9 thực phẩm trị khô nẻ môi mùa lạnh
Mùa lạnh, không khí hanh khô chính là nguyên nhân làm mất đi độ ẩm của da và làm cho đôi môi dễ bị khô nứt. Việc này không chỉ gây khó chịu mà còn làm cho bạn cảm thấy kém tự tin với nụ cười của mình. Bạn hoàn toàn có thể tạm biệt đôi môi nứt nẻ, thô ráp bằng những cách vô cùng đơn giản.
1. Mỡ từ ngỗng hoặc vịt
Ngày xưa người ta thường dùng mỡ từ ngỗng, vịt để làm mềm môi. Và đó cũng là một liệu pháp rất tuyệt vời để chống môi nẻ. Thường xuyên bôi chúng cho đến khi môi bạn không còn nứt nẻ nữa.
2. Nước
Uống nhiều nước càng tốt, nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô. Nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng nếu làm việc dưới máy điều hòa nhiệt đ. Ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da trong mùa khô hanh. Hạn chế một số đồ ăn có thể gây khô, nứt môi như hạt tiêu, ớt…
3. Dưa chuột
Dưa chuột không chỉ có tác dụng dưỡng da mà nó còn có thể chữa trị chứng nẻ môi mãn tính cực kì hiệu quả. Nếu bạn bị nẻ môi mãn tính hoặc nẻ môi nghiêm trọng, bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột và chà nhẹ chúng lên môi để những tinh thể nước trong dưa chuột có thể thấm sâu vào làn môi của bạn. Để như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch môi lại bằng nước ấm, bạn sẽ có một bờ môi mềm mại và không hề nứt nẻ nữa. Chăm chỉ thực hiện theo cách này vài lần mỗi ngày, bạn sẽ giúp làm môi của mình sáng mịn và hồng đẹp tự nhiên.
4. Cánh hoa hồng tươi
Hoa hồng được coi là thần dược chăm sóc sắc đẹp, trong đó có cả tác dụng phòng và chống nẻ môi. Cánh hoa hồng giúp dưỡng ẩm cho đôi môi khô nẻ đồng thời giúp làn môi thêm tươi tắn và hồng hào.
Những gì bạn cần làm là chọn lựa những cánh hoa hồng thật tươi, rửa sạch và ngâm trong lượng sữa tươi vừa xâm xấp cánh hoa trong khoảng vài giờ. Sau đó, bạn hãy dùng thìa miết nhẹ để cánh hoa hồng tan nhuyễn trong sữa tạo thành hỗn hợp dẻo quánh. Bảo quản hỗn hợp trong lọ thủy tinh kín ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần bôi một chút hỗn hợp này lên môi, môi bạn sẽ đẹp và căng mịn tự nhiên như cánh hoa hồng, không còn khô nẻ nữa.
5. Đường
Nhiều người có thói quen tẩy tế bào chết cho da mặt và cơ thể nhưng lại bỏ qua đôi môi của mình. Nếu bạn là một trong số đó, hãy thay đổi thỏi quen này bằng cách sử dụng đường để tẩy tế bào chết cho môi, giúp môi luôn mịn màng và quyến rũ.
Video đang HOT
Chỉ cần trộn hai muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê mật ong, bạn sẽ có loại kem tẩy tế bào da chết hoàn hảo mà lại an toàn cho đôi môi của mình. Bôi hỗn hợp lên môi, mát xa nhẹ nhàng và để trong khoảng 5 phút, bạn sẽ loại bỏ được những lớp tế bào chết cũng như những vảy da nứt nẻ bong tróc trên môi mình. Cuối cùng, bạn chỉ cần rủa sạch bằng nước ấm và bôi một chút dầu ô liu và ngắm nhìn làn môi xinh của mình mà thôi.
6. Mật ong
Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện.
Thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần. Hoặc bạn cũng có thể thoa một lớp mật ong trước khi đi ngủ cũng sẽ có tác dụng hữu hiệu làm đôi môi khô trở nên mềm mại.
7. Dầu dừa
Dầu dừa là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt, dầu thầu dầu.
8. Dầu ăn
Làm sạch môi, sau đó thoa đều một lớp dầu ăn. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
9. Lô hội
Dùng nước ép lô hội thoa đều lên môi. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạn cũng có thể ép 1 chén nước cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, tối đa là 3 ngày bạn nên thay nước để tránh nước lô hội bị biến đổi thành phần.
Một số lưu ý giúp môi không bị khô nẻ
Tránh đi ra ngoài khi thời tiết khô hanh và gió mùa. Tuy nhiên nếu bạn buộc phải ra ngoài vì công việc thì nên sử dụng tinh dầu tự nhiên để bảo vệ làn môi khỏi môi trường khắc nghiệt này.
Không liếm môi hoặc bóc da môi
Nhiều người cho rằng mùa lạnh, môi bị khô, bong tróc nên nên liếm môi thường xuyên hoặc bóc đi lớp da môi đó để môi hết khô hoặc có lớp da môi mới đẹp hơn. Nhưng chính sự liếm môi đó làm cho môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ làm mất đi lớp ẩm trên môi, làm cho chúng càng trở nên khô hơn. Việc bóc da môi sẽ có nguy cơ làm cho môi của bạn bị chảy máu và gây tổn thương môi vì mất đi lớp bảo vệ. Vì thế, để tránh nứt môi, khô môi thì không nên liếm môi hoặc bóc da môi.
