9 thói quen xấu làm môi bị nứt nẻ
Những thói quen tưởng chừng như vô hại như: liếm môi, bứt da khô ở môi, cắn môi, rửa mặt bằng nước nóng… Tuy nhiên đây lại là những thói xấu khiến môi bạn bị nứt nẻ chảy máu nhiều hơn .
1. Cắn môi
Cắn môi thường là thói quen của không ít người khi căng thẳng. Việc cắn môi sẽ khiến cho nước bọt dễ dàng tiếp cận làm khô bề mặt làn da trên đôi môi. Chưa kể hành động này có thể sẽ khiến da môi bị tổn thương.
2. Dùng lưỡi liếm môi
Nhiều người thường có thói quen dùng lưỡi liếm môi, tuy nhiên điều này sẽ khiến môi khô càng khô hơn. Vì trong nước bọt có chứa men tinh bột, tương đối dính. Nước bọt dính lên môi thì giống như thoa lớp hồ mỏng lên môi. Khi nước bọt bốc hơi hết, môi sẽ càng khô và càng dễ bị nẻ hơn. Thêm nữa, môi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trên môi có dính bụi và mầm bệnh, dùng lưỡi liếm sẽ mất vệ sinh và dễ sinh bệnh.
3. Bóc da khô ở môi
Đôi môi của bạn thường bị bong tróc gây cảm giác khó chịu khi thời tiết lạnh. Nhiều chị em thường có thói quen lấy tay bứt những mảnh da ở trên môi. Nhưng chính điều này làm cho môi của bạn bị khô hơn, ở những chỗ bứt dễ bị chảy máu và bị viêm rất nguy hiểm.
4. Thở bằng miệng
Video đang HOT
Thở bằng miệng lượng cacbon từ trong cơ thể sẽ không được lọc sạch và phủ lên đôi môi tương tự như sự tác động tiêu cực của môi trường. Vì thế mà đôi môi cũng nhanh chóng bị khô. Bạn nên từ bỏ thói quen này nếu có hoặc tìm cho mình môt loại thuốc thông mũi để điều khiển cho hơi thở đi đúng đường.
5. Dùng mỹ phẩm son môi kém chất lượng
Những mỹ phẩm son môi kém chất lượng thường chứa nhiều chì, cồn và chưa được loại bỏ những tạp chất. Vì thế, bạn nên chọn mua cho mình một loại mỹ phẩm uy tín. Đồng thời không nên dùng những mỹ phẩm rẻ tiền.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến bạn ngại động đến nước. Bên cạnh đó, việc ít đổ mồ hôi vào mùa này nên ít khi cảm thấy khát, vì thế mà việc uống nước cũng dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi được cung câp đây đu lương nươc thiêt yêu, đôi môi mới có được vẻ căng min, tươi tre, đồng thời cũng chậm lão hóa va tránh được tình trạng khô nẻ.
7. Rửa mặt bằng nước nóng
Rửa mặt bằng nước nóng chính là tác nhân chính lấy hết độ ẩm trên da của bạn, gây ra tình trạng da khô, bong tróc. Thay vào đó, nước hơi ấm hoặc tốt hơn hết là nước lạnh sẽ bảo vệ da và môi của bạn tốt hơn hẳn.
8. Đánh son nổi lên những đôi môi khô tróc nứt nẻ
Bạn không nên đánh son khi đôi môi đang bị khô tróc nứt nè vì những vết nứt nẻ trên môi một cách rõ rệt, khiến đôi môi trở nên xấu đi. Thậm chí, son tiếp xúc trực tiếp với làn môi mỏng manh của bạn nên chúng chính là tác nhân khiến môi bạn bị khô, nứt nẻ và thâm đi nếu dùng loại son chất lượng kém.
9. Không đeo khẩu trang khi ra đường
Không đeo khẩu trang khi đi ra đường không chỉ khiến cho môi bị ảnh hưởng từ tia cực tím, mà nghiêm trọng hơn, nó còn tạo điều kiện cho các bụi bẩn, gió bấc và sương muối làm hại tới đôi môi của bạn. Do đó, khi ra ngoài đường, bất kể trời có nắng hay không, các bạn vẫn nên đeo khẩu trang để giúp đôi môi được bảo vệ an toàn.
Theo PNKV
Thói quen phổ biến khiến đa số người Việt bị sỏi thận
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh sỏi thận gia tăng rất nhanh so với con số thống kê của những năm trước.
Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.
Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 - 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em.
Sỏi thận thường hình thành một cách từ từ trong một thời gian dài, tương đối lặng lẽ nên hầu hết bệnh nhân đều không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hoặc trôi ra ngoài theo nước tiểu thì người bệnh mới biết.
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến hiện nay. Đặc biệt, tại Việt Nam, số người mắc bệnh sỏi thận gia tăng rất nhanh so với con số thống kê của những năm trước. Ngay cả nhóm đối tượng ít mắc sỏi thận như nữ giới thì gần đây số bệnh nhân thuộc nhóm này cũng tăng.
Sở dĩ người Việt hay mắc sỏi thận là do có có nhiều điểm tương đồng trong thói quen sinh hoạt như:
- Lười uống nước, uống không đủ nước: Nhiều người thường rất lười uống nước và chỉ uống khi khát nên cơ thể không được bổ sung nước kịp thời để loại bỏ tạp chất.
Đặc biệt sau khi lao động nặng, khi hoạt động mạnh mà không được bổ sung nước thì cơ thể thiếu nước trầm trọng. Đây là điều kiện thuận lợi để sỏi thận hình thành.
- Hay nhịn tiểu: Đi tiểu chính là cơ hội để cơ thể loại bỏ tạp chất nhưng những người nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến tạp chất có thời gian lắng đọng lại trong cơ thể và kết thành sỏi.
- Uống nhiều rượu bia: Việc uống nhiều rượu bia khiến cho nước tiểu có nhiều tạp chất mang tính axit tạo ra phản ứng kết tủa trong thận.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa oxalat như mì ăn liền, rau dền, rau muống, bạc hà...: Oxalate là chất gây sỏi thận.
- Lạm dụng thuốc sủi bọt như thuốc đa sinh tố, thuốc cảm: Phụ gia của thuốc là đòn bẩy cho phản ứng kết tủa trên đường tiết niệu.
- Dùng thuốc canxi liều cao: Uống quá nhiều canxi hoặc dùng canxi ở liều cao khiến chất vôi thừa trong cơ thể không đào thải kịp, kết tủa lại thành sỏi thận.
- Ăn đồ ngọt vào buổi tối: Đặc biệt ở nam giới, khiến chức năng bài tiết của thận bị xáo trộn.
Theo Khoevadep
Thói quen không ngờ khiến răng trẻ mọc lệch Những thói quen tưởng chừng như vô hại này lại khiến răng trẻ mọc không đều ngay từ khi thay răng. Thói quen mút tay. Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy...