9 tips hay ho cho công cuộc dưỡng môi hiệu quả
Đôi môi sẽ cảm ơn bạn khi bạn áp dụng những tips chăm sóc và trang điểm này.
Khi bạn cảm thấy môi bị khô, tuyệt đối đừng liếm môi bởi nước bọt sẽ chỉ làm môi bị khô thêm mà thôi.
Làn da môi mỏng manh cũng cần được chống nắng như bất cứ vùng da nào trên mặt, vì vậy, hãy trang bị một thỏi son dưỡng có chứa SPF.
Khi lip gloss (son bóng) của bạn bị đặc sệt và dính, thay vì dùng cọ đi kèm với thỏi son, hãy dùng chiếc cọ dành riêng cho môi. Bằng cách này, lớp son trên môi sẽ được tán đều hơn, mỏng hơn mà vẫn bóng đẹp.
Để màu son đậm lâu trôi hơn, trước khi tô son hãy dặm lên môi chút kem che khuyết điểm. Bên cạnh đó, đừng quên kẻ viền môi bằng loại chì lâu trôi để tránh tình trạng son bị lem ra bên ngoài viền môi.
Nếu bạn nổi hứng muốn tô son matte mà chưa kịp mua, hãy tô son thường lên môi rồi dặm một chút phấn mắt cùng màu lên trên.
Video đang HOT
Lăn một viên đá lạnh lên môi ngay khi vừa tô son sẽ giúp màu son lên chuẩn hơn. Tuy nhiên, đừng lăn quá lâu kẻo môi bạn sẽ bị rộp.
Khi tô son màu rực rỡ, hãy giữ cho toàn bộ phần còn lại của khuôn mặt thật đơn giản, đừng trang điểm mắt và má quá đậm nếu bạn không muốn mình trông thật lòe loẹt, đồng bóng.
Nếu muốn môi mình trông căng mọng hơn mà không muốn đụng đến son bóng, hãy tô son thường rồi dặm nhẹ chút phấn nhũ vào phần giữa môi.
Để mọi màu son bạn tô lên môi đều giữ được lâu hơn, hãy áp dụng cách sau: dặm chút phấn lên môi, tô một lớp son, dặm phấn lần nữa và kết thúc bằng lớp son thứ hai.
Theo Kenh14
Những nguy hiểm khó lường từ son môi
Lạm dụng son môi không những ảnh hưởng tới sức khoẻ mà có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
Tác giả Kevin Farrow, người viết quyển sách "Skin deep" (Hời hợt bên ngoài), nói rằng chẳng có một loai mỹ phẩm nào trên thị trường mà không có hoá chất độc hại cho người.
Các hóa chất đã được tìm thấy trong son môi có thể gây nguy hại cho sức khỏe thường là parabens, methacrylate, chì và nhiều hoá chất khác.
GS Katharine Hammond, chuyên gia về khoa học sức khỏe môi trường cho biết: "Việc tìm ra những kim loại trong son môi không phải là vấn đề, quan trọng là nồng độ các kim loại đó. Một số kim loại độc hại đang vượt quá mức độ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng trong thời gian dài".
Theo nghiên cứu do ĐH California Mỹ (UOC) vừa hoàn thành và công bố trên tờ USA Today thì các loại son môi, mỹ phẩm đánh bóng môi dùng cho phụ nữ có chứa rất nhiều kim loại nặng, đây là những hóa chất độc hại.
Trong đó: Crom là chất có thể gây ra ung thư dạ dày. Cadmium có thể được liên kết với ung thư phổi.
Chì và đồng trong son môi có thể gây ra các phản ứng với enzyme có trong dạ dày. Nó gây nên tình trạng nhiễu loạn, làm phá vỡ các hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
Son môi cũng đã được phát hiện có chứa một lượng nhất định của nhôm và mangan có thể gây ra bệnh Alzheimer ảnh hưởng rất nhiều tới bộ nhớ và hoạt động của não.
TS Ken Spaeth, Giám đốc nghề nghiệp và môi trường Trung tâm y khoa tại New York, nói: "Các kim loại này đặt ra một loạt các nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe, bao gồm cả thiệt hại cho não và dây thần kinh, thận, cũng như nhiều loại ung thư".
Theo các nhà nghiên cứu, methylparaben là một chất bảo quản được sử dụng trong nhiều mỹ phẩm. Nó gây ra bệnh ung thư và có thể phá vỡ hệ thống nội tiết. Chất này rất độc hại.
Petrochemicals: Đây là một trong những vật liệu được sử dụng làm son môi độc hại cho sức khỏe. Petrochemicals là những chất hóa học được chiết xuất từ dầu thô và khí đốt tự nhiên. Mức tiêu thụ này có thể gây ra rối loạn nội tiết, ngăn cản sự phát triển sinh sản, phát triển trí thông minh.
Trang ehow.com thì khẳng định, son môi chứa chất Propylene/Butylene Glycol (PG) mà theo Cơ quan Bảo vệ môi trường thì chất này có mặt trong thành phần của phân bón, trong nước làm mát ô tô hoặc chất chống đông. Nó có thể gây kích ứng mắt và da, phá vỡ hệ nội tiết.
Retinyl palmitate là một dạng của vitamin A và nó có thể gây độc cho phụ nữ mang thai.
Tocopheryl acetate được gọi là vitamin E acetate. Nó được tìm thấy trong nhiều sản phẩm bao gồm cả son môi. Mặc dù không rơi vào nhóm nguy hiểm cao nhưng lại dễ gây ra phản ứng như nóng rát, ngứa, phồng rộp da, làm to lỗ chân lông...
Paraphin cũng có một lượng nhỏ, nhưng thường xuyên sử dụng có thể gây hại cho men răng và gây sâu răng.
Paraben và Bismuth oxy clorua: Đây là hai thành phần độc hại khác được sử dụng trong son môi. Các tác hại của son môi là do đặc tính gây ung thư của hai thành phần này. Chúng hoạt động như chất bảo quản paraben và cũng giống như formaldehyde.
Lanolin cũng là thành phần quan trọng thường có trong son môi. Nhiều nghiên cứu cho biết chúng có thể ngấm qua da và có tính năng như một máy hút bụi, tham lam vơ về mình đủ thứ bụi bặm, phân tử rắn (kim loại, silic...), nấm mốc và các vi sinh vật dày đặc trong không khí.
Son môi chứa triclosan. Theo đó các nhà khoa học kết luận rằng chỉ cần 20 phút phơi nhiễm với triclosan cũng làm giảm 25% chức năng hoạt động của tim. Triclosan còn có liên quan đến các dị tật bẩm sinh, mất cân bằng hệ thống nội tiết tố, cản trở quá trình phát triển cơ bắp, làm yếu hệ thống miễn dịch...
Trẻ em không được phép sử dụng son môi, vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cũng nên tránh sử dụng son môi vì có thể gây hại cho thai nhi.
Theo Alobacsi
Nguyên tắc cần nhớ để bờ môi quyến rũ trong năm mới Để có bờ môi quyến rũ chị em hãy ghi nhớ mẹo nhỏ dưới đây để làm đẹp môi trong năm mới. Tẩy son môi đúng cách Tẩy son môi đúng cách không chỉ giúp bảo vệ làn môi của bạn. Tẩy son môi đúng cách không chỉ giúp bảo vệ làn môi của bạn mà còn giúp chúng luôn mềm mại và...