Chọn son môi
Son môi chính là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu mang lại cho bạn 1 đôi môi khô và nứt nẻ. Vì vậy, hãy nhờ nhân viên tư vấn để chọn được những loại son giàu vitamin E và có chứa kem chống nắng dành riêng cho mùa đông. Đặc biệt, khi mà đôi môi của bạn vẫn chưa được “chữa trị” kịp thời, hãy tạm bỏ qua những loại son bóng vì chúng chính là tác nhân nguy hiểm nhất “tố cáo” đôi môi nứt nẻ.
Tô son đúng cách
Bạn nên chọn loại son có kết cấu dạng kem hoặc son nước hơn là dạng thỏi để có được hiệu ứng lâu dài và đảm bảo đôi môi của bạn thật mềm mại và gợi cảm. Bên cạnh đó, những loại son này phải đảm bảo có hàm lượng mỡ và dầu cao hơn.
Khi đánh son, bạn không nên thoa son trực tiếp lên môi vì việc này sẽ khiến hóa chất của mỹ phẩm tác động thẳng lên da, gây thâm và khô rất nhanh. Thay vào đó, bạn nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ.
Theo VNE
Một số bệnh dễ mắc vào mùa lạnh
Virus cúm lưu hành mạnh vào mùa đông và bệnh cảnh thường diễn biến nặng hơn. Bất kể ai cũng có thể mắc bệnh, thậm chí là người hoàn toàn khỏe mạnh có thể cần chăm sóc y tế.
1. Cúm
Phó giáo sư Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu mùa cúm đến nay khoảng 4 ca phải chuyển đến khoa điều trị bởi những biến chứng nguy hiểm, như: viêm phổi, suy đa tạng... và đều là những người trẻ, khỏe.
Bệnh biểu hiện thường là hắt hơi, sổ mũi, ho khan, đau họng, đau mỏi người, nếu không có bội nhiễm và biến chứng bất thường thì có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, sau 2-3 ngày không đỡ, thấy nặng lên, khó thở thì người bệnh phải đến cơ sở y tế để được điều trị, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Một số nhóm nguy cơ cao khi mắc cúm dễ trở nặng như: người già, trẻ nhỏ, thai phụ, người mắc bệnh mãn tính.
Bệnh cúm vào mùa đông thường diễn biến nặng hơn. Ảnh: N.P.
Cúm do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng (hạ sốt, giảm ho, hắt hơi...). Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh vì không hề có tác dụng, người lại càng mệt mỏi hơn.
Để phòng bệnh, cách tốt nhất là tiêm văcxin cúm mùa trước mùa cúm xảy ra. Bên cạnh đó, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Hạn chế tiếp xúc người nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Thường xuyên mở cửa thông thoáng phòng, lau chùi đồ vật, dụng cụ bằng các nước sát khuẩn thông thường, tăng cường nâng cao thể trạng bằng hoạt động thể dục thể thao.
2. Tiêu chảy mùa đông
Thường gặp vào mùa đông nên tiêu chảy do rotavirus còn được gọi là tiêu chảy mùa đông. Đây là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 đến 24 tháng. Thông thường trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé cũng có thể ho, sốt.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đây là bệnh thông thường, kéo dài 3-7 ngày, điều quan trọng là bù dịch, nước bằng oresol và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, thực tế một số cha mẹ không tuân thủ đúng hướng dẫn (pha tỷ lệ không đúng - đặc hoặc loãng quá, uống không đủ liều...) dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
Để phòng bệnh, cha mẹ nên đưa con đi uống văcxin. Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm rotavirus qua đường tiêu hóa từ thức ăn, thức uống, đồ vật nhiễm bẩn. Vì thế, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi cầm thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ, người giữ trẻ cũng giữ tay sạch sẽ. Còn nếu thấy trẻ mệt quá, không ăn uống gì, không chơi, nằm li bì thì nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.
3. Bệnh da
Theo bác sĩ Vũ Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, thời tiết mùa đông ở miền Bắc thường lạnh kèm theo hanh khô vì thế số người mắc các bệnh về da theo đó tăng lên. Trong đó hay gặp nhất là bệnh viêm da cơ địa bàn tay, bàn chân hay á sừng. Biểu hiện da tay, chân bị khô, nứt nẻ, bong vảy, thường xuất hiện ở đầu ngón sau đó lan dần hết cả bàn. Bên cạnh đó còn phải kể đến các bệnh như: viêm môi do lạnh, viêm da tiếp xúc dị ứng do lạnh ở mặt, viêm da cơ địa chung.
Phòng bệnh, điều quan trọng là giữ ấm cơ thể; sử dụng kem dưỡng làm ẩm da phù hợp với từng vị trí da: môi, mặt, tay, chân, cơ thể. Trong trường hợp bôi kem dưỡng không hiệu quả thì nên kết hợp thuốc bôi đặc trị. Ngoài ra, cần ăn uống nhiều vitamin, khoáng chất; tránh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, xà phòng; tắm nước ấm, không tắm nóng quá, dễ gây ngứa.
Nếu đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách nhưng vẫn không đỡ thì cần đến các phòng khám da liễu khám kịp thời.
Theo VNE
Những sai lầm cần tránh khi bổ sung dinh dưỡng vào mùa lạnh Mùa đông, thời tiết lạnh nên nhiều người có thói quen bổ sung rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Chăm sóc sức khỏe là mục tiêu quan trọng nhưng nếu không bổ sung đúng cách sẽ nguy hại đến sức khỏe. Dưới đây là những lỗi thường gặp trong việc bổ sung chất dinh dưỡng trong mùa lạnh: 1. Bổ sung...