9 thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
Chuối, xoài, táo, việt quất, tỏi là những thực phẩm người bị cao huyết áp nên ăn để cải thiện sức khỏe.
Huyết áp là lực đẩy sinh ra do sự tuần hoàn của máu trong các mao mạch. Một người trưởng thành có huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Bất kỳ độ lệch nào (lên hoặc xuống) so với mức này đều không tốt cho sức khỏe.
Huyết áp cao là vấn đề phổ biến và được xem là kẻ hại chết người thầm lặng vì không có triệu chứng trong nhiều năm nhưng gây biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Ngay cả khi không có triệu chứng, người bị tăng huyết áp cũng bị tổn thương mạch máu và các cơ quan, đặc biệt là tim, não, mắt, thận.
Các nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn giàu kali, chất xơ, magie, ít natri có thể cải thiện và kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp.
Xoài
Đây là loại quả giàu chất xơ và beta-carotene. Cả hai đều được xem là chất hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra người bị tăng huyết áp nếu bổ sung thực phẩm giàu beta-carotene vào chế độ ăn sẽ giúp điều hòa chỉ số này một cách tự nhiên và an toàn.
Xoài giàu vitamin A, các chất chống oxy hóa zeaxanthin và lutein, giúp bảo vệ mắt khỏi các sóng ánh sáng năng lượng cao như tia cực tím. Vitamin B6 trong xoài kích thích não bộ và duy trì chức năng ghi nhớ, cải thiện sự tập trung và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Táo
Những ai đang vật lộn cùng chỉ số lên xuống của huyết áp nên bổ sung táo vào khẩu phần ăn hàng ngày. Quercetin, hợp chất được tìm thấy trong loại quả này, có tác dụng hạ huyết áp an toàn.
Các chất chống oxy hóa trong táo cũng giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh cao huyết áp trong tương lai.
Người bị cao huyết áp nên bổ sung các loại quả chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa như xoài, táo, bưởi… trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Freepik.
Bưởi
Video đang HOT
Một trái bưởi cung cấp lượng lycopene và vitamin C dồi dào, tốt cho việc hạ huyết áp. Trong loại quả này cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hợp chất thực vật và đã được chứng minh mang lại hiệu quả giảm cân
Nếu mỗi ngày bạn ăn một trái bưởi, lượng cholesterol và triglycerid trong cơ thể sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt, bưởi đào tốt cho tim mạch vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Trái bưởi cũng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cho người bị tiểu đường, hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và sắt để chúng ta có bộ xương chắc khỏe.
Quả việt quất và quả mọng
Việt quất, dâu tây chứa các hợp chất chống oxy hóa là anthocyanins. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc phân tích trên 34.000 người bị tăng huyết áp. Họ phát hiện nhóm có lượng anthocyanin cao – chủ yếu được cung cấp từ việt quyết và dâu tây – giảm 8% nguy cơ bị cao huyết áp so với những người còn lại.
Resveratrol trong việt quất cũng là chất điều hòa huyết áp tự nhiên, an toàn. Loại quả này cũng rất tốt cho người bị tiểu đường và các vấn đề tim mạch khác.
Tỏi
Trong Đông y, tỏi là phương thuốc tự nhiên có tác dụng kháng sinh và diệt trừ nấm. Thành phần chính của tỏi là alliin. Khi tép tỏi được nghiền nát hoặc cắt nhau, nó giải phóng ra một loại enzyme được gọi là alliinase. Alliin và alliinase tương tác với nhau và tạo thành allicin, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số nghiên cứu chỉ ra tỏi kích thích sản xuất oxit nitric trong cơ thể, giúp cơ thư giãn, giảm áp lực của mạch máu. Ăn nhiều tỏi được cho là giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Tỏi vừa là gia vị, vừa là vị thuốc tự nhiên có nhiều tác dụng. Ảnh: Freepik.
Đây là món khoái khẩu của nhiều người, nhất là khi nó có tác dụng giải khát hiệu quả. Dưa hấu chứa axit amin là citrulline, giúp kiểm soát chỉ số huyết áp trong cơ thể.
Citrulline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric, thư giãn các mạch máu, cải thiện tính linh hoạt của động mạch từ đó giảm tình trạng cao huyết áp.
Trong một nghiên cứu, người lớn bị béo phì, tiền cao huyết áp uống chiết xuất dưa hấu mang lại hiệu quả giảm chỉ số này ở mắt cá nhân và động mạch cánh tay.
