9 thực phẩm kỵ ăn chung với mật ong
Mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại nếu dùng sai cách.
Mật ong ngọt thơm, vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm. Ảnh: zastavki.
Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm cơ thể có thể bị ngộ độc, dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là những thực phẩm cần tránh khi sử dụng mật ong:
1. Cá chép
Bà nội trợ nấu ăn mà kết hợp hai thứ này với nhau có thể sẽ khiến người thưởng thức bị trúng độc. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
2. Cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành, chúng ta vẫn ăn hằng ngày, còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
3. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành không nên pha chung với mật ong. Ảnh: Hà Linh.
Video đang HOT
Trong đậu phụ (tàu hũ) thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong có thể nhanh hơn.
4. Nước đun sôi
Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
5. Hẹ
Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú, tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.
6. Thì là
Kết hợp hai thứ này với nhau dễ gây tổn thương gan, sưng đau mắt đỏ.
7. Cua
Sau khi ăn canh cua ít nhất 3 tiếng thì bạn mới nên dùng mật ong. Ảnh: Út Liên.
Cua tính hàn, nếu sau khi ăn cua mà bạn uống mật ong sẽ gây kích thích đường ruột và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc.
8. Cá diếc
Cá diếc kỵ mật ong vì nếu ăn chung cá diếc với mật ong sẽ làm trúng độc kim loại nặng, hậu quả rất nghiêm trọng.
9. Hành
Hành kết hợp với các món có chung mật ong cũng có thể gây tiêu chảy. Mật ong có tác dụng thanh nhiệt; trong hành chứa nhiều chất, gặp axit hữu cơ và enzyme trong mật ong, sẽ sinh ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có độc và kích thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.
Mimi tổng hợp
Theo VNE
Cách xử lý khi bị ngộ độc
Với những xử trí nhanh nhẹn, kịp thời cho người thân khi bị ngộ độc do thực phẩm, uống thuốc... bạn sẽ hạn chế được tình trạng nguy hiểm của họ.
Ngoáy tay vào họng để gây nôn, khi bị bị ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết (ảnh internet)
Dấu hiệu chung: gồm đau bụng quằn quại, tiêu chảy, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, sốt nóng, đau rát họng, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, co giật, thậm chí trụy mạch, tổn thương não gây tử vong. Tùy theo loại ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau khi ăn uống hoặc một-hai ngày sau mới có biểu hiện.
Ngộ độc thực phẩm
Xử lý: gây nôn ngay cho người bị ngộ độc càng nhiều càng tốt để đẩy hết thực phẩm độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi ngoáy tay sạch vào họng hoặc uống một ly nước muối pha loãng, dùng tay đặt vào lưỡi để người bệnh nôn ra.
Khi đã hết nôn, pha bốn muỗng cà phê đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào một lít nước cho người bệnh uống để không bị mất nước. Đừng vội cho nạn nhân ăn trở lại, mà nên ngưng trong vài giờ cho cơ thể ổn định.
Hóa chất gia dụng (xà phòng, nước lau nhà, thuốc trừ sâu... thường gặp nhất ở trẻ em).
Xử lý: một số trường hợp tuyệt đối không được gây nôn, bởi hóa chất gia dụng có tính axit và kiềm hóa cao, dễ gây bào mòn niêm mạc họng, mũi. Nếu bé có triệu chứng đau họng thì cho bé uống nước rồi sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
Ngộ độc rượu
Xử lý: đưa người bị ngộ độc vào chỗ kín gió, đắp mền mỏng để giữ nhiệt. Tuyệt đối không lau mặt hoặc tắm bằng nước lạnh khiến cho người bị ngộ độc mất thân nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Nên đặt người bị ngộ độc ngồi trên ghế, nếu mệt hơn có thể cho nằm, nhưng nên để đầu nghiêng sang một bên nhằm ngăn ngừa việc họ nuốt lại chất nôn vào phổi gây viêm phổi và tử vong. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, bạn nên giúp gây nôn để họ thải bớt rượu ra ngoài, nếu nặng hơn thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
Ngộ độc thuốc
Thường gặp là ngộ độc paracetamol hoặc nhầm thuốc, hoặc uống quá liều.
Xử lý: không được tự xử lý ở nhà mà khẩn cấp đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ điều trị kịp thời.
Theo TNO
Chống đầy hơi kéo dài Đầy hơi thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Để giữ bụng "xẹp" mỗi ngày, bạn có thể thực hiện theo những lời khuyên sau của các chuyên gia sức khỏe, được đăng trên fitnessmagazine.com. Tập thể dục đều đặn cũng giúp ngừa đầy hơi - Ảnh: Shutterstock Giảm thiểu nạp vào cơ thể sodium. Lựa chọn thực...