn bị những chiếc chai lọ đã bỏ đi. Ngoài ra cô ấy cũng chuẩn bị một chiếc kéo, một con dao rọc giấy.
Dùng dao khoét một nửa chai, sau đó dùng kéo cắt chai thành hai phần. Tiếp theo cô ấy cắt bỏ phần giữa của thân trên chiếc chai nhựa. Theo cô gái này, chỉ cần giữ lại phần cuối có nắp là được, còn phần dưới thì không cần.
Sau đó đổ đầy nước vào nửa dưới của chai, tháo nắp ra khỏi đầu bịt và đặt vào bên trong chai như hình.
- Lựa chọn rau: Loại rau cô gái này trồng trong nước, tức là rau diếp mua về, cắt bỏ phần rễ phía dưới, để lại phần giữa, đặt lên trên rồi cho vào chai đã chuẩn bị sẵn.
Sau khi đặt vào chai chỉ cần đổ thêm nước vào là trồng được.
- Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Để các loại rau thủy canh này phát triển tốt hơn, cô gái này cũng sẽ thêm một lượng nhỏ dung dịch dinh dưỡng vào nước để bổ sung dinh dưỡng cho các loại rau này, giúp chúng phát triển nhanh và tốt hơn.
Khi bổ sung dung dịch dinh dưỡng không nên thực hiện quá sớm mà phải đợi đến khi rau phát triển tốt mới bổ sung. Nếu bổ sung quá sớm, rễ có thể bị thối còn quá muộn sẽ không có nhiều tác dụng.
- Thay nước thường xuyên: Để nước luôn trong, bạn cần thay nước thường xuyên để nước không bị đục, mất thẩm mỹ và dễ sinh vi khuẩn có hại cho cây rau. Việc thay nước thường được thực hiện 7 đến 10 ngày một lần. Bạn cũng có thể thay nước tùy theo điều kiện của mình, tức là nếu thấy chất lượng nước trở nên đục thì bạn có thể thay nước kịp thời.
1. Trồng thủy canh các loại rau khác
Sử dụng phương pháp thủy canh này, cô gái này còn trồng một số loại rau khác như hành tím. Cô ấy sẽ loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, rễ thừa và lá khô của những củ hẹ mua về rồi cho vào làm từ những chai nước giải khát bỏ đi.
Cô ấy cũng áp dụng phương pháp thủy canh trên để hành lá phát triển tốt.
Khi cần dùng để nấu ăn, chỉ cần cắt chút phần hành lá ở bên trên, còn lại để phát triển tự nhiên là được. Khi lớn đến độ cao nhất định, bạn hoàn toàn có thể cắt để nấu ăn!
Nhìn cũng rất hay ho đấy chứ!
2. Trồng bơ thủy canh
Cô gái này không chỉ trồng rau trong nước mà còn trồng bơ trong nước. Với bơ, chỉ cần sử dụng hạt bơ là được!
Đầu tiên, cô ấy sẽ gọt vỏ hạt bơ, vì lớp vỏ bên ngoài rất cứng, sau khi trồng thủy canh không dễ nảy mầm và trông rất mất thẩm mỹ.
Những hạt bơ này sau khi lột vỏ cần được rửa sạch trước khi trồng theo phương pháp thủy canh.
Phương pháp trồng bơ thủy canh cũng giống như phương pháp trồng rau thủy canh. Nghĩa là, đặt quả bơ lên phần miệng chai, để nó hút nước từ phía dưới và tiếp tục phát triển. Sau khi trồng một thời gian, quả bơ có thể nảy mầm.
Khi trồng cần chú ý thay nước và bổ sung dung dịch dinh dưỡng thường xuyên. Cây bơ lớn dần sẽ mọc ra lớp lá màu xanh mướt, nhìn vô cùng bắt mắt.
Nhìn những loại rau, cây bơ, củ hành được cô gái Tứ Xuyên trồng trong nước, có thể nói vừa bắt mắt vừa thiết thực. Nếu bạn cũng thích trồng rau thủy canh thì có thể làm theo phương pháp của cô gái này. Tôi tin bạn cũng có thể làm được những cây thủy canh bắt mắt như vậy.
Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng khiến việc giặt giũ trở nên kém hiệu quả Mẹ có biết, có những thói quen tưởng đơn giản nhưng có thể tác động đến hiệu quả giặt giũ. Điểm mặt những thói quen tưởng nhỏ mà to dưới đây, mẹ có đang mắc phải? Những chiếc máy giặt cửa trước với công nghệ hiện đại luôn là lựa chọn hàng đầu cho phòng giặt của mọi gia đình. Tuy nhiên, đầu...