Ớt chuông
Nhiều người không thích ăn loại thực phẩm này vì mùi hăng của nó. Tuy nhiên, ăn ớt chuông hàng ngày giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Trong mỗi trái ớt chuông có chứa nguồn vitamin C dồi dào và được chứng minh giúp cải thiện chức năng tim mạch, giảm huyết áp. Ớt chuông đỏ chứa nhiều chất phytochemical và carotenoid, đặc biệt là beta-carotene, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
Đây không chỉ là thực phẩm đa năng, dễ chế biến mà còn chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chất xơ và kali trong cà rốt giúp kiểm soát huyết áp.
Nó cũng rất giàu vitamin C và beta-carotene, tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi già. Hợp chất falcarinol trong cà rốt còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư ở người như gan, phổi và đại tràng.
Chuối
Mỗi trái chuối là nguồn cấp kali, khoáng chất dồi dào. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, kali trong chuối giúp giảm tác động của natri và hạ căng thẳng trong thành mạch máu.
Chuối có rất nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngoài ra nó còn là một thực phẩm để tăng hàm lượng magie, kali, viatmin C và vitamin B6.
Đây cũng là chất chống trầm cảm tự nhiên nhờ hàm lượng cao tryptophan. Chúng được chuyển đổi thành serotonin – chất dẫn truyền thần kinh – có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, mang lại cảm giác hạnh phúc cho con người.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp, muối, caffein, rượu là “sát thủ” khiến người bệnh trầm trọng hơn. Cao huyết áp là tình trạng có thể cải thiện nhờ ăn uống và tập luyện. Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm, chúng ta nên duy trì lối sống xanh, sạch, khỏe từ bên trong.
Sử dụng trà tâm sen như thế nào để tăng cường sức khỏe?
Từ xưa đến nay, trà tâm sen vốn được coi như một vị thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe hiệu quả nhờ những giá trị dinh dưỡng vượt trội không ngờ.
Tổng quan về tác dụng của trà tâm sen
Trà tâm sen được pha chế bởi các hạt tâm sen (tim sen), là phần mầm xanh nằm bên trong hạt sen. Trong trà tâm sen có chứa các chất như nelumbin, nuciferin, liensinine, asparagin, có tác dụng an thần, tạo cảm giác thoải mái và cân bằng cho cơ thể, giúp cải thiện chứng mất ngủ, cho người sử dụng giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Ngoài ra, thành phần asparagine có trong tâm sen có tác dụng hạ huyết áp, hỗ trợ tốt cho người bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp cũng như những biến chứng sức khỏe do tình trạng huyết áp cao gây ra.
Sử dụng trà tâm sen có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, tăng cường lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhịp tim...
Đồng thời loại trà này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt hỗ trợ tốt cho những người bị ngứa ngáy, mụn nhọt, rôm sảy do nóng trong người.
Sử dụng trà tâm sen đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe. Nguồn: MeteoWeb.
Cách sử dụng trà tâm sen đạt hiệu quả cao
Để giúp an thần, thư giãn:
Dược tính trong trà tâm sen rất mạnh, nhờ đó nó có thể làm mát, hạ nhiệt cho cơ thể trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trà tâm sen là sản phẩm có tính an thần, chính vì thế, chúng ta chỉ nên sử dụng với liều lượng thấp (khoảng 5-10g), đồng thời kết hợp sử dụng tim sen với các loại thảo dược khác như mật ong, kỷ tử, hoa cúc,...
Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa hai tách trà tâm sen để bảo vệ sức khỏe. Lưu ý không nên uống trà khi đói.
Để chữa mất ngủ:
Nên uống nước trà tâm sen sau khi ăn tối khoảng 1- 2 giờ. Việc sử dụng trà tâm sen vào thời điểm này sẽ giúp trí não của bạn được thư giãn, cân bằng và đi vào cơ thể một cách dễ dàng. Điều này sẽ mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Mặc dù được coi là vị thuốc thần dược đối với sức khỏe, nhưng chúng ta không nên lạm dụng uống quá nhiều trà tâm sen bởi nó sẽ gây hại cho cơ thể. Lượng sử dụng an toàn cho một ngày không quá 20g.
Nếu lạm dụng sử dụng trà tâm sen trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, suy tim, ức chế thần kinh, rối loạn lo âu,...
Những điều cần biết về khám sức khỏe định kỳ Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh những giải pháp dự phòng, điều trị sớm, đem lại hiệu quả cao. Ý thức được tầm quan trọng này, nhiều người dân đã chủ động tìm đến cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ. Nhân viên y tế...