9 thời điểm không nên tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh giúp da trẻ được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể.
Việc này có lợi cho các cơ quan trong cơ thể của con như hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của trẻ.
Vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh là việc nên làm. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý những thời điểm sau thì không nên tắm cho bé.
Tuy nhiên, không phải thời điểm nào tắm cho bé cũng thích hợp. Có 9 thời điểm cấm kị, cha mẹ nên tham khảo.
1. Không tắm cho trẻ khi con đang nôn mửa, tiêu chảy
Khi trẻ đang bị nôn, hoặc tiêu chảy, việc mẹ tắm ngay cho con có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn. Vì thế mẹ hãy đợi con ổn định sức khỏe, thay quần áo cho bé và chỉ lau sơ người cho con bằng nước ấm. Hãy để bé nghỉ ngơi cho đến khi con hết bệnh.
2. Sau khi con vừa tiêm chủng
Khi con vừa tiêm xong, vị trí tiêm của bé rất nhạy cảm, rất dễ nhiễm trùng nếu gặp nguồn nước không sạch. Chỉ một chút lơ là, mẹ có thể khiến con bị vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Vì thế mọi người hạn chế tắm cho bé sơ sinh sau khi bé vừa tiêm chủng xong nhé!
Video đang HOT
3. Khi trẻ vừa ăn no
Khi con vừa ăn xong, mẹ hãy đợi ít nhất 1 tiếng hãy tắm cho bé. Hãy để cho con có thời gian tiêu hóa thức ăn. Việc tắm ngay có thể khiến mạch máu của trẻ bị giãn nở, tác động tiêu cực đến việc hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, tình trạng nôn mửa cũng rất dễ xảy ra do dạ dày bị tác động khi tắm.
4. Da của bé bị thương nặng
Phần da bị trầy xước của trẻ rất dễ nhiễm trùng nếu gặp nguồn nước không sạch. Vì thế khi con bị thương, mẹ hãy chú ý khi tắm cho trẻ. Các vết thương như chốc lở, mụn, nhọt, xước hay bỏng trên người bé cần được hạn chế tiếp xúc với nước.
5. Khi trẻ đang sốt cao
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi con sốt cao, việc tắm cho trẻ với làn nước mát sẽ giúp cho cơ thể con nhanh chóng hạ nhiệt. Việc này hoàn toàn sai lầm. Trường hợp bé sốt quá cao, việc tắm táp có thể làm bé ớn lạnh, co giật, thân nhiệt càng tăng cao.
Sau khi hết sốt, tắm quá sớm cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi lúc này sức đề kháng của con kém, bé dễ nhiễm phong hàn, tái sốt, đau bụng… Tốt nhất mẹ hãy để con bình phục hoàn toàn. Chỉ nên lau người bằng nước ấm cho trẻ.
6. Trẻ sinh non, nhẹ cân
Bé sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg) đều có cơ thể mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường…
Với những bé này mẹ cần cẩn thật trong việc tắm. Nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp là 26 – 28 độ C, nước tắm của bé vào khoảng 40 – 42 độ C.
7. Khi tâm trạng trẻ đang không tốt
Khi con đang có cảm xúc tiêu cực, việc ép trẻ đi tắm sẽ khiến bé phản kháng mạnh hơn. Tốt nhất mẹ nên an ủi, hỏi han chúng trước, đợi cho con ổn định lại tâm lý rồi, hãy đưa trẻ đi tắm. Hãy để mỗi lần đi tắm là một trải nghiệm vui vẻ và dễ chịu nhé.
8. Khi con vừa ngủ dậy
Khi bé vừa ngủ dậy, con còn ngái ngủ, chưa sẵn sàng cho việc tắm. Vì vậy mẹ hãy để cho bé tỉnh ngủ, vui chơi một lúc rồi hãy tắm cho con nhé.
9. Con vừa vận động ra mồ hôi
Khi trẻ vừa vận động xong, con có thể bị ra mồ hôi, lúc này lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát nhiệt. Việc tắm cho con lúc này có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt. Cách tốt nhất hãy để con nghỉ ngơi, cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi mới tắm.
Để đảm bảo sức khỏe cho con, để con lớn lên an toàn và khỏe mạnh nhất, mẹ hãy luôn để ý từ những điều nhỏ bé nhất nhé.
Những trường hợp nào nghi ngờ trẻ mắc bệnh do Adenovirus?
Trong thời điểm giao mùa hiện nay, có nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành, đặc biệt nhiều bệnh có những triệu chứng giống nhau.
Vậy những trường hợp nào cha mẹ nên nghĩ đến con mắc bệnh do Adenovirus?
Trẻ nhập viện do nhiễm Adenovirus. Ảnh: PV
TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau họng, soi họng thấy có 2 amidal sưng to, kèm kết mạc mắt đỏ, ho... nhất là ở trong vùng có nhiều người đang mắc Adenovirus thì khả năng cao trẻ mắc Adenovirus. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định xem trẻ có nhiễm Adenovirus hay không để có biện pháp điều trị kịp thời.
TS.BS Đặng Thị Thúy cũng cho biết, do Adenovirus có nhiều tuýp, mỗi tuýp lại có thể gây bệnh ở vài cơ quan nên các biểu hiện của người mắc Adenovirus cũng rất đa dạng. Cụ thể người bệnh có thể có những biểu hiện như:
- Sốt: Người bệnh có thể sốt cao, kéo dài 5 - 10 ngày.
- Biểu hiện về hô hấp: Ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng.
- Biểu hiện tại mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt, tiết nhiều nghèn, mắt ngứa, cộm, mi mắt sưng nề.
- Biểu hiện tiêu hóa: Tiêu chảy, đau quặn bụng.
Theo đó, thông thường người nhiễm Adenovirus ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên với một số trường hợp có dấu hiệu trở nặng, cần phải được nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.
Lên mạng 'xin' toa thuốc, lợi bất cập hại Hiện nhiều loại bệnh như hô hấp, tiêu chảy, sốt xuất huyết, vi rút Adeno... đang hoành hành. Số trẻ mắc các bệnh này đến khám và nhập viện tại các bệnh viện nhi tăng mạnh. Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN Nhiều phụ huynh ngại đưa trẻ đến bệnh viện, muốn tự chăm...